Lầu Năm Góc có thực sự muốn đương đầu với Trung Quốc?

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Văn Lê, dịch từ WSJ

6-7-2021

Lầu Năm Góc có thực sự muốn đương đầu với Trung Quốc? Lãnh đạo thì cảnh báo mối đe dọa Bắc Kinh, nhưng dự trù ngân sách cho thấy điều khác.

Giới lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ có một vấn đề: lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Sự bất nhất đó thể hiện rõ ràng trong bản dự trù ngân sách mới nhất của Lầu Năm Góc, và khoảng cách giữa nói và làm của họ làm suy yếu lòng tin của Quốc hội và người dân Hoa kỳ.

Các nhà lãnh đạo quân sự xác định Trung Quốc là thách thức số 1 của chúng ta. Họ thường nói Bắc Kinh là “đối thủ cạnh tranh chiến lược ngày càng có khả năng,” hoặc “một mối nguy hiểm bắt nhịp,” như Tướng Mark Milley, Chủ tịch Liên quân, đã cảnh báo.” Song, yêu cầu ngân sách quốc phòng lại đề nghị cắt giảm, làm suy yếu khả năng của Hải lực và Không lực, vốn là sức mạnh có vai trò lớn hơn cả trong việc ứng phó với các mối đe dọa từ bất kỳ cuộc xung đột nào ở Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, ngân sách lại hứa hẹn cung cấp các loại vũ khí chưa phát triển, mất hàng thập kỷ để đưa vào hạm đội, sẽ được tài trợ dưới một danh nghĩa chiến lược: “thoái vốn để đầu tư”.

Hải quân muốn cho nghỉ hưu 15 tàu chiến, gồm 7 tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường, và 4 tàu tác chiến ven bờ, trong khi chỉ mua sắm hai tàu tác chiến trên mặt nước và hai tàu ngầm. (Trong khi đó, dự thảo ngân sách của Quốc hội dự trù mua một tàu khu trục khác và giới hạn số lượng nghỉ hưu.) Mua sắm hàng không hải quân giảm 15,6% so với năm 2021 trong lúc Hải quân đẩy nhanh tốc độ nghỉ hưu cho F/A-18.

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, đang trú đóng tại Nhật Bản để phòng chống mối hiểm Trung Quốc, lại được chuyển sang giám sát chuyện rút quân Afghanistan rút quân ở Trung Đông, bởi lẽ không còn hàng không mẫu hạm nào khác. Trong khi đó, Trung Quốc đang gia tăng đóng tàu chiến với tốc độ kinh ngạc. Năm 2010, Hải quân Hoa Kỳ có nhiều hơn HQTQ 68 chiến hạm. Ngày nay, nước Mỹ ít hơn TQ 63 chiếc, và khác biệt giữa hai nước là 131 chiếc trong vòng 10 năm.

Không quân cũng đang theo sát chỉ đạo “thoái vốn để đầu tư” của Lầu Năm Góc. Hoạt động mua sắm máy bay chiến đấu giảm 22% so với năm 2021. Lực lượng này muốn cho nghỉ hưu 137 máy bay, nhiều gấp đôi so với số lượng chiến đấu cơ dự kiến ​​mua. Sau khi cho 17 chiếc B-1 nghỉ hưu vào năm ngoái, kho máy bay ném bom của Lực lượng Không quân đã ở mức độ mà các giới quân sự cao cấp nhất gọi là “mức tối thiểu”.

Mua sắm đạn dược tiết giảm hơn 40%. Trong khi Trung Quốc, trong những năm gần đây, đã tích cực tập trung tậu sắm máy bay tiên tiến và là lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc có một lực lượng hỏa tiễn qui ước trên mặt đất rộng lớn, bao gồm DF-26, được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay” có khả năng tấn công đảo Guam.

Bản ngân sách quốc phòng đang nhắn nhủ với dân Mỹ và các đồng minh rằng, dù Trung Quốc có là mối đe dọa hiển nhiên, nhưng chúng tôi sẽ không hành động để đáp trả. Hãy đánh giá tuyên bố ngày 17 tháng 6 của Tướng Milley về triển vọng Trung Quốc xâm lược Đài Loan: “Tôi nghĩ trước mắt, xác suất là thấp, kể cả trong tương lai gần.”

