4-2-2021
Một tuần qua, Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung một lúc gánh trên mình 4 tình huống có thể làm quá tải (nếu vẫn chưa quá tải) hệ thống xét nghiệm COVID-19, đó là:
1. Tình huống bùng dịch ở các tỉnh lân cận và trong địa bàn Hà Nội ở mức độ xoá chu kỳ lây nhiễm, khiến cho việc xét nghiệm đang đi đến bước phải lấy mẫu cả F3.
2. Tình huống 1.500 đại hội đại biểu đảng cộng sản Việt Nam nhóm họp. Tất cả trước đó được xét nghiệm 2 lần.
3. Tình huống sự kiện nghệ thuật “Khát Vọng – Toả Sáng” ngày 2/2/2021 với ít nhất 1.800 nghệ sĩ biểu diễn và hàng trăm khách mời. Tất cả cũng được xét nghiệm COVID.
4. Tình huống các buổi biểu diễn văn nghệ ngày 3/2/2021 chào mừng ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam và tất cả nghệ sĩ đều được xét nghiệm COVID.
Hà Nội đã phải đề nghị Bộ Y Tế giúp thêm vật tư xét nghiệm vì bị quá tải. Trên facebook, một người mình biết thuộc đơn vị xét nghiệm kể rằng “máy xét nghiệm cháy, máy in của phòng thí nghiệm cũng cháy, máy tính của PTN cũng cháy vì NÓNG”. Không biết có phải là nói quá không. Nhưng trong 4 tình huống kể trên, bỏ bớt tình huống nào cũng giúp giải toả bớt áp lực.
Vậy tại sao người ta kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế tụ tập, đeo khẩu trang đầy đủ, nhưng vẫn chấp nhận cho sự kiện 3 và 4 diễn ra? Nó có cần thiết không? Tổ tôm quan trọng thế sao?
Có ai đó dám nói là văn nghệ quan trọng không kém truy vết không? Và có ai dám khẳng định là các nghệ sĩ không được xét nghiệm cấp tốc (mà chỉ xét nghiệm trước đó) giữa thời điểm dịch bệnh không?
Một lần xét nghiệm ở Bạch Mai có giá khoảng 750.000 đồng. Một ngày biết mình âm tính sớm hơn đối với nhiều người còn có giá trị lớn hơn nhiều. Những F1 F2 đang chờ kết quả sẽ nghĩ gì khi thấy rất nhiều người không phải là F gì cả được xét nghiệm trước chỉ để phục vụ văn nghệ? Xét nghiệm, cũng như gạo trước đây, suất trên chuyến bay giải cứu bây giờ, và vaccine sau này, đều là những nguồn lực và việc phân phối nó như thế nào cần phải được thảo luận và giám sát một cách đàng hoàng. Mục tiêu cuối cùng phải là công bằng và bình đẳng.
Nếu không đảm bảo được công bằng và bình đẳng thì sẽ tạo nên những mảng tối trong bức tranh chống dịch thành công của Việt Nam. Đại dịch rồi sẽ chấm dứt sớm, nhưng những mảng tối này có thể để lại hậu quả lâu dài.
“Khát Vọng – Toả Sáng”, đảng diễn và đảng xem, chúng nó trở nên quá lố bịch, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đó là thứ ảo giác vô hình mà đảng đang nằm mơ.
T/g nêu 4 t/h đúng thật trớ trêu mất cân đối, nhưng đó tại tất cả vì đảng vĩ đại, kể cả chùi đít điều lệ, miễn sao ĐH thành công từ mồm ông tổng, cổng hậu môn vịt cái VTV1, báo bