14-9-2021
Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:
“Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố độ rộng lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lí, đồng thời nói quy định này được áp dụng cho tất cả mọi vùng lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả các quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa… Về việc này, báo “Nhân dân” của Việt Nam ngày 7 tháng 9 đã đăng bài bình luận nói tuyên bố của chính phủ Trung Quốc “là hoàn toàn chính đáng”, “nhân dân Việt Nam hoàn toàn tán thành”.
Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này, đồng thời sẽ chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm khi có những mối liên hệ trên biển và với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phải tôn trọng nghiêm chỉnh quy định độ rộng lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lí”. Bức thư này do Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc Nguyễn Khang trao cho Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Cơ Bằng Phi.”
Ngày 9-6-2014 Trung Quốc đề nghị cho lưu hành ở diễn đàn LHQ các tài liệu:
“Bản đồ thế giới” do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam vẽ năm 1960 đã chú thích “quần đảo Tây Sa (Trung Hoa)”, “quần đảo Nam Sa (Trung Quốc)”;
Báo “Nhân dân” Việt Nam có bài viết về quần đảo Tây Sa như sau: “Ngày 9 tháng 9 năm 1962, một chiếc máy bay U-2 khác đã xâm phạm vùng trời quần đảo Tây Sa thuộc Quảng Đông Trung Quốc, bị giải phóng quân bắn hạ”.
Sách giáo khoa của Việt Nam năm 1974 viết: “Từ các đảo Tây Sa, Nam Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, nhóm đảo Bành Hồ, quần đảo Chu Sơn đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục Trung Quốc”…
Ngày 17 tháng Tư năm 2020 TQ ra công hàm gởi LHQ tố cáo rằng VN đã bị “estoppel”, nguyên tắc “không được nói ngược”.
Học giả, trí thức VN đã phản biện, đã “vô hiệu hóa” các bằng chứng này bằng cách cho rằng VNCH và VNDCCH là “hai quốc gia” riêng biệt. Họ lập luận rằng chủ quyền HS và TS thuộc về “quốc gia” VNCH. Sau khi sụp đổ 30-4-1975, chủ quyền HS và TS được CHMNVN “kế thừa”. Lập luận này phổ biến trong mọi tầng lớp dân chúng VN, trong và ngoài nước. Phổ biến đến đỗi mỗi khi nhắc tới VNCH thì hầu hết đều cho rằng VNCH là một “quốc gia”.
Điều không thấy ai nhắc tới là chính phủ CSVN chưa bao giờ sử dụng lập luận “VNCH đã từng là một quốc gia”, hoặc để phản biện lập luận của TQ về chủ quyền HS và TS. Hoặc để giải thích cho nhân dân trong ngoài nước về lập trường của VN trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Theo tôi chính phủ CSVN làm vậy là “sáng suốt”, điều ít thấy ở đảng CSVN.
Bởi vì khi lập luận VNCH và VNDCCH là “hai quốc gia”, hệ quả làm cho cuộc chiến VN là cuộc “chiến tranh quốc tế”. Cả hai VNCH và VNDCCH đều là “đối tượng của công pháp quốc tế”. Quốc gia tên gọi VNDCCH “xâm lăng” quốc gia tên gọi VNCH (thông qua dụng cụ chính trị gọi là MTGPMN).
Hệ quả cuộc chiến tranh quốc tế này là gì?
Thứ nhứt là “nhân dân” VNCH bị “đô hộ” bởi VNDCCH. Việc này tạo cho “nhân dân VNCH” quyền “dân tộc tự quyết”. Quyền này do LHQ khởi xướng. Mọi dân tộc bị áp bức đều có quyền vùng dậy giành lại độc lập. Do đó mọi cuộc “nổi dậy” đòi quyền “dân tộc tự quyết” ở VNCH đều chính đáng.
Thứ hai, về chủ quyền HS và TS. TQ chiếm HS là chiếm trên tay của “quốc gia” VNCH. VNDCCH là “bên thứ ba”, có nhìn nhận HS và TS thuộc chủ quyền của TQ. Vậy CHXHCNVN hiện nay dựa trên lý do nào để nói rằng HS và TS thuộc CHXHCNVN?
