Tiến sỹ Ngữ văn Chu Mộng Long thi tú tài môn Ngữ văn

Chu Mộng Long

13-7-2021

Lời ngỏ: Nhiều bạn hỏi tôi về Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn. Nhiều người phê phán, chỉ trích, rằng đề chọn văn bản sai, đáp án sơ sài. Tôi nghĩ khác. Đã dạy học phát triển năng lực thì đề gì mặc xác nó, đáp án càng sơ sài càng tốt. Điều quan trọng là người thi chứng tỏ được năng lực sáng tạo của mình. Có khi cái sai sẽ thành một cảm hứng cho người thi. Sáng tạo bắt đầu từ phản biện. Và tôi thử thi như một học trò thi tú tài đây.

Đã gọi là kiểm tra, đánh giá năng lực mà người thi đoán đáp án rồi làm theo đáp án, đến lượt người chấm cũng theo đáp án mà chấm, thì còn tệ hơn vịt con tập kêu kẹc kẹc theo tiếng kêu cạc cạc của vịt mẹ.

Nói thẳng thắn, nếu giám khảo của kỳ thi này không chấm được bài thi của tôi hoặc cho tôi ăn điểm kém thì càng chứng tỏ, cuộc cải cách “từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực” mà mấy ngài giáo sư tiến sỹ đang hăm hở làm với số tiền hàng ngàn tỷ là một cuộc cải cách đểu của bọn buôn lậu giáo dục.

Trong thời gian bị FB khoá mồm, tôi nhờ anh Quách Hạo Nhiên đăng giùm, phải cắt bớt một số đoạn. Nay đăng đủ cho các giám khảo là dân mạng chấm.

***

BÀI LÀM

I. Đọc hiểu

Câu 1. Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào thì tác giả đã trả lời ngay trong đoạn đầu.

Câu 2. Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước tặng cho loài người trước khi hoà vào biển cả là gì thì tác giả cũng đã trả lời ở đoạn cuối.

Xin lỗi các giám khảo. Em không cần phải chép các đoạn theo yêu cầu, vì môn “tập chép” em đã học xong từ lớp ba. Sau này lên các lớp cao hơn, em chỉ bị chép phạt mỗi khi không thuộc bài, tức thầy cô cho em xuống học lại lớp ba. Em nhường phần tập chép này cho các thầy giáo sư tiến sỹ, vì theo em biết, các thầy giáo sư tiến sỹ rất giỏi chép bài, mặc dù họ không thuộc bài và cũng không bị ai phạt.

Câu 3. Em không rõ tác giả đoạn trích là triết gia, nhà tiên tri, nhà văn hay một nhà khoa học khi luận về dòng sông.

Trong tri giác và trải nghiệm của em, kể cả những gì em học được, đọc được từ sách vở đều không thấy có dòng sông nào chảy ra từ những kẽ hở trên mặt đất, trừ phi đó là dòng thạch nham trào ra từ miệng núi lửa hay từ vết nứt của vỏ trái đất. Nước chỉ chảy ra từ khe núi, nơi rừng cây hút nước từ trên trời rơi xuống rồi nhả ra từ rễ của cây. Các mạch ngầm là do nước chảy trong phần rỗng của bề mặt quả đất chứ không phải do cái bụng quả đất tham lam uống quá nhiều nước rồi đái xì ra thành sông. Và nữa, không có dòng sông nào chỉ có êm đềm mà không có ghềnh thác, chỉ bình lặng mà không có lũ lụt, chỉ có xanh tươi mà không có ô nhiễm. Và nữa, vì sao một con sông khi ra gần đến biển thì đang ở “tuổi xế chiều”? Sông ra biển thì thành sông chết à? Mà ở tuổi xế chiều thì ủ rũ chứ sao lại “dịu dàng”?

Những câu văn: “Một ông lão băng qua cây cầu. Một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng” làm cho em chẳng thể hiểu tác giả nói gì. Triết gia Heraclite nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Một ông lão hay một cô gái trẻ đạp xe qua cầu, một đôi tình nhân ngồi cạnh bờ sông hay một lũ trẻ chơi đùa, thậm chí tắm sông, tất cả chỉ hiện hình nhất thời trên mặt sông rồi biến mất. Dòng nước sẽ cuốn đi tất cả thì làm gì có chuyện dòng sông là ký ức. Cựu ước và tất cả các huyền thoại về nước ghi rõ, nước xoá sạch tội ác của loài người, hiện thực hơn, nước rửa sạch tất cả mọi thứ nhơ bẩn, trừ phi nguồn nước bị chính loài người đã gây ô nhiễm.

Em dám chắc tác giả đoạn văn trên là người vô học, không biết triết học lẫn khoa học, kể cả không có chút tâm thức huyền thoại và tôn giáo. Nếu anh ta không ngu ngơ thì cũng bị mất trí nên viết nhảm.

Câu 4. Với sự hiểu của em, em thấy chẳng rút ra được bài học gì về “lẽ sống” từ đoạn trích trên. Sống ngu ngơ, mất trí, ăn nói nhảm nhí thì chẳng nên sống, trừ phi người lớn bắt em phải sống như vậy để dễ sai khiến như kẻ chăn cừu chăn dắt đàn cừu.

II. Làm văn

Câu 1: Nói đến sự “cống hiến” hiển nhiên ai cũng nhớ đến phát ngôn nổi tiếng của Tổng thống Mỹ John Kenedy: “Đừng nói Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy nói ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Đó là phát ngôn bịp bợm của kẻ thống trị. Ai cũng hiểu đa số người Mỹ vô Tổ quốc. Lẽ nào họ đánh chiếm châu Mỹ, châu Úc rồi chiếm đất nước khác để cống hiến cho Tổ quốc Anh của họ? Một khi khái niệm Tổ quốc không được xác định rõ ràng thì chính kẻ thống trị sẽ nhân danh Tổ quốc mà bắt mọi người phải đổ xương máu, mồ hôi nước mắt để phụng sự cho lợi ích của kẻ thống trị. Cho nên để chống sự bịp bợm tuôn ra từ miệng lưỡi kẻ thống trị, ngoài bị buộc phải cống hiến cho Tổ quốc, cho cộng đồng, mỗi cá nhân còn phải có quyền đòi hỏi quyền lợi cho mình. Quyền cá nhân không được đảm bảo thì mọi cống hiến trở nên vô nghĩa, thậm chí hành vi “cống hiến” tự nó biến con người thành nô lệ; và tất yếu, các cá nhân sẽ nổi loạn lật đổ những ông chủ nhân danh Tổ quốc. Điều này cũng giống như dòng sông trên kia sinh ra từ khe những con nước nhỏ và trở thành bà mẹ của những cánh đồng phì nhiêu, nhưng khi núi rừng bị chặt phá, dòng sông bị ô nhiễm bởi chất thải và chất độc, dòng sông sẽ biến thành thác lũ cuốn phăng tất cả để làm lại từ đầu.

Câu 2: Sóng là bài thơ tự bạch về trái tim yêu của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ nói về cái “nghĩ” của Xuân Quỳnh về “anh, em”, nghĩ về “biển lớn”. Nhưng nghĩ lớn quá thì thành mông lung, lẩn quẩn của kẻ mụ mẫm về tình.

Những câu hỏi: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng không biết nữa…” là kết quả của cái nghĩ cao siêu về tình yêu. Càng cao siêu thì càng mông lung, lẩn quẩn. Cái tội của nhà thơ là học không đến nơi đến chốn. Đã biết sóng bắt đầu từ gió mà không biết gió bắt đầu từ đâu thì thi trượt tiểu học là cái chắc. Trượt tiểu học thì thành nhà thơ sao? Rất có thể Xuân Quỳnh học bài trả bài rồi quên mất? Và cũng rất có thể khi vục đầu vào hố thẳm tự cho là biển lớn của tình yêu, Xuân Quỳnh bị mụ mẫm nên không biết dòng đối lưu của không khí là gì? Câu hỏi: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” thật ngớ ngẩn. Chỉ có yêu hời hợt mới không biết, không nhớ cái lần Thần Tình yêu bắn thủng trái tim hay buổi đầu gặp gỡ người mình yêu. Không chỉ hời hợt mà còn tham lam, bởi dục vọng hoá thành trăm con sóng giữa trùng khơi thì biết đâu là bến bờ tình yêu? Nôm na là yêu một chàng thì còn nhớ chứ hoá thành nhiều con tim để yêu nhiều chàng thì còn nhớ được ai và nhớ cái gì?

