Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch

Thái Hạo

22-6-2021

Hình ảnh đã bị gỡ bỏ trên Báo Thanh Hóa

Theo thông tin từ Báo Chính Phủ và Báo Thanh Hoá, quý 3 năm nay, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khởi công xây dựng công trình có tên “Con tàu tập kết”. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói: công trình này “mang nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục các thế hệ sau này về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ý chí dân tộc. Đặc biệt, công trình còn nhằm tri ân những đóng góp, sự cưu mang của người dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết”.

Việc xây dựng tượng đài này có tổng kinh phí phê duyệt ban đầu là 290 tỉ đồng, sau vì khó khăn nên giảm xuống còn 255 tỉ đồng trên một diện tích 32ha. Dù một phần kinh phí là xã hội hoá nhưng đó vẫn là nguồn lực quốc gia, không thể không trăn trở trước sự kiện này.

Nhắc lại bối cảnh lịch sử một chút. Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, theo đó: Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Từ điều khoản này, trong khoảng thời gian 1954-1955, dân của 2 miền đã tiến hành một cuộc di cư “vĩ đại”. Có khoảng 1 triệu người miền Bắc đã vào Nam và (chỉ) có khoảng dưới 200 ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc (tức bằng khoảng 1/5 dân Bắc vào Nam).

Việc xây dựng tượng đài này, theo lời phó thủ tướng là có ý nghĩa lớn như đã dẫn. Tuy nhiên, xét về quy mô, rõ ràng người Bắc đã vào Nam nhiều hơn gấp khoảng 5 lần chiều ngược lại. Vậy đâu là cơ sở cho tính chính đáng của việc khẳng định ý nghĩa trên? Người Nam ra bắc thì thể hiện tinh thần đoàn kết, còn người Bắc vào Nam thì nói lên điều gì? Ghi nhận ý nghĩa tốt đẹp của cuộc di cư này thì có cần ghi nhận cả những thất bại, nỗi buồn và sự chia rẽ của chiều di cư ngược lại?

Thiết nghĩ, đất nước ta đang cần hàn gắn, nhất là hàn gắn lòng người hai miền khi mà sau gần nửa thế kỷ lại vẫn còn ngổn ngang đến thế. Tôn vinh những người từ Nam ra Bắc lúc này có phải là hợp tình hợp lý; hay chỉ gây thêm nỗi bất hòa? Quan điểm cá nhân của tôi là, công trình ấy không có tác dụng trọng việc mang đến việc hòa hợp, hòa giải mà chỉ khiến những người đồng bào thuộc chế độ cũ thêm mặc cảm và cách lòng.

Hiện nay, người Thanh Hóa và miền Bắc nói chung vẫn đang tiếp tục di cư vào phía Nam do điều kiện kinh tế địa khó khăn. Việc đầu tư vào tượng đài trăm tỉ này nếu để tạo công ăn việc làm cho người dân hay làm các công trình phúc lợi an sinh để giữ người dân ở lại mảnh đất quê hương mà an cư lạc nghiệp có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.

Đó là chưa kể, trong bối cảnh đại dịch hoành hành, người dân mất việc, đời sống khó khăn, nỗi lo cơm áo đè nặng mà nhà nước lại quyết định xây một công trình không thật sự cấp thiết như thế thì thử hỏi tính chính đáng của nó là gì? Cần giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt, cứu dân như cứu lửa, sao có thể vô tâm mà làm những việc phi thực tế như vậy trong lúc này. Giữa lúc chính phủ đang kêu gọi dân “đóng góp” xây dựng quỹ vaccine phòng covid vì ngân khố không đáp ứng được, thì việc bỏ tiền xây tượng đài lại càng bất nhẫn và vô lý hơn nữa.

Đó là lại chưa kể Thanh hóa vừa trải qua một cơn sốt đất dữ dội. Trong khi quỹ đất ở và đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, thì việc bỏ ra một lúc 32 ha đất thành phố để làm tượng đại lại càng không thể biện minh và hợp lòng dân được. Bằng chứng là, sau khi đăng tải thông tin vài tiếng, Báo Thanh Hóa đã phải gỡ bài* vì vấp phải sự phản đối của dư luận. Một công trình nhân danh nhu cầu và ý nghĩa văn hóa cho người dân, nhưng ngay lập tức lại nhận về sự phản ứng tiêu cực của chính nhân dân thì có nghĩa nó đã thất bại trong chính lý do cho sự có mặt của mình.

Gỡ bài không phải là biện pháp, cần lắng nghe ý kiến của nhân dân mới là điều nên làm. Động thái gỡ bài này chứng tỏ những người có trách nhiệm đã nghe thấy tiếng nói của dân, và nghe rất rõ; nhưng (có thể) nó lại cũng chứng tỏ người ta đang không thật sự muốn làm theo nguyện vọng của dân.

