Trịnh Hữu Long
5-7-2021
Vì sao người miền Nam rất nhạy cảm với một số diễn ngôn và cách hành xử từ miền Bắc?
Sự khác biệt vùng miền là chuyện hết sức bình thường, ở nước nào cũng có. Nhưng để cho những sự khác biệt đó trở thành lối ứng xử kỳ thị vùng miền thì là đại họa, bởi nó là ngọn nguồn của bạo lực. Hiểu về những điều khác biệt đó để tìm ra cách ứng xử phù hợp, do vậy, trở nên đặc biệt quan trọng.
Sự khác biệt, và cả kỳ thị, mang tên Bắc Kỳ – Nam Kỳ là một câu chuyện bắt buộc phải có lời giải trong một cộng đồng dân tộc. Trong bài này, tôi xin chia sẻ một số hiểu biết rời rạc của bản thân nhằm giúp những người miền Bắc như tôi hiểu hơn về vài điều nhạy cảm về chính trị của miền Nam. Không có gì là tuyệt đối, tôi không quy chụp mọi thứ cho một vùng miền nào, nhưng có những khác biệt đáng kể mang tính phổ biến.
Tôi không có ý lên án những người miền Bắc thiếu tế nhị trong cách hành xử với người miền Nam, bởi chính tôi cũng chỉ học được những điều dưới đây khi ngấp nghé độ tuổi 30. Và tôi viết những điều này với ý thức rằng sự kỳ thị có thể đến từ cả hai phía. Không có tham vọng giải quyết hết được mọi vấn đề trong một bài viết, tôi mạn phép thảo luận chuyện này từ một góc còn ít được nói đến hiện nay.
1. Người miền Nam nhìn “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” khác người miền Bắc
Người miền Bắc không có cách nào khác để nhìn nhận giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 ngoài “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. [1] Họ coi việc đất nước bị chia cắt là không thể chấp nhận, coi Mỹ và chính quyền Sài Gòn là kẻ thù, và coi người dân miền Nam là những nạn nhân cần phải được “giải phóng”.
Nhưng mọi chuyện rất khác khi nhìn từ lăng kính của người miền Nam.
Họ coi một nửa đất nước – miền Nam – là một quốc gia hoàn chỉnh có tên Việt Nam Cộng hòa (từ 1955). Góc nhìn này trùng khớp với góc nhìn của công pháp quốc tế. [2]
Họ trân trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó, lá cờ này lại bị xa lánh, kỳ thị ở miền Bắc.
Họ không sống với lý tưởng phải “giải phóng” miền Bắc. Toàn bộ giai đoạn 1954 – 1975 là cuộc đấu tranh gìn giữ miền Nam trước các cuộc “xâm lăng” và “khủng bố” của miền Bắc. Nếu nghe lại các bài nhạc vàng, ta dễ thấy họ gọi quân miền Bắc là “giặc”, “quân thù”. Rất nhiều người miền Nam đã mất mạng ngay trên đất miền Nam dưới nòng súng của miền Bắc, đặc biệt là trong trận Mậu Thân năm 1968. [3]
Họ coi chính quyền Sài Gòn là chính quyền hợp pháp của họ. Họ kính trọng Tổng thống Ngô Đình Diệm [4] của nền Đệ nhất Cộng hòa, [5] họ lập ra Hiến pháp 1967 và bầu ra chính quyền Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ nhị Cộng hòa. [6] Và mặc dù có rất nhiều bất đồng với các quan chức, họ không coi chính quyền đó là kẻ thù.
Họ coi Mỹ là đồng minh, là một đất nước tiến bộ. Thời Việt Nam Cộng hòa, người miền Nam coi việc đi Mỹ du học là một thành tựu lớn trong đời. Họ nhìn lính Mỹ ở miền Nam như những người bảo vệ họ trước miền Bắc, mặc dù có thể họ không hài lòng với việc có quân đội ngoại quốc trên đất Việt Nam.
Khác với niềm tin mãnh liệt của người miền Bắc thời kỳ đó, người miền Nam không có nhu cầu được giải phóng. Họ có một nền kinh tế, giáo dục, kỹ nghệ, nông nghiệp phát triển hơn hẳn miền Bắc. Và đặc biệt, họ có thứ tự do chính trị mà chính Hồ Chí Minh đã dành cả tuổi trẻ để tranh đấu nhưng lại hoàn toàn vắng bóng ở miền Bắc.
Ngày 30/4/1975 với phần lớn người miền Nam là ngày “mất nước” và là ngày bắt đầu một chuỗi bi kịch khổng lồ.