Thứ ba công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng. Hiệu lực Công hàm này xem ra hết gỡ. VNCH bị “giải thể”, không có kế thừa. MTGPMN là “cánh tay nối dài” của CS miền Bắc. Lãnh đạo MTGPMN đều là đảng viên của đảng CSVN mà đảng này lãnh đạo VNDCCH. TQ đã chiếm HS. TS xem như là “tèo”. Các đảo TS mà VN trấn đóng hiện nay là chiếm của TQ.
Rốt cục lại, lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH đã từng là hai quốc gia đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý. Đây là con đường “ngắn nhứt” để giao HS và TS một cách “êm đẹp” cho TQ.
Trong khi trên thực tế VNCH và VNDCCH chỉ là hai “bên” đối nghịch (hai chính phủ đối nghịch) trong một quốc gia duy nhứt là Việt Nam. Hai bên VNCH và VNDCCH không bên nào có “tư cách pháp nhân” của quốc gia VN trước luật quốc tế. Cuộc chiến VN là cuộc “nội chiến”. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không có hiệu lực ràng buộc vì VNDCCH không đủ tư cách pháp nhân đại diện cho quốc gia VN trên tổng thể.
“Bởi vì khi lập luận VNCH và VNDCCH là “hai quốc gia”, hệ quả làm cho cuộc chiến VN là cuộc “chiến tranh quốc tế”
Sử dụng khái niệm “chiến tranh quốc tế” cho xung đột có vũ trang của hai phía VNCH và VNDCCH là một sai lầm vì quốc tề phải được hiểu là đại chiến như Thế chiến Thứ Nhất hay Thứ Hai.Tầm vóc của xung đột tại Việt Nam không quy mô như vậy, cho dù về sau có lan tràn sang Cambodia và Lào. Có vô số sách vờ bàn về cách sử dụng sao cho phù hợp khái niệm này về mặt luật quốc tế và luật chiến tranh, nên không thể tóm tắt tại đây.
Miền Nam thì gọi cuộc chiến là do miền Bắc xâm lăng, Miền Bắc thì nhân danh là giài phóng dân tộc, về sau là chống Mỹ cứu nước. Về mặt ý thức hệ thì gọi là chiến tranh Quốc Cộng hay ủy nhiệm và còn nhiều khái niệm khác, nhưng chưa có ai hay sách vở nào đi đến kết luận là chiến tranh tại Việt Nam là chiến tranh quốc tế như tác giả. Đây là một kết luận vội vàng và là một vấn đề nhận thức cần cập nhật.
Đúng rồi, khi hai nước đánh nhau thì không thể gọi là chiến tranh quốc tế được. Đây là một lỗi sơ đằng thứ nhất về sử dụng khái niệm phổ thông
Khi không phân biệt được khái niệm quốc gia theo luật quốc tế, đó là lỗi sơ đằng thứ hai. Do đó, không thể bàn đến chuyện TS và HS trong chi tiết vì không thể thuyết phục được.
VNCH va VNDCCH là hai chính quyền đối nghịch về chủ thuyết chính trị, nhưng tồn tại trong một quốc gia ViệtNam. Về thực tế, các đao Trường Sa va Hoàng Sa trước tháng 4,năm 1975 là thuộc về quyền quản lý của VNCH. Va sau 4/1975 VNDCCH ,tiếp là CHXHCNVN là chính quyền kế thừa VNCH tiếp tục quán ly H.Sa va T.Sa.
“VNCH va VNDCCH là hai chính quyền đối nghịch về chủ thuyết chính trị, nhưng tồn tại trong một quốc gia Việt Nam.”
Khái niệm quốc gia theo sách giáo khoa về Công pháp Quôc tế gồm có ba thành tố căn bản là lãnh thổ, dân tộc vá chính quyền. Do đó, sau khi Việt Nam bị chia cắt, dù là tạm thời, cũng không thể gọi là một quốc gia. Hai chính quyền VNCH và VNDCCH cũng không thể tồn tại trong một quốc gia. Đối nghịch về chủ thuyết chính trị không phải là một tiêu chuẩn trong khái niệm này.
Hoàng Sa – Trường Sa : Viết cho Người Lính Hải Quân cả Hai Bên nằm xuống .. ..