Không có tượng đài nào bằng an sinh của dân chúng, không có ý nghĩa nào bằng việc hàn gắn lòng người, và không có gì cần thiết bằng việc ổn định đời sống cho dân. Đó là chức năng của một nhà nước phụng sự. Xây tượng đài, trước tiên cần nghĩ tới việc người dân cần gì. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về tượng đài, cổng chào rồi: kém chất lượng, xuống cấp nhanh chóng, xấu xí, vô ích, tham nhũng, rút ruột, hoang tàn, lợi ích nhóm v.v..

Dân đang lâm đại nạn giữa cơn dịch dã, và cần một chính quyền phụng sự “vì dân” hơn bao giờ hết. Lúc này là cơ hội tốt nhất để chính quyền gây dựng niềm tin với một dân chúng vốn đã bị xói mòn niềm tin chứ không phải lại gây nên nỗi thất vọng hoàn toàn bằng những quyết sách không hợp nhân tâm như thế.

Lòng dân mới là nơi cần đặt tượng đài, tượng đài của niềm tin vào chính quyền. Mà để dựng lên được cái tượng đài ấy thì lại rất cần ngưng lại những tượng đài tiền tỉ bên ngoài kia.

_____

*Ghi chú của Tiếng Dân: Hiện thông tin trên Báo Thanh Hóa vẫn truy cập được, nhưng hình ảnh phối cảnh không còn.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Một phụ nữ tàn tật,
    Ở Hiệp Hòa, Bắc Giang,
    Chết không giấy chứng tử,
    Không được mượn xe tang.

    Bà tàn tật từ bé,
    Không chồng con, gia đình.
    Còn nuôi hai em nhỏ
    Cũng tàn tật như mình.

    Thế mà rồi khi chết,
    Người phụ nữ đáng thương,
    Do nợ một triệu bảy,
    Không được chết bình thường.

    Một triệu bảy thuế phí –
    Tiền an ninh quốc phòng,
    Tiền đền ơn đáp nghĩa,
    Tiền làm mương, be đồng.

    Tiền ủng hộ khuyến học,
    Tiền văn nghệ, hội xuân,
    Tiền đồng bào bão lụt,
    Tiền thuế đất, vân vân.

    Chừng ấy khoản thuế phí
    Đè nặng lên vai bà,
    Một phụ nữ tàn tật,
    Ở Bắc Giang, Hiệp Hòa.

    Và bà đã ngã khuỵu
    Dưới gánh nặng nợ nần.
    Chết, không trả được nợ,
    Nên chính quyền của dân

    Không cho loa thông báo,
    Không cho mượn xe tang,
    Không cho khai chứng tử.
    Như xưa, phạt vạ làng. Thái Bá Tân

  2. Không thua kém Thanh Hóa,
    Người dân ở quê tôi,
    Cứ đến “mùa đóng góp”
    Cũng ngửa mặt kêu trời.

    Xã Nghi Thái, Nghi Lộc,
    Tỉnh cách mạng, Nghệ An,
    Mời các bạn khảo sát,
    Cho biết thôi, miễn bàn.

    1
    Nông dân Vương Đình Dũng,
    Thôn Thái Học – Anh này
    Bị tàn tật từ bé,
    Vợ chết mấy năm nay.

    Anh đang nuôi con nhỏ.
    Tàn tật, phải ngồi không.
    Sống bằng tiền trợ cấp
    Khoảng tám trăm nghìn đồng.

    Từ số tiền còm ấy
    Bố con anh đều đều
    Nộp phí cho lý trưởng.
    Thật tiếc, phí rất nhiều.

    Nhất là khoản đóng góp
    Xây dựng lại nông thôn.
    Ba trăm nghìn, chết lặng,
    Anh lại bóp mồm con.

    Sau đó là các khoản
    Tiền phụng dưỡng người già,
    Tiền để nuôi cán bộ,
    Nuôi đội hát, nuôi loa.

    Tiền cho quỹ khuyến học,
    Tiền kinh tế dân sinh.
    Tiền cho quỹ xã hội,
    Tiền dân phòng, an ninh…

    Gần hai chục loại phí
    Liên tiếp đổ lên đầu.
    Liên tiếp anh khất nợ,
    Năm này sang năm sau.

    2
    Ở thôn khác, Thái Cát,
    Cô mù Nguyễn Thị Hiền,
    Một mình nuôi con nhỏ,
    Thôn cũng không cho yên.

