22-5-2021
Các quốc gia hiện đại luôn xem trọng những cuộc bầu cử, vì nó không chỉ là lời khẳng định tính chính danh của chính quyền sẽ điều hành đất nước, mà còn là thời điểm người dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Tất nhiên, ở những quốc gia khác nhau thì cách thể hiện của cuộc bầu cử cũng khác nhau. Nếu như ở những quốc gia khác, việc bầu cử là để bầu ra những chính trị gia đại diện cho lợi ích, tiếng nói của các khối cử tri khác nhau, thì ở Việt Nam, “chọn ra người tài đức” đại diện cho toàn thể người dân có vẻ như là mục tiêu được coi trọng hơn.
Chính vì thế, trong khi luật bầu cử của những quốc gia trên thế giới không quá chú trọng vào tiêu chuẩn đạo đức, vốn rất khó định lượng, thì luật bầu cử của Việt Nam yêu cầu ứng cử viên phải thoả mãn những tiêu chuẩn đạo đức được chứng thực thông qua các vòng hiệp thương khá ngặt nghèo. Những người ác cảm với quy trình này xem “tiêu chuẩn đạo đức” và hiệp thương là màng lọc giúp đảng cầm quyền loại bỏ các cá nhân có thể gây hại cho đường lối, chủ trương của mình. Còn những người ủng hộ thì xem quy trình này là cần thiết để chọn ra những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, đủ phẩm chất.
Một cách logic và chính thống, các ứng cử viên đã vào được danh sách cuối cùng xem như đủ tiêu chuẩn trở thành đại biểu dân cử và người dân sẽ chỉ cần phải lựa chọn giữa người tốt và người tốt hơn. Tất nhiên, quy trình khiếu nại cũng diễn ra đến phút cuối cùng giúp loại bỏ người không đủ tốt, nhưng đã ở đến danh sách cuối cùng thì xem như được Nhà nước xác nhận “tư cách đạo đức” và tiêu chuẩn đại biểu.
Tuy nhiên, dù chúng ta giải thích quy trình bầu cử Việt Nam theo hướng “màng lọc bảo vệ chế độ” hay “màng lọc bảo vệ cử tri” đi chăng nữa, một thực tế khó có thể phủ nhận đó chính là các cuộc bầu cử ở Việt Nam dần mất đi sự quan tâm của người dân, một phần có thể là vì sự na ná giống nhau giữa các ứng cử viên theo cùng một khuôn mẫu đạo đức suốt một thời gian dài.
Không khó để tìm thấy những câu nói như kiểu “tôi không quan tâm đến chính trị” nên tôi không biết phải bầu ai, hoặc tôi không biết các ứng cử viên nơi tôi bầu là ai, và chương trình hành động của họ như thế nào. Bầu cho ai cũng được, vì bầu cho ai cũng vậy.
Nhìn nhận này giống với quan sát của một khảo sát về Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (gọi tắt là PAPI) năm 2016 do Chương Trình Phát Triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam thực hiện. Trong khảo sát này (link bên dưới), chỉ có khoảng 42% người được khảo sát trong độ tuổi bầu cử từng được mời tham gia một cuộc tiếp xúc ứng cử viên và chỉ có 30% thực sự tham dự.
Ngay cả số cử tri nằm trong các đoàn thể thì tỷ lệ này cũng không cao hơn là mấy (45% được mời và 37% tham dự). PAPI 2016 cũng đưa ra một con số đáng suy ngẫm, đó là chỉ có khoảng 69% người được hỏi nhớ rằng mình đã trực tiếp đi bầu vào kì bầu cử năm 2016, thấp hơn con số chính thức. Có thể hiện tượng bầu thay, bầu hộ vẫn đã diễn ra hoặc đơn giản là cử tri đã quên dịp bầu cử năm đó.
Dù với lý do nào thì đây cũng là một con số đáng suy ngẫm cho những người thực sự muốn làm chính sách để sự tham gia của người dân vào quá trình bầu cử trở nên thực chất hơn. Đối với người dân, bờ vực khủng hoảng năm 2016 và trước đó có lẽ cũng là một hồi chuông thức tỉnh rằng không phải ai cũng vậy, khi mỗi đại biểu dân cử là một thể hiện cho ý chí của họ về lý thuyết. Ông Nguyễn Sinh Hùng có phần đúng khi nói rằng, nếu một quốc gia mà người dân chọn làm lơ, bỏ phiếu đạt gần 99% số người đi bầu cho một quốc hội, thì quốc hội đó dở hay hay cũng có phần trách nhiệm của người dân.