Cho nên nỗi nhớ trong bài thơ rốt cuộc là không nhớ gì, dẫu là nhà thơ nói “cả trong mơ còn thức”. Con sóng là của tự nhiên, có sóng ngầm (con sóng dưới lòng sâu), có sóng nổi (con sóng trên mặt nước). Có vẻ giống tình yêu của con người, khi thầm lặng lúc sôi nổi, khi ưu tư lúc dữ dội. Nhưng chắc chắn con sóng của tự nhiên và tình yêu của con người là khác biệt. Với lẽ tự nhiên, con sóng thì theo chiều gió, trong khi với trái tim yêu, sóng gió cuộc đời chỉ là thử thách. Rung động đích thực của tình yêu có thể vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.

Em nghĩ sóng có thể mang tâm trạng riêng tư của Xuân Quỳnh chứ không phải mang cái “nữ tính” nào đó dành cho cả phái nữ mà đề thi áp đặt. Đề bảo em chỉ ra “nữ tính” trong đoạn thơ thật khó. Chẳng nhẽ mọi phụ nữ khi yêu đều có khao khát chung chạ trong cái gọi là “biển lớn tình yêu” để “vỗ bờ” đàn ông nào cũng được? Nếu đã như vậy thì đàn ông, nếu thả tự do hoan lạc thì có khác gì phụ nữ? Nếu cho các đối cực cảm xúc vừa dịu êm vừa dữ dội, vừa ồn ào vừa lặng lẽ là nữ tính thì chẳng lẽ trái tim tình yêu của đàn ông chỉ có một cực? Trái tim không có xung động bởi các đối cực thì là trái tim chết à? Khi Xuân Diệu dùng con sóng nói về tình yêu của mình: “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Anh mới thôi dào dạt/ Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em…” thì cũng là nữ tính?

Nhiều sách mẫu của các giáo sư viết: Thơ Xuân Quỳnh mang đậm nữ tính ở sự dịu dàng nhưng dữ dội, biến đổi nhưng thuỷ chung, hiến dâng và đòi hỏi, kể cả dự cảm về một sự mong manh, đầy bất trắc trên con đường đi tìm tình yêu. Bịa đặt! Tán nhảm! Em là nam, với trải nghiệm về tình yêu của mình, em thấy cái gọi là “nữ tính” ấy cũng hoàn toàn rất “nam tính”. Theo em, tình yêu không phân biệt giống lẫn giới. Khác chăng, ở lẽ tự nhiên, sự phân biệt nam/nữ chỉ là ở cái cọc và cái lỗ, theo ngôn ngữ Hồ Xuân Hương. Có khi nào, người ra đề thi muốn chúng em quay về truyền thống, rằng đàn ông cao quý hơn đàn bà ở chỗ, ăn thì nó ngồi mâm trên, ngủ thì nó đè lên người của mình? Đàn bà suốt ngàn năm chịu đựng thân phận như vậy là “vẻ đẹp nữ tính”? Tình yêu mà phân biệt nam/nữ thì phản động quá mức!

