12-7-2021
Đỉnh cao “trí tệ” trong các môn thi tốt nghiệp THPT “chạy dịch” là đề “Ngữ văn mắc dịch”. Nó không phải là đề văn, mà là đề tích hợp lai căn Lý và Địa!
Đề trích một đoạn 340 chữ văn xuôi trong “Bí mật của nước” của Masaru Emoto và bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để hình thành đề trong văn có địa, trong địa có lý!
Cuốn sách “The Hidden Messages in Water” (nên dịch là “Thông điệp ẩn (ngầm) của nước”) của Masaru Emoto (1943 – 2014) người Nhật, mà Wikipedia gọi là “pseudo-scientist” (Nhà khoa học giả – a person who falsely or mistakenly claims to be a scientist), đưa ra các giả thuyết giả khoa học rằng nước có thể phản ứng với những suy nghĩ và lời nói tích cực và nước ô nhiễm có thể được làm sạch thông qua cầu nguyện và hình dung tích cực.
Nhưng người ra đề Ngữ văn không đi theo chuỗi tư duy “khoa học giả tưởng” của Masaru Emoto, mà lấy cách mô tả của ông để suy ra khởi nguồn của dòng sông và kết thúc của dòng sông!
Theo ngành vạn vật, nước tích tụ từ mây và sương vướng vào vách núi rớt xuống phễu tụ nước chứa đầy lá cây mục, nước rỉ ra chảy theo rãnh tiểu lộ xuống bồn tích nước rồi hình thành suối, đổ ra sông.
Masaru Emoto không phải nhà vạn vật học, mô tả khởi nguồn trật lất: “Từ những kẻ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời”.
Masaru Emoto nói tào lao: “Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy”. Sông và đứa bé không cùng đại lượng mà đi so sánh?
Sông không có động cơ nên không “hình thành lực đẩy”. Lực đẩy nước chảy là do trọng lực (sức hút trái đất) nước chảy từ trên cao xuống thấp và chảy về chỗ trũng.
Masaru Emoto lãng mạn: “Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết”.
Masaru Emoto không biết rằng từ thượng nguồn tới cửa biển nước chảy nhờ trọng lực. Nước ra biển vẫn chảy là nhờ sức hút mặt trăng nên mới có thủy triều. Dòng sông không bao giờ xế chiều và chết. Chỉ có Trung cộng xây đập thượng nguồn dòng sông Me Kông mới bắt đầu xế chiều!
Nước có trước, đến phiêu sinh vật, sinh vật sống trong nước, sinh vật lưỡng cư, đến sinh vật sống trên cạn và con người có sau cùng, mà Masaru Emoto nói ngược: “Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiêc xe đạp, một đôi tình nhân ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dông sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ chơi bắt bóng”.
Xuân Quỳnh mượn sóng để nói về tình yêu nổi nhớ, mắc cái văn mớ gì ghép văn xuôi của Masaru Emoto để thanh đề tài sông với sóng?
Đề nghị Bộ Giáo dục công khai tên họ của thằng nào, con nào ra đề này để dân chửi!
Câu 1: Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, món quà cuối cùng của nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là gì?
Câu 3: Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?
Câu 4: Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong hai đoạn trích anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?
“Các nước trên khắp hoàn cầu sôi động nói đến văn minh .Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào? Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh…. “Đề thi cuối cùng thời phong kiến cho người ta thấy cái khát vọng, cách vươn lên…., cũng như hạn chế. 100 năm sau, lẽ ra phải nhìn thấy cái hạn chế :thay vì đi tìm xuất xứ, người ta phải nhìn ra được cái gì làm nên văn minh. Trồng trọt chăn nuôi làm nên cái văn minh lúa nước, khoa học kĩ thuật làm nên văn minh công nghiệp, đó mới chính là cái đích phải đến. Kiến thức nhân loại đã tìm ra, Vn chỉ cần làm sao hiểu cho đúng ,từ đó mới có thể sử dụng được, vậy mà vẫn không làm được, trái lại toàn làm những thứ viển vông, vô bổ….
“Nhưng người ra đề Ngữ văn không đi theo chuỗi tư duy “khoa học giả tưởng” của Masaru Emoto”
Chắc hông ? “các giả thuyết giả khoa học rằng nước có thể phản ứng với những suy nghĩ và lời nói tích cực và nước ô nhiễm có thể được làm sạch thông qua cầu nguyện và hình dung tích cực” có khác gì những niềm tin sắt đá cho rằng phản biện “với những suy nghĩ và lời nói tích cực” sẽ có thể làm Đảng “trong sạch”?
“pseudo-scientist” (Nhà khoa học giả – a person who falsely or mistakenly claims to be a scientist)”
Vậy những người tin rằng phản biện “với những suy nghĩ và lời nói tích cực” sẽ có thể làm Đảng “trong sạch” phải gọi là pseudo-gì ?
Tớ thấy người ra đề này cũng là 1 trong hàng hà sa số những pseudo-có giời biết họ là giống gì . Loại này đang trở thành xì tăng đa, là biểu tượng của những thứ gọi-là tinh hoa của dân mềnh, và tác giả cũng có thể là người subscribe vô niềm tin này, more or less. Ném đá họ là, theo nhiều chuyên gia chích đùi, biểu hiện của các bệnh tâm thần, cha mẹ cần theo dõi . 1 lần nữa thì cần đưa thẳng vào chỗ Phạm Thành & Lê Anh Hùng đang điều trị .
Chu choa mèng đéc ơi, trí thức cùng 1 lò chui ra mà còn không hiểu nhau nữa thì bảo dân nó hiểu & thấu cảm với các bác thế quái nào được .