25-9-2021
Phát hiện 8 ca dương tính với Covid-19, chính quyền Vũ Hán tuyên bố sẽ test toàn bộ 10 triệu dân.
Hà Nội có vẻ muốn học đòi với nhà giàu, cũng ra quyết tâm test diện rộng, may mà đã thay đổi, test tập trung hơn. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề khiến tôi trăn trở nhất, bởi ngay cả một vài chuyên gia y tế cũng ủng hộ xét nghiệm diện rộng cho dân chúng.
Xét nghiệm đại trà mới nghe thì có vẻ hợp lý trong việc chống dịch nhưng với một đất nước nghèo như Việt Nam, lại là không hợp lý.
Hà Nội xét nghiệm 3,1 triệu mẫu, phát hiện 19 ca dương tính, chi phí chừng 600 tỷ đồng, mỗi ca tốn gần 30 tỷ đồng. Nhiều người lý luận, thà tốn thế nhưng nếu không phát hiện được thì sự tốn kém sẽ lớn hơn thế. Tôi biết, lý luận thì có nhiều và lý nào cũng có vẻ hợp lý nhưng vấn đề ở đây là nước ta nghèo, nghèo đến nỗi mà ông thủ tướng phải kêu gọi dân đóng góp cho quỹ chống dịch, thậm chí còn kêu gọi đóng góp cho chương trình “máy tính cho em”, mỗi giáo viên bị bắt buộc đóng góp một ngày lương. Hình như việc này chỉ có ở Việt Nam. Vậy Việt Nam cần phải xử lý dịch theo kiểu Việt Nam chứ không nên học theo Trung Quốc.
Điều này ông chủ tịch quốc hội có nói: “Chúng ta là nước nghèo, chống dịch phải hiệu quả nhưng chi phí thấp, phải tiết kiệm chi phí. Mẫu (xét nghiệm) đơn, mẫu gộp thế nào? Test nhanh thế nào? Một mẫu xét nghiệm PCR mất nhiều tiền, đắt hơn vắc xin nhiều.”
Như một chị bạn của tôi viết thì đến viện khám: xét nghiệm lần một, chiều lấy kết quả, xét nghiệm lần 2. Chưa có kết quả, sáng hôm sau quay lại thì xét nghiệm lần 3.
Thế này thì tiền tấn, sao nhà nghèo mà chơi sang quá vậy? Test như thể để cố tình tiêu thụ bộ kít, không cần đếm xỉa gì đến việc người bị test đã đi đâu, gặp ai, nguy cơ lây nhiễm đến đâu. Test như thể không có ngày mai, không test thì kit bị ế. Kì quặc vậy?
Trong khi ấy thì đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết kinh phí chống dịch của thành phố HCM hiện rất căng thẳng, dự toán cần 38.800 tỉ đồng, vậy nên đề xuất thủ tướng xem xét hỗ trợ gần 28.000 tỉ đồng. Đến 23-9, thông tin nhận được là sẽ cân nhắc hỗ trợ 2.000 tỉ đồng.
Xin thưa, việc thành phố HCM có rơi vào thảm cảnh với covid-19 như hiện nay, một phần do cách phân bổ ngân sách không hợp lý. Một thành phố đóng góp nhiều như vậy thì cần tái đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng một cách tương xứng. Nếu có tái đầu tư hợp lý thì đã không tắc đường, không ngập lụt tồi tệ như vậy. Và nếu đầu tư xây nhiều bệnh viện hơn, phát triển đội ngũ y tế tương xứng thì không bị quá tải như vừa qua.
Giờ tôi nói về vấn đề chính, tại sao không nên xét nghiệm diện rộng.
Lấy Hà Nội làm ví dụ, với 8 triệu dân. Nếu test đại trà thì có thể tới 6 triệu lượt test mỗi lần, và cứ mấy ngày lại test lại. Thử hỏi số tiền sẽ là bao nhiêu? Cầm cự được bao lâu?
Nhân loại sẽ phải chung sống với con covid-19 dài dài, bởi đơn giản là người đã tiêm vắc-xin có tải lượng vi-rút vẫn rất cao. Người ấy có thể không mắc bệnh, không sao nhưng vẫn có thể truyền vi-rút cho người khác.