2. Người miền Nam bị truy bức về chính trị sau năm 1975
Sau ngày mà người miền Bắc gọi là “giải phóng miền Nam”, người miền Nam bắt đầu bị truy bức về chính trị.
Những ai từng đi lính hay làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (kể cả giáo viên) đều bị đưa đi trại cải tạo. [7] Gọi là trại cải tạo (re-education camp) nhưng về bản chất không khác gì các trại tập trung (concentration camp) của phát-xít Đức ngày xưa. Có đến 21 trại cải tạo được lập ra sau chiến tranh, giam giữ khoảng 300 nghìn người, trực tiếp ảnh hưởng tới hàng triệu người khác. [8]
Người miền Nam bị bắt vào đây mà hoàn toàn không qua bất kỳ một phiên tòa xét xử nào. [9] Họ phải lao động khổ sai. Rất nhiều người đã chết ở đây, suy kiệt sức khỏe và tinh thần ở đây. Họ bị giam giữ hàng năm, thậm chí hơn mười năm trời mà không được, hoặc rất ít khi được gặp gia đình. Những ai sống sót trở về thì gia đình hoặc là cũng đã ly tán, hoặc là khánh kiệt, bị chính quyền mới phân biệt đối xử, gặp khó dễ khi làm giấy tờ, con cái không được đi học đại học, nhìn chung đã rơi xuống đáy xã hội.
Người miền Bắc hay đùa cợt về việc “đi cải tạo”, biến nó thành một thành ngữ mà không cân nhắc kỹ đến bi kịch khủng khiếp này của hàng triệu người miền Nam. Với người miền Nam ngày nay, “đi cải tạo” vĩnh viễn là một cơn ác mộng, một nỗi đau không bao giờ dứt.
3. Người miền Nam bị bần cùng hóa sau năm 1975
Sau khi “giải phóng” xong, chính quyền mới áp đặt nền kinh tế kế hoạch hóa, tập thể hóa lên toàn miền Nam. Ngày nay, chúng ta biết rằng đó là một thảm họa kinh tế đã dẫn toàn bộ đất nước tới khủng hoảng trầm trọng và ngấp nghé bờ vực sụp đổ vào thập niên 1980. [10] Cuộc khủng hoảng đó nghiêm trọng tới nỗi Đảng Cộng sản phải thừa nhận sai lầm, từ bỏ giáo điều kinh tế Mác – Lê-nin để “đổi mới”, chuyển sang kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà ngày nay họ gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. [11]
Cái nền kinh tế thị trường ngày nay, trên thực tế, đã từng là một hiện thực ở miền Nam trước năm 1975. Chuyện mở công ty làm ăn, phát hành cổ phiếu, giao thương với nước ngoài, tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài là chuyện hết sức bình thường.
Với một nền kinh tế thị trường tự do như vậy, miền Nam đã có các đô thị thịnh vượng. Mặc dù mức sống ở nông thôn còn thấp nhưng không đến mức đói khổ như miền Bắc, và cơ hội làm giàu luôn hiện hữu, khác với miền Bắc coi làm giàu là chuyện sai trái.
Người miền Nam sau năm 1975 như bị đẩy xuống vực sâu, bởi tài sản của họ bị tịch thu, doanh nghiệp phải đóng cửa, việc làm ăn buôn bán bị cấm đoán, hàng hóa tắc nghẽn vì ngăn sông cấm chợ, đường nhựa ở đô thị bị cày lên trồng khoai, rất nhiều người bị đưa đi các vùng kinh tế mới, v.v.
Cùng với nạn truy bức chính trị thì việc bị bần cùng hóa về kinh tế như vậy càng làm dày thêm tấn bi kịch của họ.
4. Người miền Nam phải liều mạng bỏ nước ra đi
Người miền Bắc hay đùa cợt chuyện “vượt biên” nhưng không biết gì đáng kể về phong trào vượt biên ở miền Nam sau năm 1975.