Em tin, Xuân Quỳnh không muốn làm đàn bà nhưng bị bắt làm đàn bà. Nói có sách mách có chứng. Ca dao xưa đặt thân phận đàn bà là cái bến, chỉ biết đợi chờ, khao khát và than thở: “Thuyền về thuyền nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Bọn đàn ông ngợi ca đó là vẻ đẹp thuỷ chung, vẻ đẹp nữ tính để con thuyền tham lam của mình được tự do chui hết bến này đến bến khác với thứ luật năm thê bảy thiếp. Trong khi Xuân Quỳnh không chấp nhận là bến mà là biển. Biển có nhiều bến, biển nâng thuyền và biển cũng lật thuyền. Biển vừa nữ tính lại vừa nam tính, tức không phân biệt nam nữ: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông dường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu…, Những đêm trăng hiền từ/ Biển như cô gái nhỏ/ Thì thầm vỗ tâm tư/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ/ Cũng có khi vô cớ/ Biển ào ạt xô thuyền/ Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên?”

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. “Đó là phát ngôn bịp bợm của kẻ thống trị. Ai cũng hiểu đa số người Mỹ vô Tổ quốc. Lẽ nào họ đánh chiếm châu Mỹ, châu Úc rồi chiếm đất nước khác để cống hiến cho Tổ quốc Anh của họ?”

    Sự thật khác hằn những gì Tiến sĩ Long biết về châu Úc, đó là ngày 23 tháng 4 năm 1770, nhà thám hiểm người Anh James Cook ghi chép đầu tiên về quan sát trực tiếp thổ dân Úc trên đảo Brush gần Bawley Point. Ngày 29 tháng 4, Cook và thuỷ đổ bộ đầu tiên tại đại lục. Tại đó, James Cook có tiếp xúc với một bộ lạc thổ dân và là lần đầu người châu Âu được ghi nhận là đã đến bờ biển phía đông của Úc.

    Không có chuyện người Mỹ vô Tổ quốc đánh chiếm châu Úc.

  2. Tiến sĩ Chu Mộng Long nên tìm hiểu từ trong hoàn cảnh lịch sử nào mà Tổng thống John Kennedy phát biểu như vậy. Sau đây là câu trả lời và dĩ nhiên khác hẳn những gì ông viết. Ông không đạt được 2 điểm cho bài thi này và đề nghị ông nên cập nhật các kiến thức về Kennedy.

    Khi nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 1961, Kennedy đã đánh dấu một sự thay đổi thế hệ trong tầng lớp lãnh đạo tại Toà Bạch Ốc và được ca tụng là một trong những người tài hoa và thông thái nhất (The Best and The Brightest).
    Kennedy quyết tâm theo đuổi các chính sách mới về ngoại giao, muốn cùng người dân đi về một biên cương mới (New Frontier) bằng cách gởi các Đoàn Chí nguyện Hoà bình (Peacecorps) nhằm mục đích thực hiện các chương trình viện trợ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ và giới thiệu văn hoá phương Tây tới các nước Á, Phi và Mỹ La tinh. Lý tưởng dấn thân cao cả này thúc dục cho giới trẻ tham gia. Kennedy đã nung nấu tinh thần cho giới trẻ Mỹ qua bài diển văn nhậm chức khi ông tuyên bố: ”Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc.

  3. Tôi là một độc giả “yêu thích” cuả Tiến Sỹ Chu Mộng Long trên báo Tiếng Dân naỳ. Tôi rất đồng cảm và hoan hô baì viết cuả ông về đề taì thi Văn, tốt nghiệp trung học năm nay vì tôi có mấy đưá cháu kêu bằng ông là thí sinh.

    Tuy nhiên đọc baì naỳ không thể không góp ý với TS long về vaì điểm sau đây, phát xuất từ lòng kính trọng một bậc khoa bảng đáng quý

    Thưa tiến sỹ, có lẽ ông diễn dịch sai câu noí cuả TT Mỹ J.F.Kennedy mà nguyên văn: “Ask not what your country can do for you – ask what you can do for your country,” – trích từ trang web cuả J.F. Kennedy President Library
    https://www.jfklibrary.org/learn/education/teachers/curricular-resources/elementary-school-curricular-resources/ask-not-what-your-country-can-do-for-you

    Câu naỳ phaỉ dịch là: “Đừng hoỉ đất nước có thể làm gì cho ta – hãy hoỉ ta có thể làm gì cho đất nước.” Dịch như ông Long: “Đừng nói Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy nói ta đã làm gì cho Tổ quốc” là không chính xác vì “có thể làm” hoàn toàn khác “đã làm”, và “hoỉ” khác với “noí” về cả mặt ngữ pháp lẫn pháp lý.