***********************
Kính dâng các Vong linh Tử sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa
và các Vong linh Liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam
Kính tặng các Nàng Tô Thị của các Tử sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa
và của các Liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam
NHV
https://www.youtube.com/watch?v=QvGSUNkKP8w
映画【連合艦隊】主題歌 ~『群青(劇場公開版)』
Chiến sĩ Thần phong – Phi công Cảm tử trên Đại Dương ….
Hàn Giang ơi ! Hàn Giang ơi !
Chiều tàn về gió ngàn khơi
Hương biển mặn nồng nàn
Từ thịt da Tiên Sa như Dạ lan
Hàn Giang ơi ! Hàn Giang ơi !
Hoàng hôn buông rơi trên chân trời
Cánh buồm ngư ông biển cả
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2014/01/12/1g6ADwFH.jpg
Bà quả phụ Tử sĩ Ngụy VĂn Thà
Máu xương Nam quân tử chiến Hoàng Sa (1)
Máu xương hải chiến Trường Sa (2)
Biển Đông hẹn bình minh rạng đông
Dòng máu bất khuất Lạc Hồng
* * *
Nàng Tô Thị ôm con vô vọng chờ chồng
Người lính hải quân Cộng hòa (1)
Người lính biển biên phòng Việt Nam (2)
Vầng khăn tang khóc nghẹn ngào
« Em yêu anh lắm anh biết không ?
Con yêu bố lắm anh biết không ? »
Tình vợ chồng – Tình cha con
Thành chuỗi khăn sô băng tang
Tan loãng thấm vào động mạch chúng mình chồng-vợ-con
Bên kia Thế giới anh biết không ? »
* * *
Người lính hải quân Cộng hòa
Người lính biển biên phòng Việt Nam
Nhìn Phố biển Đà Nẵng đã lên đèn
Cù Lao Chàm
Xóm làng chài Liên Chiểu – Thanh Khê
Ánh lửa bập bùng
Nhạc lửa Tổ Quốc Việt Nam
Người lính hải quân Cộng hòa
Người lính biển biên phòng Việt Nam
Đội mồ đứng dậy đạp tung xích xiềng
Giải phóng Hận đảo vong
Hoàng Sa – Trường Sa
Biển Đông lại bình minh rạng đông
Dòng máu bất khuất Lạc Hồng
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1280211571-2-images429395_3.jpeg
Chị Trần Thị Thu Hà, con gái cả của Liệt sĩ Trần Đức Thông
Nhưng khi vầng trăng khuyết thoát y ngàn mây
Nàng Tô Thị ôm con vô vọng chờ chồng vỏ vàng hao gầy
Sự Chết còn ngọt ngào hơn Sự Sống
Người lính nhìn vọng lại Người Mẹ Việt Nam bồng con
Mắt chờ chồng héo hon
Ánh mắt đen huyền mùa biển động
Lệ vỡ dòng trên má người lính chai đá
Biển Đông tử chiến trùng dương
Vào sinh ra tử sắt thép chiến trường
Hoàng Sa – Trường Sa
Dòng máu bất khuất Lạc Hồng Ông cha
Lệ vỡ dòng trên má người lính chai đá
Cuốn theo sóng về chân mây xa
* * *
Người lính hải quân Cộng hòa
Người lính biển biên phòng Việt Nam
Tay súng tay gươm vững chắc thề nguyền
« Anh yêu em lắm em biết không ?
Ba yêu con lắm con biết không ? »
Tình vợ chồng – Tình cha con
Thành tràng súng đạn liên thanh
Nhắm thẳng quân thù truyền kiếp Vạn lý Trường thành
Bên này Thế giới em biết không ? »
* * *
Sức mạnh cánh bằng Chim Câu
Sức mạnh Hòa Bình huyền diệu
Sức mạnh chim biển hải âu
Biển Đông sẽ là Bạch Đằng Giang mồ chôn xâm lăng
Ba đôi mắt hai đôi bờ Âm – Dương
Rất gần rất xa rất hiện thực
Gắn chặt nguyện vọng vĩnh hằng
Không ngôn từ nào diễn tả
Tình yêu Nhân bản thăng hoa
Vì vậy mỗi đêm máu và hoa
Réo gọi Tổ Quốc Việt Nam
* * *
Nàng Tô Thị bồng con vọng thờ chồng
Vâng Niềm tin và Hy vọng không bao giờ kết thúc
– – « Anh cứ ra đi về miền Miên viễn Vĩnh hằng
Yên ngủ cùng sao trăng «
– – « Anh yêu em lắm em biết không ?
