Việt Nam đang quá chậm trên con đường miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Ngọc Chu

17-5-2021

1. Việt Nam đã thành công ở giai đoạn đầu chống dịch bệnh Covid-19. Với cách chọn các biện pháp quân phiệt giản đơn: truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa – Việt Nam đã hạn chế tối đa số lượng lây lan và số người chết vì dịch bệnh Covid-19.

Việt Nam dễ dàng thực thi được các biện pháp cách ly, đóng cửa ở bất cứ nơi nào có dấu hiệu dịch bệnh – là vì nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ, và vì người Việt Nam mấy chục năm qua đã quá quen chịu đựng tình trạng chiến tranh và các biện pháp quản trị mệnh lệnh. Nhưng dù với nguyên nhân gì, thì vẫn khẳng định rằng Việt Nam đã thành công ở gia đoạn đầu về ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.

2. Nhưng Việt Nam không thể chạy theo mỗi ca nhiễm để truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa trên toàn quốc từ năm này qua năm khác. Việt Nam cũng không thể đóng cửa biên giới với các nước mãi mãi. Những biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa chỉ đưa đến lời giải cục bộ, không giải được bài toán toàn cục. Muốn giải bài toán toàn cục – giải quyết gốc rễ tai hoạ dịch bệnh Covid–19, chỉ có thể là miễn dịch cộng đồng.

3. Việt Nam đang quá chậm trên con đường miễn dịch cộng đồng. Càng chậm bao nhiêu thì càng thiệt hại cho Việt Nam bấy nhiêu. Mà thiệt hại tăng theo cấp số nhân.

Tại sao Việt Nam lại rất chậm về giải pháp miễn dịch cộng đồng?

Có phải là Việt Nam cho rằng cứ theo con đường: truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa thì ngăn chặn được dịch bệnh Covid-19? Hay là Việt Nam chờ thuốc kháng sinh chống Covid-19 của chính Việt Nam sản xuất? Hay Việt Nam đang chờ viện trợ?…

Theo tin của báo New York Times lấy dữ liệu của dự án World in Data (Thế giới qua dữ liệu) tại đại học Oxfort thì đến ngày 11/5/2021 trên thế giới đã có 1 tỷ 340 triều liều vaccine Covid–19 đã được tiêm, tương đương 17 liều/100 người. Trong nhóm các nước đi đầu thì Israel có 60% dân số tiêm 1 mũi, và 56% tiêm cả 2 mũi 9 tổng cộng khoảng 121,41 mũi/100 người dân). Mỹ cũng đạt tỷ lệ cao 79 mũi/100 người với tổng số 263.132.561 liều vaccine đã tiêm.

Theo Our World in Data (Thế giới chúng ta qua dữ liệu), hôm nay ngày 17/5/2021, thì cả thế giới đã có 1 tỷ 450 triệu liều vaccine phòng Covid-19 đã được cung cấp. Nước Đức có 39.4 triệu, với 9,06 triệu đã tiêm đủ 2 mũi, đạt 10,9%. Còn nước láng giềng Campuchia đã có được 3,21 triệu liều vaccine trên tổng số dân 16.718.965 (17/5/2021), trong đó đã tiêm đủ liều là 1,15 triệu liều, chiếm khoảng 7% dân số.

Cũng trong bảng dữ liệu này thì Việt Nam có 925 ngàn liều vaccine phòng Covid-19, đã tiêm đủ là 37.145 người, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0,1%. Trong khi đó, theo thông tin sáng ngày 28/4/2021 của Bộ Y tế thì Việt Nam có 318.792 người được tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 1 và đợt 2. Cũng là 1 tỷ lệ quá nhỏ so với số dân 97.338.579 người (17/5/2021).

4. Việt Nam dùng thuốc của hãng nào?

Vào tháng 2/2021 Việt Nam đã nhận được 117.600 liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên từ hãng AtraZeneca.

Theo nguồn tin của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 15/5/2021, Việt Nam vừa tiếp nhận 1.682 400 liều vaccine Covid-19 từ cơ chế COVAX. Đây là lô thứ 2, sau lô đầu tiên 811.200 liều đã tiếp nhận trong tháng 4/2021 – trong tổng số 4,1 triệu liều vaccines mà COVAX cam kết tài trợ miễn phí cho Việt Nam.

Cũng có nguồn tin cho biết COVAX sẽ tài trợ miễn phí 30 triệu liều vaccine phòng Covid-19 thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF mua và cung ứng, sẽ đến Việt Nam cuối năm nay và đầu năm sau.

Theo Bloomberg thì Việt Nam dự kiến sẽ nhận 31 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer Inc. và BioNTech SE vào cuối năm nay. Nhưng giữa kế hoach và thực tế còn là điều phải ngóng đợi.