    J.F.Kennedy dùng chử “country” mà người Việt có thể dịch tuỳ theo sở thích, trình độ, hoặc ý đồ là “đất nước”, “quốc gia”, “nước nhà”, “quê hương” v.v… TS Long dịch hoặc dùng từ ngữ cuả kẻ khác “country” là “tổ quốc” từ đó ông bạo miệng mắng:
    “ Đó là phát ngôn bịp bợm của kẻ thống trị. Ai cũng hiểu đa số người Mỹ vô Tổ quốc. Lẽ nào họ đánh chiếm châu Mỹ, châu Úc rồi chiếm đất nước khác để cống hiến cho Tổ quốc Anh của họ?”

    Trước hết, tiếng Mỹ tương đương với “tổ quốc” là “fatherland” – “đất cuả cha” Do đó chỉ khi naò Kennedy dùng “fatherland” thì TS Long dịch “tổ quốc” mới tương thích.

    Từ dịch như thế, ông Long mắng ai thì tôi không có ý kiến, nhưng nếu mắng Kennedy “phát ngôn bịp bợm”, là “kẻ thống trị” thì có lẽ ông không có ý niệm về dân chủ và không hiểu hệ thống công quyền theo thể chế liên bang Mỹ. Kennedy noí câu naỳ trong diễn văn nhậm chức tổng thống cuả ông ta vaò năm 1960, khi chiếm được đa số phiếu trong cuộc bầu cử tự do, cho nhiệm kỳ 4 năm – như thế ông ta không phaỉ là kẻ thống trị. Từ câu noí naỳ ông ta thành lập được Peace Corps – Đoàn Hoà Bình – bao gồm những thanh niên thiện nguyện đến giúp các nước ngheò Châu Phi, Châu Á – như thế Kennedy không phát ngôn bịp bợm.

    Câu chém đinh chặt sắt: “Ai cũng hiểu đa số người Mỹ vô Tổ quốc” lẽ ra không nên phát xuất từ một vị tiến sỹ như ông Long. “Ai cũng hiểu” tức ông ám chỉ cả nhân loại, hay ít ra toàn dân Việt. Điều naỳ quá đáng vì tôi là một người Việt mà không hiểu như vậy.

    Câu naỳ có vẻ hàm hồ trên 2 điểm.

    a/ Nếu hiểu “tổ quốc” theo chiết tự gốc Hán Việt là “đất nước cuả tổ tiên” thì ai cũng có, vì không ai chui từ khe nứt dưới đáy biển trên haỉ phận quốc tế lên, hoặc rơi từ ngoaì không phân quốc tế xuống. Người naò cũng có tổ tiên sinh ra từ một nơi naò đó trên Trái Đất naỳ, và có thể noí không có một milimét đất naò không thuộc vaò một quốc gia naò đó, thì làm sao mà “thoát khoỉ” một “tổ quốc” được. “Vô tổ quốc” chẳng qua là tình trạng cuả một người, một nhóm người rất nhỏ bị các chính phủ từ chối quốc tịch như hiện nay có một đám dân khố rách áo ôm gốc Việt đang sống lêu bêu trên dòng Cửu Long thuộc lãnh thổ Cam Pu Chia bị Hun Sen từ chối quốc tịch, xua đuổi; và “tổ quốc” Việt Nam cuả họ không chiụ nhận. Ông Long có thể chỉ cho tôi một người Mỹ “vô tổ quốc” như thế hay không?