Ý kiến này của Milley mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố của Đề đốc John Aquilino, chỉ huy tác chiến Thái Bình Dương, người đã chứng thực rằng Trung Quốc có thể chuẩn bị sẵn sàng để chiếm Đài Loan bằng vũ lực trong sáu năm tới: “Chúng tôi đã thấy những điều không hề mong đợi, đó là lí do phải tiếp tục lên tiếng cảnh giác về tình trạng cấp bách.”

Quốc hội có nhiệm vụ san bằng khoảng cách giữa “nói là làm”, dù thông qua việc tăng cường tài trợ, hay chuyển hướng các đồng đô la khác của Lầu Năm Góc hầu cung cấp các nguồn lực cần thiết để răn đe Trung Quốc. Nếu bạn tin tưởng nhận định của Đề đốc Aquilino như tôi, chúng ta không thể nào phí phạm thêm một năm nữa.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. -Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của đài NBC ngày 11-4-2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng” nếu bất kỳ nước nào cố gắng thay đổi hiện trạng ở Đài Loan bằng vũ lực. Ông nói: “Tất cả những gì tôi có thể nói với các bạn là chúng tôi có một cam kết nghiêm túc để Đài Loan có thể tự vệ. Chúng tôi có một cam kết nghiêm túc đối với hòa bình và an ninh ở Tây Thái Bình Dương”; “Chúng tôi đứng đằng sau những cam kết đó. Và trong bối cảnh đó, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng cho bất kỳ nước nào cố gắng thay đổi hiện trạng đó bằng vũ lực”.
    -Đài Loan không thể 01 mình tự vệ chống lại sự xâm lược bằng vũ lực của đảng CSTQ trong khoảng 01 tháng,dù Mỹ có trang bị khí tài cho Đài Loan đến tận răng. Với đảng CSTQ, “sẽ là một sai lầm nghiêm trọng” nếu không thống nhất Đài Loan về với Đại lục khi gặp thời cơ thích hợp. Mặc dù xâm lược Đài Loan đảng CSTQ có thể phải trả 01 giá rất đắt nhưng khi đã chấp nhận thống nhất Đài Loan về với Đại lục bằng mọi giá thì không có gì ngăn cản được. Chỉ cản được khi đảng CSTQ bị giải thể.
    P/s: CSVN sau khi gây cuộc chiến Mậu Thân 1968, tiếp 04 năm lại đến Mùa hè đỏ lửa 1972, rồi 03 năm nữa là thống nhất đất nước bằng Chiến thắng mùa xuân 1975. Đến nay năm 2021, vẫn sống phẻ sau 46 năm. Chắc Mỹ vẫn nhớ những câu nói của CS như: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”; “Còn cái lai quần cũng đánh”. Đảng CSTQ theo đó mà làm. Hi…hi…

  2. Thời kỳ nước Mỹ chống bành trướng của cncs xưa rồi diễm. Nay là thời kỳ ôn hòa có bọc tiền của chủ nghĩa thực dụng nước Mỹ. Biden rất xứng đáng trong vai trò hữu hảo ôn hòa với Trung cộng để có bọc tiền. Tin tôi đi. Nước Mỹ không còn có nhu cầu lãnh đạo thế giới vì ăn phải bả của Trung cộng r. Nước Mỹ đã tha hóa và chia rẽ.
    Còn cái nước Đảng thì cứ vẫn đong đưa đu dây, được lúc nào biết lúc đấy.

  3. Việt Nam thì muốn Mỹ đánh Trung Quốc cho mình, feeling is mutual, Mỹ cũng muốn Việt Nam đánh Trung Quốc cho mình . Cuối cùng Trung Quốc được lợi . Thử đoán coi ai sẽ trở thành collateral damage?

    Nên khởi động lại tinh thần chống Mỹ . gonna be a tough-sell nếu chiếu qua vụ Hải Dương đang thất điên bát đảo vì tinh thần chống Cộng của người miền Nam .