Vì bị truy bức chính trị, bị bần cùng hóa về kinh tế, và bị phân biệt đối xử nặng nề, rất nhiều người miền Nam đã đi đến một quyết định táo bạo, và với họ là quyết định duy nhất hợp lý: liều mạng vượt biên đi tìm một cuộc sống mới. [12]
Ước tính có hơn một triệu người đã vượt biển bằng thuyền với hy vọng được tàu nước ngoài cứu hoặc đến được với bờ biển của các nước, vùng lãnh thổ láng giềng như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hong Kong. Họ trở thành một hiện tượng lịch sử, một thảm họa nhân đạo có tên “Thuyền nhân Việt Nam” (Vietnamese Boat People). Hàng trăm ngàn người trong số họ chết trên biển. Số còn lại đạt được mục đích và sau này đi định cư ở các nước như Mỹ, Canada, Úc và một số nước châu Âu. Một số ít khác đến Ấn Độ, Nhật, tùy thuộc vào việc họ được tàu nước nào cứu. Họ ngày nay trở thành phần lớn của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Một số khác thì vượt biên đường bộ sang Campuchia rồi tới Thái Lan. Số này không nhiều bằng thuyền nhân.
Khi ra đi, họ mang tâm thế rằng nếu đi được sẽ liên lạc về gia đình, gửi tiền về nuôi gia đình, và nếu thuận lợi thì sẽ tìm cách đưa gia đình ra nước ngoài. Thực tế là sau khi đã định cư được ở các nước tự do, họ đã làm thủ tục bảo lãnh đưa gia đình sang.
“Tị nạn” là một từ hay bị mang ra để chế giễu ở miền Bắc, nhưng họ không biết rằng với hàng triệu người miền Nam, đi tị nạn từng là lối thoát duy nhất cho cuộc sống của họ.
5. Bi kịch của người miền Nam chưa bao giờ được thừa nhận
Tất cả những bi kịch khổng lồ như vậy của người miền Nam chưa bao giờ được thừa nhận, chứ chưa nói gì đến một lời xin lỗi từ chính quyền.
Họ không được thừa nhận là đã bị truy bức chính trị.
Họ không được thừa nhận là đã bị cướp mất kế sinh nhai.
Họ không được thừa nhận là đã bị phân biệt đối xử nặng nề.
Họ không được thừa nhận là đã bị ép vào đường cùng phải liều mạng bỏ Tổ quốc ra đi.
Không những không được thừa nhận, không được xin lỗi, năm nào người miền Nam cũng phải chịu đựng những lời ngợi ca “chiến thắng 30/4”. Nghĩa trang quân nhân Việt Nam Cộng hòa không có mấy ai chăm sóc, bị hoang hóa đi theo thời gian. Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa bị chính quyền bỏ mặc, phải nương tựa vào nhau và vào sự hỗ trợ của cộng đồng. Trong khi đó, những người miền Nam xưa kia bỏ nước ra đi giờ đây đang gửi mỗi năm hàng chục tỷ đô-la tiền mặt về nước (trong tổng số kiều hối năm 2020 là 17,2 tỷ USD). [13]
Với chừng ấy vết thương mà lịch sử để lại, người miền Nam trở nên đặc biệt nhạy cảm với hàng loạt từ, ngữ, diễn ngôn chính trị cũng như cách hành xử. Người miền Bắc nên biết rằng những vết thương này chưa bao giờ được vá lại và nên chọn lấy cách ứng xử phù hợp nhất trong cả lời nói lẫn hành động.
Tài liệu tham khảo:
1. Dân, B. N. (2015, April 23). Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Báo Nhân Dân. https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/thang-loi-vi-dai-cua-su-nghiep-chong-my-cuu-nuoc-la-thang-loi-cua-duong-loi-va-nghe-thuat-quan-su-viet-nam-duoi-su-lanh-dao-dung-dan-sang-tao-cua-dang-230737
2. Trung, N. Q. T. (2021b, April 29). 30/4 – Xâm lược hay giải phóng: Từ góc nhìn công pháp quốc tế. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2017/04/30-4-xam-luoc-hay-giai-phong-tu-goc-nhin-cong-phap-quoc-te
3. Britannica, T. Editors of Encyclopaedia (Invalid Date). Tet Offensive. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/topic/Tet-Offensive
4. Quản, V. V. (2020, April 22). Cuộc trưng cầu dân ý đưa Ngô Đình Diệm lên chức tổng thống có dân chủ? Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/04/cuoc-trung-cau-dan-y-dua-ngo-dinh-diem-len-chuc-tong-thong-co-dan-chu
5. Quản, V. V. (2021c, May 10). 8 điều đáng chú ý về Hiến pháp 1956 của Việt Nam Cộng hòa. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2021/05/8-dieu-dang-chu-y-ve-hien-phap-1956-cua-viet-nam-cong-hoa
6. Quản, V. V. (2021a, March 28). Bầu cử năm 1967 ở miền Nam: Dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam? Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/04/bau-cu-nam-1967-o-mien-nam-dan-chu-nhat-trong-lich-su-viet-nam
7. HOANG, T. (2016). From Reeducation Camps to Little Saigons: Historicizing Vietnamese Diasporic Anticommunism. Journal of Vietnamese Studies, 11(2), 43-95. Retrieved July 5, 2021, from https://www.jstor.org/stable/26377909
8. Kiernan, B. (2017). Chapter 11: The Making of Comtemporary Việt Nam, 1975–2016. In Việt Nam – A history from earliest times to the present (pp. 452–455). Oxford University Press.