Ba yêu con lắm con biết không ? »
Tình vợ chồng – Tình cha con
Thành tràng súng đạn liên thanh
Nhắm thẳng quân thù truyền kiếp Vạn lý Trường thành
Bên này Thế giới em biết không ? »
– – « Em yêu anh lắm anh biết không ?
Con yêu bố lắm anh biết không ? »
Tình vợ chồng – Tình cha con
Thành chuỗi khăn sô băng tang
Tan loãng thấm vào động mạch chúng mình vợ-con-chồng
Bên kia Thế giới anh biết không ? »
TRIỆU LƯƠNG DÂN
PARIS – 29 tháng 03 năm 2009
Kỷ niệm 34 Năm ngày mất Phố Biển Đà Nẵng
1. Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Cộng từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.
2. Hải chiến Trường Sa là cuộc xung đột trên biển Đông năm 1988 giữa Hải quân Trung Cộng với Hải quân Nhân dân Việt Nam để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 mà kết quả thắng lợi thuộc về Trung Cộng, phía Việt Nam mất 3 hải vận hạm của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam được ghi nhận đã chết.
Hoàng Sa – Trường Sa: Hận đảo vong !
***********************
Huyện đảo Hoàng Sa (1) lưu vong Đà Nẵng
Ủy ban Trường Sa lưu đày Cam Ranh
Hoàng Sa – Trường Sa (2) Đảo Nam Hải
Huyện Tam sa chúng cướp rành rành
Phố Biển Đà Nẵng – Khánh Hòa ơi !
Ngày mai giải phóng máu về thành
Vinh danh Nam – Bắc Quân nằm xuống
Tổ Quốc tối thượng trên giới gianh
Nguyễn Hữu Viện
1. Hoàng Sa đã hoàn toàn về tay Trung Quốc sau một trận hải chiến đẫm máu giữa hải quân Trung Quốc và hải quân VNCH, trong đó 50 chiến sỹ thiệt mạng. Cựu phó đề đốc Hải quân VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại, người đã ra lệnh khai hỏa vào ngày 19/1/1974 để bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, nói tuy quân số hai bên không khác nhau nhiều, các chiến hạm của Trung Quốc tối tân hơn hẳn của Việt Nam Cộng hòa.
2. Một cuộc đụng độ khác với hải quân Trung Quốc năm 1988 ở gần Trường Sa làm hơn 70 bộ đội Việt Nam tử trận.
Điều nhục nhã cho tới nay, chế độ Hà Nội chưa có hành động chính thức nào để vinh danh hải quân VNCH đã hy sinh bảo bệ ̀ chủ quyền Hoàng Sa.
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
“Trong khi trên thực tế VNCH và VNDCCH chỉ là hai “bên” đối nghịch (hai chính phủ đối nghịch) trong một quốc gia duy nhứt là Việt Nam. Hai bên VNCH và VNDCCH không bên nào có “tư cách pháp nhân” của quốc gia VN trước luật quốc tế.”
Đây là một sai lầm. Tác giả nên xem lại các tài liệu lịch sử của miền Nam trước đây nói về thành tích ngoại giao của VNCH dưới thời Tống thống Ngô Đình Diệm. Cho đến năm 1960, Việt Nam bắt đầu có tiếng nói trên chính trường quốc tế. Việt Nam trở thành hội viên của 30 tổ chức quốc tế và khu vực, đặt 16 sứ quán tại hải ngoại. Với 42 nước công nhận chế độ, Sài Gòn có 22 nước đặt sứ quán. Việt Nam Cộng Hoà là một quốc gia được quốc tế công nhận.
Chính xác. VNCH.được khoảng 70 nước công nhận trong khi VNDCCH.chỉ được
mười mấy nước công nhận mà hầu hết là các nước CS. !