    Nên có hay không có.
    Thật mù hay không mù,
    Cô vẫn phải đóng đủ,
    Nếu không muốn ngồi tù.

    Lại xây dựng làng xóm,
    Lại khuyến học, môi trường,
    Lại tiền nuôi cán bộ,
    Lại tình nghĩa, tình thương…

    3
    Quay lại thôn Thái Học.
    Cụ bà Nguyễn Thị Lâm,
    Một mình, tám mươi tuổi.
    Thế mà cụ hàng năm

    Phải đóng một khoản phí
    Gọi là giúp người già,
    Cụ có kêu túng thiếu,
    Lý trưởng cũng không tha.

    Năm Hai Không Một Sáu,
    Bà cụ phải buộc lòng
    Đóng mười hai loại phí,
    Gần sáu trăm nghìn đồng.

    Riêng khoản đóng cho xã,
    Vì già yếu, được tha.
    Nhưng tiền xây thôn xóm,
    Ba trăm nghìn, nôn ra!

    *
    Nhưng thương tâm hơn cả
    Là ông Trần Văn Tình.
    Bốn người con còn nhỏ,
    Vợ ung thư, một mình

    Ông phải tự xuay xở.
    Cái gì cũng cần tiền.
    Mà tiền thì không có.
    Nhiều lúc tưởng phát điên.

    Thế mà rồi bất chợt
    Lý trưởng đến nhà ông
    Chìa cái giấy thuế phí
    Một phẩy năm triệu đồng.

    *
    Đại khái là như thế,
    Ở Nghệ An quê tôi.
    Nhà nào cũng cảnh ấy.
    Không ai thoát, mà rồi

    Muốn thoát cũng chẳng được.
    Vì đó là chủ trương.
    Chủ trương đổ thuế phí
    Lên đầu thằng dân thường.

    PS
    Đất nước đang đổi mới,
    Nhưng còn nhiều dân nghèo.
    Tiếc rằng chính nhà nước
    Càng làm dân thêm nghèo.

    Báo đảng viết đấy nhé,
    Không phải tôi điêu toa.
    Vinh quang và tốt đẹp
    Thời đại của chúng ta? Thái Bá Tân

  3. Ở Thanh Hóa, một xã
    Năm trăm quan ăn lương,
    Nên dân phải đóng góp
    Cũng là chuyện bình thường.

    Khi “mùa đóng góp” đến,
    Dân hoảng sợ, lo âu.
    Tiền ăn vốn chẳng đủ.
    Tiền góp biết lo đâu?

    Nên dân phải xin khất,
    Phải nhăn nhó van nài.
    Thậm chí phải bỏ trốn,
    Nhưng quan bỏ ngoài tai.

    Và rồi quan cách mạng,
    Sống bằng tiền dân nuôi,
    Toàn đầu trâu mặt ngựa,
    Kéo đến, đông như ruồi.

    Chúng lấy đi tất cả
    Những gì có trong nhà.
    Cả chiếc giường gỗ cũ,
    Của thừa kế ông cha.

    Chúng không thèm để ý
    Cái khổ của đồng bào,
    Chỉ chăm chăm làm tốt
    Việc đảng của chúng giao.

    *
    Câu chuyện là như thế.
    Không thêm bớt, hôm nay
    Tôi chịu khó chép lại
    Để con cháu sau này

    Biết cái thời ta sống,
    Được gọi là vẻ quang.
    Một giai đoạn lịch sử
    Chói lọi và huy hoàng. Tân Thái Bá

  4. Có sự khác biệt lớn
    Giữa hai con số này –
    Năm và Năm Trăm triệu
    Ở nước ta hiện nay.

    Người dân nghèo chết bệnh
    Không có tiền thuê xe,
    Giá thuê chừng Năm triệu,
    Đành phải chở xác về

    Như chở chó, chở lợn
    Trên xe máy Honda.
    Chuyện đau lòng có thật,
    Tỉnh miền núi Sơn La.

    Trong khi, sinh nhật bố,
    Quan lấy tiền của dân,
    Mừng quà Năm Trăm triệu.
    Mà chắc không một lần.

    Năm và Năm Trăm triệu
    Là một vực, một trời.
    Giữa bố quan, còn sống,
    Và dân, mới qua đời.

    Là sự thật đau nhói,
    Trần trụi và mốc meo.
    Giữa bọn quan tham nhũng
    Và những người dân nghèo.

    Là bản án chế độ
    Giả dối và vô lương.
    Một đất nước chết khát
    Vì thiếu tình yêu thương.

    Là một lời nhắc nhở
    Cho mỗi một chúng ta,
    Những người đang im lặng
    Trước thảm kịch nước nhà.