9. Vi, Q. (2020, March 4). Trại cải tạo sau 30–4-1975: Lục lại một báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2017/06/trai-cai-tao-sau-30-4-1975-luc-lai-mot-bao-cao-cua-xa-quoc-te-nam-1981
10. Kimura, T. (1986). Vietnam–Ten Years of Economic Struggle. Asian Survey, 26(10), 1039-1055. doi:10.2307/2644255
11. ANU E Press Board, Viet Nam: A Transition Tiger? The Introduction of Doi Moi,The Australia National University E Press (2003) 65.internet. 27desember 2015. http://press.anu.edu.au
12. Quan Tue Tran. (2012). Remembering the Boat People Exodus: A Tale of Two Memorials. Journal of Vietnamese Studies, 7(3), 80-121. doi:10.1525/vs.2012.7.3.80
13. Vũ – Đ. (2021, May 17). Hơn 17,2 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2020. VnEconomy, https://vneconomy.vn/hon-17-2-ty-usd-kieu-hoi-do-ve-viet-nam-trong-nam-2020.htm
Đây là chủ đề luôn được cho là “nhạy cảm” và khó viết … nên khi những người viết về chủ đề này họ thường hay cân nhắc kỹ lưỡng cách sử dụng từ ngữ để tránh sự “tiếp tay” một cách VÔ TÌNH cho những hiện tượng bị cho là “chia rẽ lòng người”.
Với tôi, Người Bắc/Người Nam/Người Trung/…. đều là Người Việt Nam. Chúng tôi có khoảng hơn chục người bạn thân có xuất sứ từ Hà nội, Hải Phòng, Sài gòn, Đà lạt, Đà nẵng, Huế …. trong nhóm bạn, có vài anh đã từng là sĩ quan Cộng Hòa; và 1 anh “bộ đội Cụ Hồ”, ấy thế mà, chúng tôi đã chơi với nhau trong suốt 40 năm, được thử những đặc sản của nhau, được nghe những tâm sự của nhau về những kỉ niệm buồn/đau, và về những kỉ niệm vui, hay cùng nhau hát hò …. Một trong những điều được tôi tâm đăc nhất trong nhóm bạn đó chính là, chúng tôi đều ý thức được những hành động (nói/làm) của cán bộ ở các nước độc tài thường chỉ đại diện cho một nhóm thiểu số có chung mục đích chứ họ tuyệt đối không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần như tuyệt đại đa số công dân; điều đó cũng dễ hiểu; bởi họ đã KHÔNG”do dân” nên họ đã KHÔNG PHẢI “vì dân!”
Những vấn đề được tác giả nêu ra đều không làm tôi ngạc nhiên, phần vì chúng tôi cũng được nghe từ các bạn bè; phần khác nữa thì, chúng tôi cũng đã được chứng kiến những hành động tương tự như thế của chính quyền đối với “người miền Bắc” sau cái ngày có tên gọi “tiếp quản thủ đô” (1954).
chia xẻ những dòng này cùng bạn đọc “Tiếng Dân” với những lời cám ơn chân thành nhất tới những Người bạn tốt trong gần nửa thế kỉ đã cho tôi cảm nhận được nhiều giá trị được tôi cho là vô giá trong việc ” TÔN TRỌNG NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA NHAU”. Tiện đây, xin được gửi tới bà con miền nam những lời chia xẻ thân thương, trìu mến nhất. Cám ơn tác giả cho bài viết. Trân trọng và chúc sức khỏe!
To: Hong Teng Seing (Ở phần Comment),
“ba que” của Hong Teng Seing chính là “kích động hận thù Bắc Nam” rồi. “bình tâm” là tối cần để đọc bài nầy…. không nên loạn xạ như muỗi ruồi… t/g đã nhắn nhủ: “Hiểu về những điều khác biệt đó để tìm ra cách ứng xử phù hợp, do vậy, trở nên đặc biệt quan trọng” ….và quí giá là…”thảo luận chuyện này từ một góc còn ít được nói đến hiện nay” …hiếm thấy lắm đó, đặc biệt cần cho Hong Teng Seing.