Tuy nhiên, không thể cứ đổ lỗi hoàn toàn cho cử tri được, nhất là khi hệ thống bầu cử ở Việt Nam dựa hoàn toàn vào tuyên truyền của Nhà nước và hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc. Mức độ khó khăn của các cử tri ngay tại Hà Nội để tiếp xúc với các chương trình hành động của ứng cử viên trong kì bầu cử lần này cũng được ghi nhận trong vòng tròn bạn bè hẹp của mình. Tất nhiên, ứng cử viên cho cơ quan dân cử cấp cao hơn thì mức độ phổ biến của chương trình hành động của họ là cao hơn.
Tuy nhiên, các chương trình hành động lờ mờ, chung chung, hay thậm chí na ná giống nhau với văn phong mô phạm, khó hiểu, thậm chí khó tiếp cận với người khuyết tật… khiến cử tri không phân biệt của ai và ai để có thể “sáng suốt” được. Chúng ta có thể làm một khảo sát nhỏ, đó là khi bạn đọc bài viết này, bạn có dám chắc mình hiểu rõ những ứng cử viên tại đơn vị bầu cử của mình, họ cam kết gì, và mức độ đóng góp của họ nếu trở thành đại biểu dân cử là bao nhiêu không?
Trong rất nhiều trường hợp xảy ra đối với những người mình quen biết, thời điểm đi bầu mới là lúc những cử tri này đọc lướt qua tiểu sử của ứng cử viên và bỏ phiếu. Tất nhiên, đây chưa hẳn là lỗi của cơ quan tổ chức bầu cử, nhưng cũng không thể là kết quả mà một người làm chính sách đàng hoàng mong muốn, nhất là khi cơ quan tuyên truyền bầu cử luôn kêu gọi người dân “lựa chọn sáng suốt”.
Kì bầu cử lần này sẽ khó khăn hơn nhiều khi dịch bệnh COVID xuất hiện, khiến sự tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên bị hạn chế và thời gian ở thùng phiếu chắc sẽ giảm, cũng như số người chọn tiếp cận thùng phiếu có lẽ cũng không được nhiều như trước.
Tuy nhiên, giữa những khó khăn đó, lại xuất hiện các điểm sáng đến từ các ứng cử viên trẻ tuổi, các ứng cử viên thuộc khối doanh nghiệp, và một số ứng cử viên có sử dụng mạng xã hội nhiều. Một điểm sáng rất lớn (và mình thật sự nói điều này rất trung lập) đó là bạn mình, ứng cử viên Lương Thế Huy, tại đơn vị bầu cử Quốc hội số 6 thành phố Hà Nội, và đơn vị bầu cử HĐND thành phố Hà Nội tại quận Hai Bà Trưng.
Cho dù các quan điểm của Huy chưa chắc được cử tri ủng hộ, cũng như vẫn còn sự nghi ngờ năng lực, phẩm chất, thậm chí là chính kiến của Huy, nhưng không một ai có thể phủ nhận rằng không khí tranh cử ở những nơi Huy là ứng cử viên trở nên sôi nổi hẳn lên. Chương trình hành động của Huy cũng được bạn đưa lên mạng xã hội để dễ tiếp cận hơn với nhiều cử tri, và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu kèm theo để cử tri điếc câm có thể tiếp cận được.
Ngoài ra, Huy cũng không ngần ngại chia sẻ về quá trình trưởng thành của bản thân để mọi người có thể nhìn vào và thấy rằng bạn cũng là một người bình thường như mọi người, và do đó tạo hình ảnh gần gũi hơn. Đây là điều chưa bao giờ được một ứng cử viên nào làm, nhưng lại là một việc rất đáng để học hỏi vì nó có lợi cho cử tri và cho cuộc bầu cử nói chung. Tương tự như vậy, các đại biểu khác như bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, luật sư Trương Trọng Nghĩa, doanh nhân Tiêu Yến Trinh… cũng lựa chọn các hình thức vận động bầu cử đem đến các thông điệp về chương trình hành động rõ ràng, minh bạch.
Những cách làm này giúp cử tri cảm thấy họ là một phần của cuộc bầu cử hơn, và họ biết họ đang phải bầu cho ai, về điều gì. Nó cũng là một sức ép đối với những ứng cử viên khác chọn cách thụ động trong việc đưa ra chương trình hành động của mình. Tất nhiên, có thể cử tri vẫn sẽ chọn họ vì lý lịch của họ, nhưng có thể họ sẽ rất nhanh chóng bị cử tri lãng quên, và vị trí của họ trong 5 năm làm đại biểu cũng sẽ mờ nhạt không khác gì cách họ đã tranh cử. Dần dần, khi xã hội phát triển và người dân đòi hỏi nhiều hơn sự tham gia thì những cách vận động như vậy sẽ không mang đến thành công. Đã từng có những ví dụ về một chủ nhiệm uỷ ban tư pháp đương chức, vốn là một ứng cử viên do trung ương đưa xuống, tỷ lệ trúng cử rất cao bị cử tri không tín nhiệm và thất cử. Đó là bài học nhãn tiền.
Chính những gương mặt trẻ tuổi kể trên đã làm cho cuộc bầu cử năm nay sôi nổi hơn dự kiến, mà một nền dân chủ thì cần phải sôi nổi. Có sôi nổi mới có cạnh tranh, có cạnh tranh mới tạo ra ý tưởng, có ý tưởng sẽ sinh ra trao đổi, và có trao đổi thì mới có phát triển. Chúng ta cần cảm ơn họ, ngay cả khi chúng ta không bầu hoặc không ủng hộ, nghi ngờ họ.
Nói một chút về cá nhân, kì bầu cử lần này đối với mình khá đặc biệt, không chỉ vì bạn thân của mình là một ứng cử viên trong đó, khiến cho mình cảm thấy thật sự là một phần của nó. Nó đặc biệt còn là bởi mình cảm nhận được sự thay đổi trong suy nghĩ, nhìn nhận về cuộc bầu cử mang tính chất đặc thù hơn, địa phương hơn chứ không chỉ chạy theo so sánh nó với các hệ thống nước ngoài như trước kia. Mình không biết một cuộc bầu cử đối với mọi người nó có ý nghĩa gì, nhưng với mình thì nó là thời điểm để ít nhất bản thân có cơ hội tham gia để nói về suy nghĩ, mong ước của mình.
Cho dù chắc chắn sẽ có những nghi ngại về việc kết quả bầu cử có thể đã được quyết định từ trước, hoặc không tin tưởng những cử tri khác cũng nghiêm túc như mình… Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết nếu không thử nghiêm túc với từng cơ hội. Ngay cả khi bạn không thích ứng cử viên mạnh nhất, bạn cũng sẽ thành công nếu ứng cử viên bạn chọn đạt được số phiếu cao hơn mong đợi. Chính những sức ép đó sẽ khiến những người đã tưởng họ chắc ăn thắng lợi phải suy nghĩ lại và thay đổi (hoặc ít nhất là cố tỏ ra thay đổi).
Cuối cùng thì cử tri vẫn sẽ thắng nếu cử tri lên tiếng. Bản thân mình thì luôn lựa chọn những cử tri trẻ và xông xáo, năng động, cũng chính vì mình tin bất kỳ ai thực sự nghiêm túc với từng cơ hội nhỏ nhất họ có được thì đều sẽ là những cử tri trách nhiệm. Mình không muốn là người chính tay bỏ phiếu bầu nên một dân biểu không phát biểu một câu nào trong 5 năm cho dù ông/bà ấy có là người chức cao vọng trọng đến đâu.
Mình cũng không muốn chính tay bỏ phiếu bầu nên một đại biểu quá bận rộn với những công việc khác mà quên đi việc lắng nghe người dân. Luôn có một cách để biết họ sẽ là đại biểu như thế nào, đó là nhìn vào cách họ chỉn chu và tâm huyết cho quá trình tranh cử. Khi đó, cử tri sẽ thấy bản thân được tôn trọng và thấy mình cần phải tham gia vì ứng cử viên đó. Đối với mình, đó mới chính là ý nghĩa của một cuộc bầu cử.