  4. Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại đầu tiên, Ngoại trưởng Blinken đã không giấu diếm cam kết chính phủ Tổng thống Joe Biden sẽ “ưu tiên ngoại giao hơn hành động quân sự”, một thông điệp ngầm gửi đến TQ, rằng “an tâm đi, ngộ nị hữu hảo”.
    Cho nên toàn bộ guồng máy cầm quyền Dân chủ hiện nay chuyển động như thế là đúng đường lối đã tuyên bố thôi.
    Các nối tiếp chính sách với TQ của cựu cowboy Trump, như FONOPs, và tiếp tục đánh thuế lên thương mại với TQ hiện nay…chỉ là hư chiêu, trấn an dư luận Mỹ, chỉ…cuội thôi.
    Từ lâu họ đã biết nhau thực chất của những gì đang diễn ra bề ngoài

    Yên tâm đi các thân hữu. Rồi đâu sẽ vào đấy thôi, sẽ hữu hảo như ngày xưa.
    Nhớ ưu ái cháu Hunter nhá!

    • Mọi thứ đều cuội, chỉ có thánh Trump và đảng Cộng sản của ông là không cuội thôi ha ha ha…

      • Anh hơi đâu mà tranh cãi với đám Cu Non (QAnon) đó. Dốt nát mà cứ tinh tướng, bày đặt Foong với chả nốp, mà có biết đâu là cái này có từ thời Obama, Trump thì biết cái giống ôn gì.

        Đám cộng huề Trump soạn tin vịt vụ Hunter có được gì đâu, ngay cả tờ bảo thủ WSJ cũng không dám, vì có gì đâu mà đưa, nhưng dân Việt cỡ như Sakim này tín sái cả cổ, khổ thế chứ.

    • Mỹ nói gì về việc ‘tồn tại trong hòa bình’ với Trung Quốc?
      THẾ VIỆT 07/07/2021 08:03
      Baoquocte.vn.
      Ngày 6/7, Điều phối viên về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell cho rằng, Trung Quốc và Mỹ có thể cùng tồn tại trong hòa bình.

      Mỹ nói gì về việc ‘tồn tại trong hòa bình’ với Trung Quốc? (Nguồn: AP)
      Điều phối viên về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell cho rằng, Trung Quốc và Mỹ có thể cùng tồn tại trong hòa bình. (Nguồn: AP)
      Tuy nhiên, quan chức Mỹ nhận định, thách thức để đảm bảo việc Mỹ-Trung Quốc cùng tồn tại hòa bình sẽ rất lớn đối với thế hệ này và thế hệ tiếp theo.

      Bên cạnh đó, ông Campbell còn bày tỏ hy vọng, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau theo hình thức nào đó trước khi “quá lâu”.

      Ngoài ra, ông Campbell cũng chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc đối với đồng minh của Mỹ là Australia, cho rằng điều này thể hiện sự gay gắt có vẻ “không nhượng bộ”.

      Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã rơi vào trạng thái tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, sau một loạt các đòn trừng phạt kinh tế và ngoại giao song phương cũng như các cáo buộc về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
      Theo chuyên gia này, tâm điểm trong trường hợp xung đột với Trung Quốc sẽ là Thái Bình Dương, nơi Mỹ sẽ phải dốc toàn lực của hải quân, bởi các đồng minh của Washington không quan tâm đến việc tiến hành cuộc chiến ở khu vực này mà sẽ chọn cách đứng bên lề.

      Trong khi đó, cuộc chiến tiềm ẩn với Nga sẽ diễn ra trên lãnh thổ châu Âu. Trong trường hợp đó, lục quân Mỹ có thể trông cậy vào sự hỗ trợ của các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

      Tuy nhiên, không quân Mỹ sẽ buộc phải giao tranh trong cả hai kịch bản chiến sự, và theo ý kiến của tác giả bài báo, Mỹ không có đủ khả năng cầm cự lâu nếu chiến đấu trên hai mặt trận này.

      (theo Reuters, Sputnik)

Comments are closed.