29-7-2021
Các ông, các bà xem đi: Chỉ vì xin một hộp cơm thôi mà họ phải khom lưng, cúi nhìn qua khe cửa để chắp tay vái lạy chúng tôi. Hãy nhìn bàn tay nhăn nheo, nổi gân ngửa ra thò dưới khe cửa để xin cơm … nhưng vẫn chỉ nhận được từ chúng tôi, lời từ chối trong nước mắt thì các ông bà biết chúng tôi đã đau đớn biết chừng nào!
Năm ngày nay, tuy ngày nào quán cũng nấu gần 600 suất ăn, nhưng sợ bà con ùa đến, chính quyền rầy rà (họ đã buộc tôi ký biên bản cam đoan chấp hành chỉ thị 16. Nếu không làm được sẽ xử lý theo pháp luật), quán đành hạ cửa, để ngăn bà con vào xin. Vậy mà họ vẫn đứng ngoài van xin.
Vì sao mà một quán cơm từ thiện, trước cửa quán vẫn còn treo chình ình tấm biển: “Sông có khúc, người có lúc, bà con hãy thoải mái vào ăn, chúng tôi vui mừng đón tiếp”, lại cư xử với người nghèo một cách nhẫn tâm đến vậy?
Đó là do chủ trương kì dị của các ông, bà: một mặt tuy CHO PHÉP CÁC ĐIỂM TỪ THIỆN HOẠT ĐỘNG TRONG MÙA DỊCH, NHƯNG “KHÔNG ĐƯỢC TẬP TRUNG QUÁ HAI NGƯỜI”. Làm sao điểm cơm từ thiện mà tập trung không quá hai người được? Quả là đánh đố người thực hiện!
Chính vì lý do đó mà chính quyền các phường mấy hôm nay đã đề nghị quán tạm ngừng bán cơm cho những bà con nghèo đến mua mang về. Họ không cần biết chính trong những ngày giãn cách nghiêm ngặt này, chính những lớp người ở tận đáy xã hội, vì luôn sợ quán bị chính quyền đóng cửa họ sẽ mất phần ăn, nên đã rất tuân thủ đeo khẩu trang, xếp hàng đúng qui định giãn cách, tốt hơn so với những người ngày ngày xếp hàng ở các quầy hàng Nhà nước cho phép bán.
Không có các điểm cơm từ thiện thì những thực khách nghèo của chúng tôi ăn đâu? Hiện giờ, có tiền còn không mua có nữa là dân đen khố rách áo ôm, không tiền , ở vỉa hè, giường trọ, bệnh tật đầy mình… Đây là những đối tượng “ngoài vòng kềm toả” của phường do họ không có chỗ ở cố định.
Mấy ngày qua, tuy đóng cửa và treo bảng thông báo tạm ngưng bán, ba quán cơm Nụ Cười vẫn không để bếp lửa của mình dập tắt. Chúng tôi vẫn nấu cơm phục vụ bà con nghèo ở các điểm bị cách ly; phong toả; và những nhân viên trong các phường phục vụ các điểm cách ly.
Và, nhìn những người cơ nhỡ, thất nghiệp, chịu nhiều thiệt thòi nhất trong mùa dịch, thú thiệt, cho dẫu biết có bị bắt, chúng tôi cũng không thể không dấm dúi cho bà con vài mươi hộp. Nhìn cảnh họ đến xin, chúng tôi đưa vội hộp cơm, rồi thúc hối bà con “chạy lẹ đi, không thì công an đến bây giờ” mà vừa bực vừa ứa nước mắt. Thiệt, lúc này nhìn chúng tôi chẳng khác gì đang bán đồ lậu.
Hôm nay, ở quán Nụ Cười 2, khi chúng tôi đang vô hộp cơm, một công an lái chiếc xe tay ga vào hùng hổ la “Chúng tôi đã cấm anh chị bán rồi cơ mà, sao vẫn làm?”. Lại phân bua, lại cãi cọ.
Mặc dầu chúng tôi thừa hiểu các chính quyền địa phương thật ra ép chúng tôi tạm ngưng bán cũng vì áp lực trách nhiệm từ trên giao xuống, chớ chẳng vui sướng gì. Nhưng trong lúc ai cũng thất nghiệp, tiền bạc không có, vật giá thì vọt lên gấp nhiều lần so với lúc trước, vậy mà, có mỗi quán cơm từ thiện để dựa cậy cũng bị cấm đoán… Họ không bị dân chưởi mới lạ.
Tôi đưa những tấm hình và clip, nhân viên trong quán quay được để các ông, các bà ở trên cao xem đi. Xem, nếu không thấy lòng mình chùng lại, thương dân đói nghèo, để sửa đổi những quy định chưa hợp lý trong giai đoạn chống dịch lúc này đây thì quả … hết thuốc chữa.
Rất phù hợp với trình độ dân trí . Dân mình cũng chỉ muốn hòa hợp hòa giải với những ai có bằng cấp hoặc/và tiền bạc . Người tứ cô vô thân thì phải lượn đi cho nước nó trong .
Còn nhớ Nguyễn Quang Vinh, em của nhà văn Nguyễn Quang Lập không ? Hồi đó có tin trong lực lượng phụ nữ chuyên kinh doanh vốn tự có có cả những người thuộc gia đình có truyền thống hoặc có công với cách mạng . Thế là cả xã hội bức xúc . Nhà báo Nguyễn Quang Vinh nằm trong đoàn 1 nhà báo tới cứu giúp họ khỏi cảnh Thúy Kiều & trao quà tặng giúp đỡ này nọ . Sau khi hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ “đền ơn đáp nghĩa”, ổng kể cả đoàn kéo nhau đi bù khú chơi bời, tất nhiên không thiếu khoản giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh vốn tự có .
Thắc mắc của tớ từ bữa đọc bài tường thuật đó tới giờ . Chuyện đi thư giãn, giải trí đ/v các “đàn ông Hồ Chí Minh” -từ của 1 du tú bà trên du túp- không phải là hiếm, ngay cả đ/v các công nhân viên chức hay nhà báo cách mạng, Lao Động Nghệ An for example. Mỗi lần như vậy các bác có tra xét lý lịch chị em ta để make sure không vui vẻ với con cái những gia đình có truyền thống/có công với cách mạng hay không ? Hay là nhà ngói cũng như nhà tranh . Dẹp chủ nghĩa lý lịch qua 1 bên, vui đã tính sau ?
Chúng nó no nên không cảm nhận được cảnh dân đói, bây giờ đã thấm chưa hả dân đen khi được “giải phóng” ?
Theo tôi, chị hãy mời mấy bác vác danh” nhân sĩ trí thức, hèn tài tai họa quốc gia” u 70, u90 ra đồng hành với chị. Xin nói trước là các bác í hơi bị chảnh chó nên chị cần phải thưa thót cho lọt tai họ.