Thái Hạo
18-6-2021
Một trong những câu chuyện gây ấn tượng nhất với tôi, như đã có lần tôi kể trong bài viết “Đời sống của công nhân VN”, đó là tình trạng công nhân cao su thời Pháp thuộc qua lời một bà cụ. Bà cụ người gốc miền nam, nay đã ngoài 90. Câu chuyện khác xa với những gì mà nhà trường đã từng mang vào đầu óc chúng tôi.
Đã 10 năm rồi nhưng tôi còn nhớ như in, bà cụ kể rằng, ngày xưa một người đi làm cho đồn điền của Pháp thì thường không phải tiêu đến lương tháng, tiền ấy dùng để mua vàng để dành vì họ đã cấp đủ gạo, mắm, muối, đường và các nhu yếu phẩm đủ cho cả nhà dùng; con đi học không mất tiền, thậm chí còn “bị bắt” uống sữa và các loại vitamin, được tiêm chủng miễn phí định kì. Mỗi đêm, sẽ có xe tới tận ngã ba đón và chở tất cả công nhân vào nông trường; làm xong thì xe của nông trường lại chở về nhà. Mỗi công nhân cao su chỉ phải làm 1 công đoạn, ai trút mủ thì chỉ trút mủ, ai làm vệ sinh thì chỉ làm vệ sinh.
Nói chung đời sống của công nhân rất tốt chứ không thảm hại như bây giờ. Và cũng không giống như câu ca mà sách vở nhà trường vẫn tuyên truyền trước đây “Cao su đi dễ khó về”!
Bà cụ, người kể cho tôi nghe những điều này, nay còn sống khỏe mạnh và minh mẫn. Và tôi nghĩ, một bà già, trước đã dành suốt một cuộc đời để nuôi nấng đàn con cháu, không hề quan tâm hay có ý niệm gì về chính trị, chắc bà không có lý do gì (và cũng không thể nghĩ ra) nhằm hạ bệ ai đó bằng cách đề cao một đối tượng khác. Đó chỉ là câu chuyện của ký ức vô tư và có phần “tiếc nuối” theo kiểu người già.
Câu chuyện ấy không những gây “choáng” cho tôi mà còn để lại biết bao nhiêu hoài nghi cần giải đáp. Tôi nhớ, trong truyện ngắn ”Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao cũng có 1 chi tiết về việc con trai lão bỏ nhà ra đi, vào Nam làm công nhân cao su cho người Pháp. Vì nghèo khó mà người yêu đi lấy chồng mất, anh con trai phẫn chí, “Ngay mấy hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, ký giấy xin đi làm đồn điền cao su…”
Còn đây là lời con lão nói với cha mình: “Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!…”. Rõ ràng, không phải vô cớ mà anh con trai ấy chọn đồn điền cao su của Pháp để “có bạc trăm”, đặng đổi đời?
Tóm lại, hình như cái chính phủ thuộc địa ấy cũng biết lo cho dân thuộc địa chứ không phải chỉ có “bóc lột đến tận xương tủy” không thôi?
Cho dù sự thật là gì thì nó cũng rất cần được minh bạch. Nhân đây, ai có tư liệu gì trung tính khách quan hay các nhân chứng lịch sử về sự kiện này, xin chia sẻ giùm.
Cũng nhân đây, sau khi thu được tiền dân để mua vác-xin thì nhà nước sắp bán vác-xin rồi, bà con đừng quá lo lắng. Nhân tiện, đính kèm thêm bức ảnh về việc chính phủ Lào tiêm vác-xin miễn phí cho dân Lào, và dân ngoại quốc đang sinh sống làm việc tại Lào.
Tôi được sinh ra và lớn lên trong một đồn điền cao su của Pháp. Tôi từng kể chuyện “ác” của Pháp nhiều người nghe giật mình. Ba tôi đi làm công nhân, má tôi ở nhà làm nội trợ. Gia đình vợ tôi cũng vậy . Các ông đi làm nuôi cả nhà hơn chục cái tàu há mồm, mỗi tháng phát cả tạ gao ( phát chứ không phải bán), họ cho xe máy cày kéo rơ móc chở gạo đến trước cửa nhà, mà họ “ác’ ghê lắm, chỉ chở tới trước cửa nhà thôi chứ không cho khiêng vào nhà, các bà hì hà hì hục kéo bao gạo vô nhà. Má vợ tôi có 2 đứa con sinh đôi ở nhà chăm sóc chúng. Mỗi buổi sáng “bị bắt” đến nhà trẻ lấy sữa về cho tụi nó uống, má vợ tui hiện vẫn mạnh khỏe mới gần 100 tuổi thôi. Các anh chị bọn tui đi học có xe đưa đón đến trường non 10 cây số. Ngày Tết trung thu phát lồng đèn và bánh trung thu đến tận nhà … Sau này một vài thầy cô giáo nơi khác đến dạy ở địa phương, khi giảng dạy cho học sinh về cuộc sống những phu đồn điền cao su thường “ngọng” với tui về “cái ác” này.