Bài viết có hay vì đúng. Nhưng cái ” đúng” này chỉ còn phù hợp với bọn già u50 trở lên.
Trẻ con bây giờ chúng không quan tâm và cũng chẳng có thời gian. Đây là điều may mắn để chấm hết thù hận. Đừng tiêm vào não trạng trẻ con bằng sự hận thù của bọn lớn đầu 2 miền BN. 40 tuổi còn Ngu thì già đầu vẫn dại
Xin đính chính: số ngoại tệ gửi về Vn đều ” nhờ công xuất khẩu lao động” của đảng. bà con việt kiều có gửi về cho gia đình giỏi lắm vài trăm, một ngàn usd mà lâu lâu mới gửi, nếu có gửi nhiều thì cũng để kinh doanh bất động sản, xây nhà từ đường. Cá nhân tôi cũng bị nạn phân biệt hành hạ nên đánh nhau suốt ngày sau 1975 đều là do người lớn xúi dục. Từ tuổi thanh niên trở đi không còn bị các bạn phân biệt nữa, thi thoảng mới xảy ra với vài kẻ ngu lâu ích kỉ.
Bài viết của Trịnh Hữu Long hoàn toàn đúng về tâm thức chính trị vốn lắng đọng trong tâm tư người dân 2 miền bấy lâu.
Nhưng xét cho cùng, tranh luận chính trị Bắc-Nam “Rất là độc hại” cho tiền đồ dân tộc trước hoạ xâm lăng của bọn bành trướng.
Trước hết và ngay bây giờ, bài viết sẽ kích hoạt những bọn nằm vùng sẽ nhâu nhâu nhảy vào gây chửi bới nhau, gây mâu thuẫn, thù ghét, chia rẽ Bắc Nam; chỉ làm cho dân tộc suy yếu, chỉ có lợi cho kẻ thù.
Chưa gì đã thấy có ác khách xuất hiện, kêu gọi đồng bọn dlv “muỗi” montaukmosquito tới ”chích chích chích … chích kim không ngơi nghỉ …”; nhại theo thơ Tố Hữu “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ”. ..rồi đấy nghe bà con miền Nam!
Tôi nghĩ điều khác nhau cần thông cảm trong người dân giữa 2 miền, không phải tất yếu mâu thuẫn chính trị như đã biết, mà là khác biệt về thiên nhiên dẫn đến khác biệt về tình cảm, tinh nết, cư xử giữa người với người…
Miền Nam với thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, khí hậu không khắc nghiệt- mưa đó nắng đó, vừa nóng thì lại mát ngay sau cơn mưa ngắn, bão táp bao nhiêu năm chỉ thấy ở đâu đâu, không qua đây…
Cho nên “làm chơi ăn thiệt”, cá tôm dễ dãi, ruộng vườn tốt tươi. Lúa gạo NUÔI CẢ NƯỚC.
Cho nên con người mời nhau, cho tặng nhau, “bao” nhau…là chuyện nhỏ; bình dị, không long trọng hoá, màu mè hoá…
từ đó cũng không vênh váo kể lể, trang trí tôn vinh nhấn mạnh mâm quà, đốt pháo hò hét…mặt vênh, căng thẳng!
Người miền Nam tính từ vt 17 trở vào, “Cho rồi quên, ăn chung giành nhau trả tiền; nhận tiền không đếm…”
Nói dối chết liền!
Khi xã hội khó khăn thì người có đùm bọc người thiếu…
Làm việc từ thiện xưa nay là chuyện thường ngày ở xóm, làng, huyện, thị…quy mô lớn, nhỏ; bây giờ còn phổ biến hơn cả hồi trước 30/4/75, khi xã hội không cần cứu trợ thường xuyên như ngày này!
Với bên kia vĩ tuyến 17, thiên nhiên và con người khó khăn gay go hơn. Nắng lửa mưa dầu, đất cày lên sỏi đá ; bão táp lũ lụt chưa hề dung tha.
Cá gỗ Nghệ an là một trong những chuyện phản ánh sự khó khăn đó.
Cũng vì lẽ đó, có câu chuyện người Bắc có sức mạnh chửi đổng giữa sân đến độ kẻ bắt trộm phải thả gà ra cho “châu” về hợp phố!
Và người Bắc cũng tôn trọng phương châm “của cho quan trọng hơn cách cho”. Bởi thế họ trịnh trọng đặt vài củ khoai sắn lên mâm bưng qua “biếu” hàng xóm.
Người Nam thì xuề xoà đưa bằng tay vài trái sầu riêng, vài chục măng cụt, vài con cá bông lau…cho bạn bè bà con lối xóm, cười xoà…là xong; không đợi cám ơn, không chờ cho trả.
Biết làm sao được.
Thôi thì bỏ qua đi, để cùng chống giặc.
Giặc đang ở ngay trên btd này đấy!
Xin lỗi nói lộn, xin sửa lại:
Của cho không quan trọng bằng cách cho
to SaKim:SaKim có đề cập…Chưa gì đã thấy có ác khách xuất hiện, kêu gọi đồng bọn dlv “muỗi” montaukmosquito tới ”chích chích chích … chích kim không ngơi nghỉ …”
Xin đọc lại nguyên còm (và đừng bỏ qua mấy từ “nên” nhất là “nên quên”):
muỗi đâu rồi? vô mà tán ra đi chứ!
nên chích chuyên nghiệp nha…cũng nên quên mấy câu thần chú nầy của thầy đi nghe….”chích chích chích … chích kim không ngơi nghỉ …”
Cám ơn đã nêu rỏ: “dlv “muỗi” montaukmosquito’.
Rất trân trọng đóng góp của TG. Chính những người như TG tuy được nhồi sọ, tẩy não từ lúc sinh ra nhưng có nhận thức, hiểu biết, phân biệt đúng sai như Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên…đã nói ra những gì mình biết hy vọng sẽ được lắng nghe, nhờ đó đất nước sẽ phát triển tốt hơn, dân giàu, nước mạnh. Nhưng than ơi nhìn vào thực tế đã xảy ra thì ai cũng biết vì sao dân vẫn mãi lầm than cơ cực, thật đáng thương mà cũng đáng tội cho “dân cừu” VN
Giải phóng cái con mẹ gì, vội vàng vào vơ vét vui vẻ về, hàng ngàn chuyến xe chở lương thực, hàng hóa, thuốc men về cứu đói miền bắc. Gọi là cưỡng chiếm để cướp chứ giải phóng éo gì.
Chứng kiến những cảnh này, nhà văn Nguyên Ngọc chắc sẽ có bức xúc tương tự như buổi ở Tây Nguyên nhìn về phương Nam năm nào . Bao nhiêu cơ sở cách mạng mình đã góp công gầy dựng bấy lâu nay từ buổi “chiến thắng huy hoàng” đã trở thành khá là vô dụng, hoàn toàn mất tác dụng giáo dục tư tưởng cho đám dân gian, dân phản cách mạng miền Nam .
muỗi đâu rồi? vô mà tán ra đi chứ!
nên chích chuyên nghiệp nha….
cũng nên quên mấy câu thần chú nầy của thầy đi nghe: .”chích chích chích … chích kim không ngơi nghỉ …”
Cho tớ được phép phản biện bài này
“họ có thứ tự do chính trị mà chính Hồ Chí Minh đã dành cả tuổi trẻ để tranh đấu”
Makes a lot of cents, khi nó đến từ tư duy của 1 người “miền Bắc như tôi”. Chính vì miền Bắc không đạt được cái “tự do chính trị”, theo Dương Quốc Chính, bịp bợm & tào lao đó nên những người “miền Bắc như tôi” phải nhất quyết “giải phóng” nó cho bằng được
“Tôi không có ý lên án những người miền Bắc thiếu tế nhị trong cách hành xử với người miền Nam”
Tớ lại thấy người miền Bắc đã cư xử đúng mực & tế nhị, khách quan & khoa học, rất trí thức, xứng đáng được giải Phan Chu Trinh vốn chỉ trao giải đa số là người từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc .
“Người miền Nam nhìn “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” khác người miền Bắc”
Những người này, 1 phần lớn đã ra khỏi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa yêu dấu của chúng ta . Những luồng dư luận “trái chiều” hiện nay là do “thiểu số to mồm” tạo nên hiệu ứng bầy cừu . Nên nhớ, hiệu ứng bầy cừu có sự khởi đầu của 1, 2 con cừu đầu tiên . Phần nữa do “Đổi Mới”. 1 trong những khẩu hiệu củ ĐM là “thay đổi tư duy”. Hôm nay chúng ta đang chứng kiến hệ/hậu quả của TĐTD, toàn bộ hệ thống giá trị bị lật ngược .