Mình cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này. Xin phép được chia sẻ một lời mời từ phía mình. Đối với bạn, một cuộc bầu cử đối với bạn có ý nghĩa gì? Bạn mong chờ gì ở một ứng cử viên? Một người không có cuộc sống riêng tư, không dùng facebook, và có thể cũng quá bận rộn để quan tâm đến bạn, hay một người thực sự gần gũi và sẵn sàng lắng nghe bạn?
Không có gì thay đổi nếu không có gì thay đổi. Đã có những ứng cử viên chịu thay đổi, chúng ta cũng cần những cử tri chịu thay đổi. Mình chúc mọi người có một ngày bầu cử năm 2021 an toàn và ý nghĩa.
*Ghi chú: Link khảo sát PAPI 2016.
Nếu tác giả không dẫn lời N.S.Hùng vào trong bài thì lý lẽ thuyết phục hơn.
Bởi vì ông Hùng theo thói quen cố hữu của quan chức CS. thì chỉ biết đổ lỗi
cho người dân,trong khi nguyên nhân cốt lõi là sự độc tài độc đảng thì ông
ta tránh né,coi như không có “con voi ở trong phòng” !
Đúng hơn là “Một cuộc bầu cử không có ý nghĩa”. Quốc hội chỉ là 1 hội đồng chuột vì các con chuột cùng có chung 1 giống là “Đồng chí Vẹm”. Trong thời buổi Đại Dịch COVID-19 từ Phương Bắc đang xâm lăng thì tổ chức bầu cử sẽ gây thêm nhiều người bị nhiễm và tốn tiền “không có ý nghĩa”. Dùng tiền này mua thuốc chũng ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson của Mỹ chích cho dân thì “có ý nghĩa” hơn.
Thui thì thía lày, tớ rõ ràng hổng phải là “bạn” của ô Phúc nên có thỉa bảo đảm tính trung thực & khách quan chong đánh giá zìa ông ta .
2 words, more like 1 w repeat; Phúc Phúc .
“Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (gọi tắt là PAPI)”
Tiếng xì là “bố mày”
“Không khó để tìm thấy những câu nói như kiểu “tôi không quan tâm đến chính trị” nên … Bầu cho ai cũng được, vì bầu cho ai cũng vậy”
Nên đọc cuốn “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang để yên tâm đi bầu đại, đồng thời, theo lời Trần Quốc Việt, dục mịa nó lương tâm của mềnh .
“Tuy nhiên, không thể cứ đổ lỗi hoàn toàn cho cử tri được”
Đúng . Tại anh nhưng cũng tại ả, thía mới là khách quan . Chính quyền này là chính quyền tại dân .
“Một điểm sáng rất lớn (và mình thật sự nói điều này rất trung lập -cho cừ cái, Hahahahahaha) đó là bạn mình -trung lập chỗ này nà-, ứng cử viên Lương Thế Huy”
Vì Lương Thế Huy là “bạn” của Lê Nguyễn Duy Hậu, nên LNDH hoàn toàn trung thực khi nhét tên ông này zô . Cũng vì là bạn, LNDH “biết” bạn mềnh là 1 điểm sáng nên “tiện đây” giới thịu lun . Cái này bên tây gọi là cánh hẩu cronyism, là đêm trước của gia đình trị . Bố, mẹ thì phải biết con mềnh là 1 điểm sáng thía lào gòi . Rùi giúp đỡ trong tối nữa, bít rõ từng cọng tóc, từng lỗ chân lông lun .
“luật bầu cử của Việt Nam yêu cầu ứng cử viên phải thoả mãn những tiêu chuẩn đạo đức được chứng thực thông qua các vòng hiệp thương khá ngặt nghèo”
Cứ tưởng tượng Lưu Trọng Văn là ngừ thiết lập những “tiêu chuẩn đạo đức”, lãnh đạo tốt là phải ăn nói có ấn tượng, và phải “sát gái”. Hoàng Hải Vân, rùi mớ đấu zanh nhà mềnh … Ai càng giống Đô Năm Trăm thì càng được favored. Ứng cử viên nữ thì có ngay tiu chửn Xanh, Sạch, Xinh . Kết quả sẽ là 1 chính quyền gồm toàn đại gia & chân dài. Perfecto . Mỗi cuộc họp chính phủ … zui thì thui lun!