Hà Nội có 8 triệu dân, như vậy là có tới 8 triệu điểm mà con covid có thể tấn công. Nếu ta cứ trong tư thế trực chiến, cứ vài ngày lôi người dân ra xét nghiệm lại thì sẽ tạo ra một sự căng thẳng trong xã hội không cần thiết. Cuộc chiến chưa được mấy hồi, toàn bộ xã hội sẽ kiệt sức mà chết.
Chống dịch như chống giặc, cần thông minh. Khi con vi-rút vô hình có thể hoành hành khắp nơi, ta cần phải tĩnh lại để quan sát thay vì vắt kiệt sức của lực lượng y tế, bắt người dân nườm nượp đi test, tạo điều kiện cho vi-rút lây lan.
Cách làm tốt hơn là khi một vài người có triệu chứng là lập tức tập trung mũi nhọn xét nghiệm và mở rộng theo mức độ cần thiết.
Theo tôi, đấy là cách làm hợp lý, thông minh với một đất nước nghèo. Xin được chia sẻ vài suy nghĩ, các bạn có thể bổ sung thêm. Xin cảm ơn!
Tôi cho là Việt nam từ khi cho là mình là quốc gia nhỏ mà đánh thắng các quốc gia lớn như Pháp, Mỹ thì tự hào cho mình có khả năng chóng giặc ngoại xâm tốt nên động định muốn thành công cái gì là gắn với câu: “như đánh giặc”: giặc đói, giặc dốt … Thực tế Việt Nam không có sự viện trợ mọi mặt của Liên Xô, Trung Quốc và cả khối XHCN thì muôn năm cũng đừng đòi thắng những kẻ mạnh đó. Cứ nhìn thằng tàu khựa hiện nay, khi Việt nam không có nước nào dựa thì sợ nó dúm tứ túc. Đấy ông Châu bảo chống dịch như chống giặc, mà sợ Trung Quốc thế, nó làm đủ mọi trò, giết dân, giết lính, chiếm bao nhiêu Biển Đảo (chưa kể còn ủng hộ nó với Công hàm Phạm Văn Đồng) mà vẫn tần phục nó, không dám đối đầu (tàu nó đuổi, đâm trong sân nhà mình thì chạy …) thì tinh thần chống dịch như chống giặc tàu thì hỏng to rồi! Tóm lại câu chống dịch như chống giặc tôi thấy mang đầy bản sắc Việt Nam – cái này thì chắc tàu cũng không dùng khẩu hiệu này, và Thế giới cũng không dùng! Và đến lúc này phải chấp nhận sống chung với dịch như các loại dịch khác mà vẫn còn dùng khẩu hiệu này thì xem ra càng KHÔNG GIỐNG AI, vì 1 khi đã dùng khẩu hiệu đó thì việc chấp nhận sống chung với GIẶC lại không thể chấp nhận được!
Bác nói rất đúng, nhưng khi Việt Nam ta dựa vào Trung Quốc & phe xã hội chủ nghĩa lại đánh thắng được các đế quốc tư bản to vãi . Có nghĩa nếu kỳ này ta dựa hẳn vào Trung Quốc & chống dịch như chống Mỹ thì vẫn có thể thắng được 1 cách dễ dàng . Có nghĩa ta chỉ cần xác định rõ ai là bạn & ai là kẻ thù, có thể xoay đổi cục diện dễ như trở bàn tay ?
Về câu than thở của Đoàn Bảo Châu, tớ detect 1 chút envy, muốn VN có thể làm những điều Trung Quốc làm . When there’s a will, there’s a way. Muốn là có thể, vouloir, c’est pouvoir. Chỉ cần làm theo Cụ Hồ Chí Minh là được thôi .
Không xét nghiệm ngày này qua ngày khác thì còn biết làm gì nữa đây?
Trình độ của các “đỉnh cao trí tuệ” chỉ có bấy nhiêu thôi mà!
Đem cái áo tiến sĩ mặc cho con bò thì cũng đâu có làm con bò thành tiến sĩ được.
Mới lạ lùng cho cái ông Đoàn Bảo Châu này…
Xin nói để ông biết (điều ông chưa biết): Nếu ông là ĐCS thì ông cũng làm y hệt ĐCS thôi. Xin chớ dạy khôn ĐCS.
Thử hỏi ông: Kit xét nghiệm đã nhập về quá nhiều, lãi cực lớn, chả lẽ để quá hạn (thành ra lỗ)???
Cái này gọi là “siêng làm thì có ăn” đó mà.
Bình luận:Có…ní!