Covid-19 sẽ còn tiếp tục xuất hiện nhiều biến thể mà không có một vaccine nào có thể phòng ngừa tuyệt đối. Vì thế các vaccine phòng ngừa Covid -19 sẽ không ngừng nối nhau xuất hiện. Việc lựa chọn chủng loại vaccine nào sao cho hiêu quả, an toàn lại kinh tế – là bài toán đa mục tiêu không dễ quyết định. Ở đây mới cần trí sáng và tính quyết đoán của người đứng đầu.

Việt Nam cần thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất vaccine của chính mình, cùng với gấp rút nhập khẩu vaccine của các nước. Một quyết định an toàn đơn giản là đa dạng hoá chủng loại vaccine phòng ngừa Covid-19. Đa dạng hoá nhưng không có nghĩa là tràn lan.

Ngoài hai chủng loại vaccine đã nêu ở trên, Việt Nam nên xem xét đến các chủng loại vaccine khác. Trong số đó không thể không cân nhắc đến vaccine Sputnik V của Nga. 1000 liều vaccine Sputnik V quà tặng của Nga đã về Việt Nam ngày 16/3/2021. Sputnik V của Nga đang chứng tỏ hiệu quả cao qua các dữ liệu thống kê thực tế.

Thống kê từ thực tế sử dụng vaccine phòng Covid-19 của Chính phủ Hungary sau lần tiêm thứ 2 trong gia đoạn 26/12/2020 – 20/4/2021 cho thấy Sputnik V đang là vaccine an toàn nhất, thấp nhất về tỷ lệ lây nhiễm lại và thấp nhất về tỷ lệ chết trên 100.000 người được tiêm. Sau đây là số liệu thống kê của Chính phủ Hungary về các hãng vaccine – tương ứng trong ngoặc là số người nhiễm lại và số người chết trên 100.000 người được tiêm phòng: Sputnik V (95,1); AstraZeneca (700,7); SinoPham (356,16); Mordena (177,20); Pfitzer/BioNTech (555,32).

Dữ liệu thực tế của Chính phủ Hungary cho thấy Sputnik V hiệu quả đến hơn 99%. Giá mua công bố của Sputnik V là 10 USD/liều. Nhưng giá của Sputnik V sẽ thấp nữa nếu được cấp phép sản xuất. Hiện đã có 60 nước sử dụng vaccine Sputnik V.

Trong khi đó giá của Pfizer là 20 USD/liều. Giá của Mordena dao động từ 10-50 USD tuỳ theo số lượng. Chính phủ Mỹ đã mua của Mordena 100 triệu liều với giá 15 USD. Còn dường như EU đang đàm phán dưới giá 25 USD. Mordena có thể bán cho một số khách hàng trong khoảng 32 USD – 35 USD một liều

Việt Nam cần đàm phán với Nga để mua, và tốt nữa là được sản xuất Sputnik V tại Việt Nam. Hiện Ấn Độ đã đàm phán để sản xuất 200 triệu liều Sputnik V mỗi năm. Công ty Hualan của Trung Quốc cũng sẽ sản xuất khoảng 100 triệu liều Sputnik V mỗi năm. Sản xuất Sputnik V tại Việt Nam sẽ tiết kiệm cho Việt Nam nhiều chục triệu USD trong phòng ngừa Covid-19. Việt Nam có thể sử dụng Sputnik V đến 50% số người được tiêm phòng, hoặc hơn nữa.

Việt Nam cũng không thể bỏ qua vaccine chỉ cần tiêm một mũi của hãng Johnson & Johnson. Đây cũng là một lựa chọn ưu tiên về tính đơn giản và kịp thời cho người sử dụng.

Việt Nam phải tiêm vaccine phòng Covid-19 cho khoảng 60 – 75 triệu người dân để đạt được miễn dịch cộng đồng. Liệu Việt nam có thể đạt được điều đó trong vòng một năm nữa? Chỉ khi đó Việt Nam mới không phải sống trong nơm nớp truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa như hiện nay. Điều quan trọng hơn là cứu sống hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như đưa cuộc sống toàn dân trở lại nhịp sống bình thường.

Bỏ ra khoảng một tỷ USD (bằng chi phí xây dựng 13km đường sắt Cát Linh – Hà Đông) để có được miễn dịch cộng đồng sẽ cứu sống nền kinh tế hàng trăm tỷ USD, chưa nói đến sinh mạng. Không miễn dịch cộng đồng với Covid-19 vào giữa năm 2022 thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoạn 2021-2025 thất bại. Chống Covid-19 đạt mức miễn dịch cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất hiện nay. Chống Covid-19 đạt mức miễn dịch cộng đồng không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính phủ.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tin tức và dữ kiện cho bài viết của tác giả từ báo chí Hungary thì có khác lấy từ đảng ta, thưa Ô.
    Tác giả có theo dõi Hungary với một thủ tưởng tên Victor Ỏrban, một lão chính trị dân tuý cũng bịt miệng những tiếng nói dân chủ trong nước ra sao không? Orban một tên đang học theo Putin để biến Hungary thành một quốc gia dân chủ giả cầy. Nói vaccine Sputnik V hiệu quả hơn bất kỳ vaccine nào khác hiện nay giống câu chuyện thần kỳ tuyên truyền của Nga khi đưa hình Putin cỡi Gấu và Cá voi.