Có nghĩa những gì THL liệt kê “coi Mỹ là đồng minh, là một đất nước tiến bộ … coi việc đi Mỹ du học là một thành tựu lớn trong đời … nhìn lính Mỹ … như những người bảo vệ họ trước miền Bắc” đã trở lại hết, và không chỉ ở dân chúng . Qua những cuộc họp công khai trên báo, tư tưởng này hôm nay cũng hiện diện trong tư duy của các lãnh đạo Đảng, Đoàn … Đọc báo VN tâng bốc sự hiện diện của hải quân Mỹ ở biển Đông sẽ thấy .
Và đây là mặt nổi . Đúng, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận định tinh thần chống Mỹ đã trở thành 1 phần không thể thiếu được của truyền thống dân tộc sau khi đọc hồi ký chống Mỹ của nhà văn Nguyên Ngọc, nhưng không có nghĩa nó đang chiếm thế thượng phong trong tư duy chung của VN. More like nó đã bị thượng mã phong, và đang trong, từ Trần Long Ẩn, giai đoạn hoạt động bí mật . Granted, its still there, nhưng phải thờ trí thức nhà mềnh lắm mới thấy . Đúng, tinh thần chống Mỹ hiện diện rất xôm tụ trong những buổi họp mặt nhớ Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân, nhưng ngoài bốn bức tường đó ra, aint no sign of it being remotely alive.
Những cái-gọi-là “truy bức”, “bị đưa đi” … đó là những mất mát đã được tính toán trước & chịu đựng được . Thủ tướng Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân đã nói “Triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”, thế là khách quan rồi đ/v những người miền Bắc như THL. Và tất cả là những thứ ta cần liệng vào quá khứ & khóa béng chúng lại, aka “khép lại quá khứ”. Không nên khơi dậy những thành tựu vinh quang 1 thời, làm tiền đề để xây dựng đất nước khi tư duy “coi Mỹ là đồng minh, là một đất nước tiến bộ … coi việc đi Mỹ du học là một thành tựu lớn trong đời … nhìn lính Mỹ … như những người bảo vệ họ trước miền Bắc” vẫn đang thống trị và lăm le xóa sạch toàn bộ truyền thống văn hóa cách mạng của Đỗ Kim Thêm .
Chuyện người mình bỏ nước ra đi là làm nhục quốc thể đ/v những trí thức nước nhà như Nguyễn Tiến Tường, Chu Mộng Long & Đoàn Bảo Châu . Họ là những kẻ phản bội, những kẻ cực đoan, không muốn hòa hợp hòa giải dân tộc, không muốn tôn trọng những trí thức như Nguyễn Đình Cống, Mạc Văn Trang … Chỉ những người trở về với tình tự dân tộc, cùng chịu sự lãnh đạo của Đảng như Nguyễn Đăng Hưng, Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Duy Hùng mới xứng đáng được vinh danh . Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại .
Về chuyện ứng xử của miền Bắc của cuộc giải phóng II, tớ thấy như vậy là phải đạo, xứng đáng được giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh . Cái thiếu thốn ở đây là vì “Đổi Mới” nên toàn bộ hệ thống giá trị đúng-sai, thiện-ác … đã bị đảo lộn . Cộng với tư duy xuyên quyền thế nên everything pretty much Phúc as Phúc can ever be. Có thể Phúc hơn nữa không, yo guess as good as mine. Không thể ngăn cản tiến độ “Đổi Mới” once its set in motion.
Xin lổi,châm biếm qúa lố…hóa hồ đồ,M.Muỗi ơi !
Thằng này nói lải nhải, tôi không bao giờ đọc nhưng rất bực
Đồng ý với bạn!
Rất bực và không bao giờ đoc?????????????
Đọc mà éo hỉu hắn nói gì. Hắn viết éo đúng trình đọ và ý thích của mình. Bực vì mình ngu
Vài lời cùng “danden 06/07/2021 at 9:08 am ” -Tôi hiểu phát biểu của bạn “không bao giờ đọc nhưng rất bực” … “rất bực” vì bạn hiểu biết và việc hiểu hắn (theo cách gọi của Lambanthesu 06/07/2021 at 1:20 pm ) nói gì hay không là chuyện khác. Theo tôi nghĩ vấn đề ở chỗ có lẽ hắn cũng không cần ai hiểu … như SaKim 06/07/2021 at 11:35 am … đã nêu rõ: ”dlv “muỗi” montaukmosquito”… chắc bạn cũng đã nghĩ như vậy, việc này tôi cũng đã chờ ai đó vạch rõ cho…
Xin được dài dòng thêm… Vài lời cùng bạn thật ra không phải là lời một chiều vì cũng cùng tâm trạng, tôi không những “bực” mà còn thấy mình “bất lực” (tuy tuyệt đối không “bực vì mình ngu” như Lambanthesu 06/07/2021 at 1:20 pm có vẻ hả hê(?)), “bất lực” vì không không khá viết lách cũng như không kinh nghiệm kòm kiếc gì… nhất là ở bTD thường đọc nầy ”dlv “muỗi” montaukmosquito”.nhộn nhịp quá đáng.
