28-5-2021
Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh ký ban hành Kế hoạch 455 gồm 9 nhiệm vụ liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Trong đó, có 2 nhiệm vụ gây hiểu lầm chết người là:
“Phối hợp thí điểm tại một số địa phương thử ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong trường học và khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông”.
Và, “Xây dựng, triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên”.
Báo chí phê bình cụm từ “thử ma túy cho thanh thiếu niên…” bị hiểu lầm là cho các em “thử dùng ma túy”; và “kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh thiếu niên” là “kế hoạch trù bị nghiện ma túy” cho các em.
Sau đó, Bộ GDĐT phải ra văn bản số 2043 để đính chính hai cụm từ trên không có nghĩa tiêu cực như vậy. “Thử ma túy” là “xét nghiệm ma túy”; giống như “thử bia” là “xét nghiệm bia”, “thử thuốc lá” là “xét nghiệm thuốc lá”, “thử đồ” là “xét nghiệm quần áo”, “thử xe” là “giám định xe”.
“Thử” có nghĩa là dùng món gì đó lần đầu, và cũng mang nghĩa “xét nghiệm”, nhưng khi nó đã mang nghĩa đầu thì không có nghĩa sau và ngược lại. Thí dụ “thử máu”, “thử nước tiểu”, “thử phân”, “thử thai”… có nghĩa là “xét nghiệm” thì không có nghĩa “ăn, uống các món đó lần đầu”.
“Thử ma túy”, “thử rượu” được hiểu là “dùng thử ma túy hay rượu”, chứ không ai nghĩ là “xét nghiệm chất ma túy”, “xét nghiệm nồng độ cồn”.
Cách đây 2 tháng, Bộ GD&ĐT ra Quyết định “Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm” khiến toàn thể phụ huynh và các nhà báo hiểu lầm rằng: Tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là “môn học bắt buộc”!
Sau đó, “thông ngôn” Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, phải “thanh minh thanh nga” với báo chí rằng, từ “bắt buộc” trong Quyết định có nghĩa là “không bắt buộc” khi thực hiện quyết định này!
Ông Thành nói, do quy định “7 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Đức” là “ngoại ngữ 1” (là môn bắt buộc), và 6 môn còn lại là “ngoại ngữ 2” (là môn tự chọn) nên mới gây hiểu lầm. Thí dụ, nếu chọn tiếng Hàn là “ngoại ngữ 1” là môn bắt buộc, thì học sinh có quyền tùy chọn 1 trong 6 ngoại ngữ còn lại (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Đức) làm “ngoại ngữ 2”.
Năm 2014, “Chương trình Cambridge” dạy tiếng Anh trong 34 trường THCS và THPT thí điểm bị phá sản. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho dạy tiếp tiếng Anh “Chương trình Cambridge” nhưng bị “biến đổi gen” thành “Chương trình Tích hợp” ở TPHCM và Bình Dương. Trong khi, ở Hà Nội “Chương trình Cambridge” bị “biến chủng” thành “Chương trình Song bằng”.
Bộ Giáo dục bào chế ra “tích hợp” (integrated?) và ”song bằng” (double diploma hay parallel diploma?), dù rằng “tích hợp” và “song bằng” có cùng một chương trình!
Bộ Giáo dục cũng “đẻ” ra các “cụm từ” quái gở không thua Bùi Hiền! Có cần “thử thai” Bộ Giáo dục không?
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Cha mẹ Muỗi sinh ra Muỗi không ngọng
– Bài này nhằm đúng đối tượng “tự bịa ngôn từ”.
– Nhưng “nân tiện” chửi sai đối tượng là Bùi Hiền.
Bùi Hiền không bịa đặt ngôn từ, mà là đưa ra cách viết tiếng Việt rất lạ lẫm.
Mai Bá Kiếm nên xin lỗi Bùi Hiền cho sòng phẳng, thể hiện nhân cách người viết.
Nếu thích mắng Bùi Hiền, nên viết ở một đề tài có nội dung thích hợp.
Cho phép tớ cực lực phản đối câu “Bộ Giáo dục không có quyền “đẻ” ra cụm từ khó hiểu”.
– Quyền đẻ ra những từ khó hiểu hổng nên là đặc quyền của giới trí thức ôn hòa & có học, 1 số mang danh đấu chanh & mạo danh khoa học . Có (quá) nhiều ví dụ . Cái dễ hiểu là thái độ “ôn hòa & có học” của giới này . “phái xuyên quyền thế”, “tạm giữ” … my rít vô phê “kiến tạo”.