    b/ Noí “đa số người Mỹ vô tổ quốc” tức hàm ý “thiểu số người Mỹ có tổ quốc.” Xin ông Long xác định thiểu số đó là ai – da Trắng, da Đen, da Vàng, da Đỏ, da Nâu? Trong câu mắng nêu trên ông có noí “tổ quốc Anh cuả họ” hoá ra ông lại ám chỉ nước Anh là “tổ quốc” cuả người Mỹ? Thế tai sao ông lại baỏ đa số họ không có tổ quốc? Và ông cũng lầm rồi, ngay từ đợt di dân đầu tiên đến Mỹ, họ từ nhiều đất nước, chủng tộc khác nhau như Anh, Pháp, Hoà Lan, Đức, Ý, Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Do Thái v.v…Nước Anh chỉ đóng vai mẫu quốc vì Mỹ là thuộc điạ cuả họ mà thôi, không phaỉ “tổ quốc” cuả dân Mỹ. Cũng như Pháp từng là “mẫu quốc” cuả Việt Nam nhưng không phaỉ là “tổ quốc” cuả dòng giống Tiên Rồng. Chính vì thực tế đó mà khi đám di dân từ Châu Âu đánh thực dân Anh đại bại rồi, thành lập The United States of America mà người Taù gọi là “Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu” – chúng ở đây hiểu là “dân chúng” đối lập với vua chuá, quý tộc; thậm chí còn dịch là “Hiệp Chủng Quốc Mỹ Châu” với “chủng” là chủng tộc bao gồm Anh, Pháp, Đức, Hoà Lan v.v…nêu trên. Hậu quả là gì? là khi soạn thaỏ Hiến Pháp để xác định ngôn ngữ chính thức cuả nước Mỹ mới thành lập, quốc hội Mỹ đã phaỉ bỏ phiếu biểu quyết một trong hàng chục ngôn ngữ được đề nghị. Tiếng Anh được nhiều phiếu nhứt vì nhiều đại biểu noí tiếng Anh bất chấp “tổ quốc” – Bejamin Franklin, Thomas Jefferson…đều là Do Thái cả đấy mặc dù họ đến Mỹ từ Anh Quốc. Tiếng Đức về hạng nhì. Tôi trộm nghĩ nếu lúc đó tiếng Đức được thêm vaì chục phiếu thì có lẽ ông Long ngaỳ nay sẽ noí: “tổ quốc Đức cuả họ”

    Tôi nghĩ ông mắng chửi đồng nghiệp tiến sỹ cuả ông kiểu naò cũng xứng đáng. Dân Việt hiện nay mang bịnh “vĩ cuồng” – megalomaniac, cứ nghe một cháu bé 12-13 tuổi xưng “ông” với thiên hạ thì chẩn được bịnh naỳ ngay. Càng ngồi cao, bằng cấp to, nhà to, xe to càng cuồng to…hầu như không có ngoại lệ. Tuy nhiên lôi Kennedy, Mỹ, Anh vaò đây làm gì cho nó thêm rối ra, ai người ta lôi chử trong miệng người khác để bịp bợm thì mình chỉ mặt người đó thôi. Cái ngữ cảnh cuả Kennedy khác, sính ngoại trong tất cả moị hoạt động chỉ làm mình nhược tiểu thêm.

    Rất nhiều vị tiến sỹ noí, viết không xứng tầm cuả học vị cuả mình. Kính mong TS Chu Mộng Long không như thế, và mong được tiếp tục đọc những baì viết có giá trị cuả ông

    Trân trọng

  4. Những thứ tưởng chừng tào lao, viển vông… nhưng có mục đích đánh lạc hướng dư luận, che giấu bất lực của cải cách giáo dục .Cái cần thiết nhất là khoa học kĩ thuật và công nghệ, muốn làm được thì phải hiểu đúng bản chất kiến thức mà nhân loại đã tìm ra, từ đó mới vận dụng được. Do không đủ bản lĩnh kiến thức, nên họ toàn làm những việc ngược đời, sai cách, tốn kém tiền bạc và thời gian.Hậu quả sẽ ra sao khi hàng triệu người học phải cái kiến thức khốn nạn này ??????

  5. Với cách dậy kiểu ” mày sai, tao đúng… cuối cùng tao và mày đều phù hợp” thì muốn trả lời kiểu gì cũng được, cũng phù hợp hihi. Tất cả đều phải làm ăn muh. Điều này đã có từ thời thế hệ hochimeo r. Nay nói theo văn vẻ dân chủ gọi là” ôn hòa có học” mà có học ở đây là đánh thức sự trỗi dậy của tính Con.