Thêm tâm sự của tôi ở đây là…. tôi cũng thường rất “an tâm” đọc LuậtKhoa t/ch của t/g Trịnh Hữu Long, ở bài này cũng vì “an tâm” tôi đã “khiêu khích” Muỗi với còm CóNgườiNói 05/07/2021 at 10:40 pm, nhưng “khiêu khích” nầy đã thành “khích lệ” như SaKim 06/07/2021 at 11:35 am đã hiều như lý giải, một việc quá đáng tiếc nhưng trước hết đó là vấn đề của tôi mà cũng là kinh nghiệm quí giá, và ngoài điều này ra tôi rất đồng ý về bình luận của SaKim đặc biệt hai câu kết “Thôi thì bỏ qua đi, để cùng chống giặc. Giặc đang ở ngay trên btd này đấy!”. Tôi đã có vài lời CóNgườiNói 06/07/2021 at 10:59 pm để mong SaKim hiểu cho … nhưng chưa biết ra sao?
Trở lại việc … “có lẽ Muỗi(hắn) cũng không cần ai hiểu”… đề cập ở trên, theo tôi nghĩ:
-Trước hết là làm rối mù, cũng có người cho là “quậy phá”, cũng như bạn cho là “lải nhải” cộng với •Khách Quan 06/07/2021 at 5:41 am cho là “châm biếm qúa lố…hóa hồ đồ”.
-Kế đó là Muỗi viết rất dài theo truyền thống với thật nhiều chi tiết một cách “loan xạ chuyên nghiệp dlv”, nói chung theo cách gọi của tôi là “”chích” loan xạ chuyên nghiệp dlv”, mà có thể thấy chỉ “chích lấy được” vài điều liên quan với bài viết chính của t/g, phần còn lại thường đưa ra một loạt các nhân vật, t/g có tiếng như từ List có sẳn để chỉ trích … cần phải “chích”, nói chung như là cố tình bâng quơ và khó hiểu.
-Là Nghiệp vụ dlv, Muỗi (hắn) siêng năng nhộn nhịp ở khắp nơi trên bTD cũng như báo khác, nhưng người đọc có kinh nghiêm rồi chắc chắn rằng hiếm ai đọc tiếp sau cái tên và có thể sẽ để lại một cái “bực” như bạn (hay có thể được kinh nghiệm như tôi lần nầy).
Gần đây, sau khi bị cảnh cáo của AdminTD, Muỗi đã bớt hành văn kém tôn trọng người đọc, nhưng dlv rõ ràng hơn và vẫn làm ăn, làm nghiệp vụ nhộn nhịp ở chốn đất lành nầy với policy rất bảnh của AdminTD.
Tâm sự và nhận xét trên từ sự bất lực của tôi.
Cám ơn đã cho tôi một ít thì gjờ.
Cảm ơn tác giả, viết rất hay, rất chính xác !
Các bạn trẻ HD hãy cứ tưởng tượng rằng Bắc Hàn đi giải phóng Nam Hàn giống như các bạn vừa làm vậy. Tự hào lắm!
Sự việc Sài Gòn phải nộp cho Hà Nội khoảng 80% và giữ lại 20% thì chẳng
khác nào thời phong kiến,Trung Hoa bắt nước Giao Chỉ xưa phải “triều cống”
hàng năm cho triều đình đại Hán.
Dân cùng một nước mà “hành hạ” nhau như vậy thì còn ra… trò trống gì ?
Đây mới chính xác là phản động !
Từ một điểm rất khác biệt: Dân Hà Nội “bị” đi kinh tế mới sau 1975 hầu hết đến Đà Lạt Lâm Đồng, các vùng miền khác đến những nơi hoang vắng, rừng già, đầm lầy…Dân MN đi KTM không do thất nghiệp mà do cưỡng bức, dân MB đem cả chi bộ đi KTM, kiến tạo những vùng đặc trưng văn hóa XHCN.
Đi KTM Tây Nguyên, phá rừng hợp pháp và đồng hóa dân bản địa, váy khổ Ê đê giờ chỉ còn trên VTV1.
Nhưng có một vấn đề rất đồng nhất. việc đạp đổ 3 cái đinh Mac Le Ho là là người của cả hai miền.