Khi cao su trở thành vàng trắng nhiều người ngoái nớ vào Nam lập nghiệp ở các công ty cao su trở thành đại gia. Tôi thường ngâm nga: ” Cao su đi dễ khó về, Khi đi ốm nhách khi về tròn quay”.
PS: Ai muốn biết thêm Pháp “ác” như thế nào gởi cho xị rượu tui kể thêm nữa cho.
Thiển nghĩ , lời của bà cụ 90 tuổi và đoạn trích trong truyện của Nam Cao ( dù đặc trưng của tiểu thuyết là dễ có hư cấu ) đều mô tả đúng thực trạng xã hội Việt nam thời Pháp thuộc .
Khi khảo sát , để có đánh giá đúng, chính xác hơn ,( chúng) tôi nhận xét : ở CEE ( công ty điện nước Saigon của Pháp ), BGI ( công ty rượu bia , nước giải khát cũng của Pháp)… Công nhân người bản xứ , có đồng lương , phúc lợi ổn định , đời sống kinh tế đỡ hơn giới lao động tự do , bà cụ 90 đã đúng . Chỉ có khác biệt là cùng công việc với người Việt , người Pháp lãnh lương , phụ cấp, phúc lợi xã hội cao ngất ngưỡng . Người Pháp luôn giữ vị trí ” xếp “, chỉ huy và kiểm tra , còn người Việt thường làm ” cu li ” và “ưu tiên ” chỗ khó khăn độc hại. Tất nhiên , khi ở vị trí kẻ làm công , đôi khi quá uất ức vì sự đối xử tàn tệ của một số “xếp ” , họ cùng nổi dậy chống lại , dẫu biết kết cục bi thảm rồi sẽ đến với họ ! Câu ca dao mà nhân thế nói, để tả tình cảnh phu cao su thời ấy , phản ánh đúng thực trạng và đã nói lên tất cả ! Xin cảm ơn !
-Báo điện tử Thanh niên đăng bài “Chuẩn bị khởi động cơ chế tiêm dịch vụ vắc xin Covid-19 và tiêm mở rộng” trong đó có đoạn viết: “Bộ Y tế cần chuẩn bị cho giai đoạn sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 xong cho đối tượng ưu tiên, sẽ khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.”. Nhận thấy rằng, đặt trường hợp, nếu vắc xin của các nước anh em XHCN (trước đây) là Trung Quốc, Nga, Cu Ba dùng cho mục đích tiêm miễn phí, còn vắc xin của bọn tư bản giãy chết sử dụng tiêm dịch vụ thì dân Việt suy nghĩ tính hơn thiệt sao Ta? Vắc xin của các nước XHCN anh em Trung Quốc, Nga, Cu Ba cũng đâu thua kém gì vắc xin của bọn tư bản giãy chết. Nhà nước cần ưu tiên sử dụng tiêm vắc xin Trung Quốc, Nga, Cu Ba cho hơn 05 triệu đảng viên là rất tốt. Vì nó thể hiện tình đồng chí đoàn kết, gắn bó keo sơn, giúp đỡ giữa các nước anh em trong lúc khó khăn, cũng như chứng tỏ tính ưu việt của CNXH so với CNTB & đi cùng với tinh thần cách mạng “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. (Suy nghĩ thật, nói thật, hành động thật, hiệu quả thật)
P/s: Chú ý rằng, hộ chiếu vắc xin khi tiêm vắc xin Trung Quốc, Nga, Cu Ba phải được sự phê chuẩn của EU, Bộ tứ kim cương, Liên minh ngũ nhãn thì mới vào các nước này được nhé.
Tất cả các khoản đánh chén của “đảng ta” đều NGON, BỔ nhưng phải… RẺ. Đất cát là NGON nhất, có nhiều chất BỔ mà lại quá …RẺ.
Chuyện lèo nhèo đi xin tiền chống Covid …rẻ tiền nhưng hái ra tiền, chuyện tiêm dịch vụ chắc chắn cũng sẽ bộn bạc, chẳng thà bỏ tiền ra để chọn loại vac xin không phải của TQ sẽ an toàn rất nhiều.
Đọc báo CM mới thấy cái nhục của CÁCH MẠNG.
“Câu chuyện khác xa với những gì mà nhà trường đã từng mang vào đầu óc chúng tôi”
Tại sao dân mình lười đọc sách ? Không đọc sách thì nàm thao mà mở mang trí tuệ, xây dựng Đảng cũng là đất nước được ? Và nhớ, phải học . Học, học nữa, học mãi để những gì nhà trường mang vào đầu óc trở thành hiện thực cuộc sống .
“Nhân đây, ai có tư liệu gì trung tính khách quan hay các nhân chứng lịch sử về sự kiện này, xin chia sẻ giùm”
Lương Tuấn Tú là nhà giáo, lại được giải thưởng của tổng cục chính chị . Đọc câu trên của ổng là biết bao nhiêu học trò qua tay ổng … coi như thui rùi lủm ui .
Học Lào đi nhá .