  6. Câu trích dẫn từ TT.Kennedy không đúng nhu tác giả viết.
    Không phải “tổ quốc” (fatherland hay motherland) mà là đất nước (country).
    Ask not what your country do for you (bụt) ask qhat you can do for your conuntry.

  7. “không thấy có dòng sông nào chảy ra từ những kẽ hở trên mặt đất”

    Great man-made river do Muanmar Gadhafi chủ trì . Tạo nên dòng sông từ các aquifers ngầm dưới đất .

    “Dòng nước sẽ cuốn đi tất cả thì làm gì có chuyện dòng sông là ký ức”

    Dòng nước trôi nhưng dòng sông không trôi . Bao nhiêu nhà văn VN lấy bút hiệu là dòng sông, Thu Bồn …

    “Sống ngu ngơ, mất trí, ăn nói nhảm nhí thì chẳng nên sống”

    Chu Mộng Long vẫn sống khỏe đấy thôi

    “trừ phi người lớn bắt em phải sống như vậy để dễ sai khiến như kẻ chăn cừu chăn dắt đàn cừu”

    Chu Mộng Long vẫn sống khỏe, trơ gan cùng tuế nguyệt

    “Một khi khái niệm Tổ quốc không được xác định rõ ràng thì chính kẻ thống trị sẽ nhân danh Tổ quốc mà bắt mọi người phải đổ xương máu, mồ hôi nước mắt để phụng sự cho lợi ích của kẻ thống trị”

    May quá, Việt Nam đã xác định rõ Tổ quốc ở đây là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

    “Trượt tiểu học thì thành nhà thơ sao?”

    Why the Phúc not? Lãnh đạo thế hệ vàng nhà mình, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ghi lý lịch chỉ biết đọc biết viết mà trí thức xã hội chủ nghĩa thổi lên tận mây xanh . Trí thức “đấu tranh” cũng chỉ cần giác ngộ cách mạng, chứ thời Ngụy gọi họ là côn đồ, bất lương . Giải phóng 1 cái dân lạy họ như tế sao, còn các bác thì tôn thờ họ .

    “sóng … không phải mang cái “nữ tính” nào đó dành cho cả phái nữ”

    Venus sinh ra từ bọt sóng, là hiện thân cho cái đẹp hoàn thiện của phái nữ . Oh, Chu Mộng Long ngoài Mác-Lê-Hồ-Mao ra chỉ đọc sách Trung Hoa . Só zi.

    “Chỉ có yêu hời hợt mới không biết” & “trong khi với trái tim yêu” …

    Đồng chí Chu Mộng Long, nói thế nào nhỉ, chắc ghét Nguyễn Huy Thiệp lắm . Truyện Nguyễn Huy Thiệp có 2 anh em thách nhau nếu cưa được cô nàng cành vàng lá ngọc sẽ chung 1 đồng hồ xịn . Không ngạc nhiên lắm khi khoe có đầy đủ Mác-Lê toàn tập & Hồ Chí Minh toàn tuyển tập trong nhà .

    “Khi Xuân Diệu dùng con sóng nói về tình yêu của mình … thì cũng là nữ tính?”

    Well, almost. Are you sure “cát vàng em” là chỉ người nữ trong thơ Xuân Diệu ?

    “Trong khi Xuân Quỳnh không chấp nhận là bến mà là biển … vừa nữ tính lại vừa nam tính, tức không phân biệt nam nữ”

    D’ya practice what you preach? Thế mà không hiểu được Xuân Diệu . “tức không phân biệt nam nữ”, tiếng u là anything that moves.

    Nhớ hồi làm TA, mỗi lần gặp bài kiểu CML … nah, you dont wanna know. Hổng phải kỳ thị, nhưng sinh viên từ châu Phi qua có tư duy khá tương tự về “tình yêu”. them still phúc anything that moves tho

Comments are closed.