    PS
    Sơn La, tỉnh miền núi,
    Có băm sáu nghìn người
    Đang thuộc diện thiếu đói,
    Tức cũng chừng ấy người

    Có thể chết, và họ,
    Không đủ tiền thuê xe,
    Lại như chó và lợn,
    Được Honda chở về.

    Thế mà lạ, tỉnh ấy
    Quyết tâm xây tượng đài
    Một Nghìn Bốn Trăm tỉ,
    Để làm gì, cho ai? TBT

  5. trích thơ H X P

    nếu linh thiêng chắc hẳn người quá rõ
    dự án tranh đua núp dưới danh người
    tưởng niệm phụng thờ bao nhà hoành tráng
    tượng đá tượng đồng bao chốn bon chen 1

    “thanh bạch” răng xa xỉ rứa người ơi 2
    một chốn ngốn một phết tư ngàn tỷ 3
    thừa tám năm nuôi mọi người thiếu đói 4
    đủ cả năm nuôi gần hết người nghèo 5

    đừng để gian thần nấp bóng người ơi
    đừng để tôn thờ vẫy cờ tham nhũng
    đừng để quan yêu mà dân oán hận
    đừng để triệu người quá khổ khổ thêm

    xin hãy hiển linh nếu quả anh linh
    chặn đám hại dân nếu quả thương dân
    bỏ “tượng đồng phơi” tỏ “hồn muôn trượng” 6
    tỏ gấp đi người muộn lắm người ơi

  6. Cho tớ được phép phản biện đồng chí Lường Tuấn Tú

    Bác không muốn bị mang tiếng “phản động” nhưng thú thật, giải thưởng của tổng cục chính chị not gonna help nếu cách viết của bác ngày càng thoái hóa

    “Có khoảng 1 triệu người miền Bắc đã vào Nam và (chỉ) có khoảng dưới 200 ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc”

    Con số này không nói lên tình cảm thật sự của dân tộc đ/v miền Bắc xã hội chủ nghĩa nói chung & Bác Hồ nói riêng . Bao nhiêu người đã chấp nhận ở lại để xây dựng căn cứ, không có thống kê đầy đủ . Lê Duẩn rồi Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân Võ Văn Kiệt, hung thần chợ đệm Nguyễn Văn Trấn … Con số tổng cộng lại sẽ làm ngạc nhiên (rất) nhiều người . Nếu tính những người dân cả 2 miền tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, 1 triệu dân phản quốc đó chỉ là con tem trên đít voi .

    “Vậy đâu là cơ sở cho tính chính đáng của việc khẳng định ý nghĩa trên?”

    Chiến thắng huy hoàng, giải phóng miền Nam .

    “Quan điểm cá nhân của tôi là, công trình ấy không có tác dụng trọng việc mang đến việc hòa hợp, hòa giải mà chỉ khiến những người đồng bào thuộc chế độ cũ thêm mặc cảm và cách lòng”

    Quan điểm cá nhân của tớ là công trình ấy có tác dụng rất lớn trong hòa giải hòa hợp . Nó mang đến thông điệp quyết tâm khép lại quá khứ bằng cách chôn vùi chế độ cũng, & hòa giải hòa hợp với chế độ mới .

    Việc đầu tư vào tượng đài trăm tỉ này chính là tạo công văn việc làm cho người dân . New Deal của FDR cũng làm kiểu này

    “Cần giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt, cứu dân như cứu lửa”

    Đã có nguồn covid rùi . Tớ đề nghị since “chống dịch là chống giặc”, vaccines được xem là vũ khí hữu hiệu chống giặc, nên chăng ta nên xem chiện tiêm chủng thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc, ngoại trừ đảng viên ?

    Tiền nào ra tiền đó . Tiền dân đóng góp, bỏ ngân hàng lấy lời sẽ có đủ để xây tượng .

    “ngay lập tức lại nhận về sự phản ứng tiêu cực của chính nhân dân”

    Thiểu số to mồm, họ không & chưa bao giờ là nhân dân cả. Cái cần là đa số thầm lặng mới chính là nhân dân

    “không có ý nghĩa nào bằng việc hàn gắn lòng người, và không có gì cần thiết bằng việc ổn định đời sống cho dân”

    Vaccines làm tất cả những việc trên & more. Không những hàn gắn lòng người, vaccines còn có tác dụng đẩy mạnh hòa giải hòa hợp, giảm bớt phong kiến trong tư di người mình

    “Lòng dân mới là nơi cần đặt tượng đài, tượng đài của niềm tin vào chính quyền”

    Rất đúng . Dựng thành công tượng đài chính là biểu tượng của niềm tin sáng ngời á dân dâng lên cho Đảng

Comments are closed.