– Níu nói bộ giáo dục hổng có quyền, vậy bộ nào mới được quyền ? Tiên láo mà nhà văn Nguyên Ngọc đã có những đóng góp cụ thỉa ? Hay chính phủ ô Phúc ? Again, “kiến tạo”. Hahahahaha
““Phối hợp thí điểm tại một số địa phương thử ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong trường học và khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông”
Rất lô dít . Tự nhiên ước mình trẻ lại .
“Bộ Giáo dục bào chế ra “tích hợp” (integrated?) và ”song bằng” (double diploma hay parallel diploma?), dù rằng “tích hợp” và “song bằng” có cùng một chương trình”
Nope. Integrated hổng có nghĩa double degree. Diploma chỉ dành cho trung học, đít lôm ngày xưa . Integrated bên đây nó gọi là liberal w emphasis on … See, “liberal” có nhiều nghĩa ở bên đây, none of which apply cho nhà sách của chị Đoan Trang nhà các chú, if i understood it correctly. Nhưng níu tớ hổng hiểu đúng, hey, wtf do i know, rite. Double degree sẽ nhận được 2 bằng, có thỉa là 1 minor & 1 main, hoặc có thỉa 2 bằng song song . Níu 2 bằng song song, ngừ nhận được sẽ có 2 tờ giấy tốt nghiệp . Còn minor thì chỉ nhận được 1 bằng tốt nghiệp & 1 chứng chỉ ghi rõ môn kia là minor. Chiện là zư thía lày, níu mún 2 bằng song song, môn thứ 2 bắt sv phải học 3/4 chương chình gồm tất cả những lớp chính & lớp phụ . Electives có thể áp dụng cho cả 2. Chong khi minor thì chỉ lấy core classes.
Courses chia ra 3-4 loại bên này . Core là những lớp thuần túy zìa chiên môn . Kế tới là những lớp supplement, tức là cũng thuộc chiên môn, nhưng níu đó là minor, lấy cũng được, không lấy cũng chả sao . Nhưng níu degree thì phải lấy . Kế nữa là electives, tức là hổng dính tới chiên môn . Cuối cùng là những lớp có lấy cũng được, không lấy cũng chả sao .
Bi giờ nói zìa “kiến tạo”. Hahahahaha. Đầu tiên, hổng ai hiểu “kiến tạo” là cái gì, dịch ra thấy “kêu” quá nên đem ra xài . Trí thức nhà mềnh, kể cả nức ngòi cũng hổng hiểu & cũng thấy hay thía là bập zô . Cả nước 1 dạo khùng lên vì 2 chữ “kiến tạo”. Tớ kể chiện này cho bạn học & mấy ông thầy còn giữ liên lạc … you mite not wanna know their reactions.
Níu nói chiện này là 1 hiện tượng Bùi Hiền … Chỉ hơi để ý 1 tẹo … cả nước hóa Bùi Hiền hết gòi . Đông nhất là chong giới đấu zanh ôn hòa & có học . Họ “phát minh” ra những thứ đó hàng ngày lun . Lê Minh Dũng có vẻ tiếp nối chiền thống khá wi wàng này
CS miền Bắc hay nói bớt chử,đôi khi nghe thấy lạ ,có khi khó chịu .,như trong một cuộc họp nếu có ai xin phát biểu ý kiến ,thì người phụ trách nói cho phép phát biểu vói người đó mộtchử thôi “Phát”cho nên mới có chuyện ra văn thu bị hiểu lầm đính chanh giải thích như tác giả việt.
Theo ý kiến thì từ thử phải đi kèm vói một từ mộ câu đẻ làm rỏ vđ. Ví dụ trong bài là họ csinh sinh viên phải thử xem có dung ma túy không :thử NGHIÊM ma túy (=xét nghiệm/chử này rỏ hơn sao không dùng ?). Tuy nhiên cung có thể vẫn hiểu lầm nếu dùng không đúng; hs sv “thử nghiêm ma túy ” khác vói “thử nghiệm ma túy cho (với ,đối với) sv hs”
Cũng như câu sau về ngoại ngử : Nếu viết dai ra một chút ,rỏ hơn một chút bằng những từ Việt thông dụng ,ai cung hiểu thì đã không có hiểu lầm và đính chánh.
Văn thư pháp luật cần phải rỏ ràng và chử dùng chính xác.
(thử không cùng nghỉa vói xét nghiệm .Thử một món ăn khác vói xét (nghiêm )một món ăn).
Nói bừa, viết ẩu là quyền của cái gọi là tầng lớp “cán bộ” cộng sản Ba đình.
Cái quyền ấy đảng ta tự ban cho mình, bất khả xâm phạm.
Dân đen nhọ đầu, ráng chịu.