  2. Đó là cái cách đảng ta, nhà nước ta chống dịch như chống giặc.
    Còn chống dân oan, chống người khác biệt chính kiến như mẹ con bà Cấn Thị Thêu thì phải quyết liệt hơn rất nhiều.

  3. Mỹ xem Pfizer & Moderna là National Security của riêng mình, ai mún phải qua NSA xem xét . Mỹ vừa cho phép tiêm Pfizer cho con nít từ 12-15, có nghĩa níu hổng phải đồng minh của Mỹ, cuối năm nay, hy vọng VN sẽ mua được Pfizer. Hổng chắc lắm vì châu Âu, Nhựt bổn, Đài & Hàn Quốc được iu tiên hơn VN. Realistically, sớm nhứt là giữa năm sau .

    “Liệu Việt nam có thể đạt được điều đó trong vòng một năm nữa?”

    Với tiến độ cứ tà tà & từ từ, chánh phủ nên lên kế hoạch 5 năm cho 75% dân số còn lại.

    “Dữ liệu thực tế của Chính phủ Hungary cho thấy Sputnik V hiệu quả đến hơn 99%”

    And there we go again. Hahahaha. Done Sir. Chong list của VN, níu ai chứng minh đã tiêm AZ & Sputnik, hổng cần cách ly .

    Zìa chiện sản xuất vaccines ở VN, i wouldnt touch it w a 30 foot pole.

    “Nhưng Việt Nam không thể chạy theo mỗi ca nhiễm để truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa trên toàn quốc từ năm này qua năm khác. Việt Nam cũng không thể đóng cửa biên giới với các nước mãi mãi. Những biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly, đóng cửa chỉ đưa đến lời giải cục bộ, không giải được bài toán toàn cục. Muốn giải bài toán toàn cục – giải quyết gốc rễ tai hoạ dịch bệnh Covid–19, chỉ có thể là miễn dịch cộng đồng”

    Rất đồng ý với ô tiến sĩ bói toán ở đây . Và việc này phải được bắt đầu từ hôm qua, ie too late already.

    Tớ dừng ở đây . Báo chí nức ngòi có nhiều tin “nhạy cảm” zìa “các” nguồn vaccines VN đang dùng . Tiên láo thì bảo cho tới 13/5, số ngừ được tiêm là trên 1 tr. 2 mũi 1 ngừ . Ai tự hào giỏi toán cứ việc tính ra .

  4. Hay nhỉ, ông này tin Sputnik-V đến sái cổ, qua nguồn tin của Hungary, trong khi dân Nga nghi ngờ nó. Putin cũng chích rồi mà không cho biết loại thuốc nào. Lạ nhỉ.

  5. Tác giả Nguyễn Ngọc Chu phân tích thiếu 1 chữ: TIỀN.

    Ai cũng sẽ đồng ý với ông là Việt Nam phải thế này phải thế kia, nhưng khả năng mua thuốc không đơn giản chút nào cả. Một số quốc gia giàu hơn VN nhiều lần như Nhật, Đài Loan,… cả châu Âu nữa, hay bé xíu và giàu có như Singapore, cũng không mua được thuốc.

    • Nhầm rồi bạn. Nhật bản dù trễ mà cũng mua hơn 340 triệu, có điều dân nó không chịu chích vì không tin vaccine ngoại nhập!

      • Nhật bản có thể cúng trễ về miễn dịch cộng đồng, vaccine nhập được cũng trễ hơn dự định cả 2 tháng̣
        Dân Nhật ngoài những người không chích ngừa với lý do sức khoẻ, cũng có người chủ trương không chích ngừa vaccine kể cả cho flu thường và đặc biệt cũng có người không muốn dùng bất cứ vaccine nào cho Covid-19 lần này (vì quá trình chế tạo gấp gáp, hay dư luận phản ứng phụ v.v.) nhưng số kể trên không đáng kể.
        Điều muốn nói rõ ở đây là: Không có chuyện dân Nhật. không chịu chích vì không tin vaccine ngoại nhập.
        Nếu không lầm thi Nhật cũng chưa có thông tin rõ về lịch trình cho ra vaccine tự chế. Cách đây cũng hai tháng có tin Nhật sẽ nhận chế tạo Astra (?) mà không có tin thêm sau đó.
        Ngoài ra không khỏi ngạc nhiên trước tin VN sẽ xong đợt ba thử nghiêm vaccine vào đầu năm tới, mong rằng tin này không giống như tin của hãng tư nhân tuyên bố độc quyền nhập Mordena đi trước nhà nước nhưng quảng cáo chich thu tiền (rất hoàng tráng) cũng gây tranh cãi và không có tin gì thêm.

Comments are closed.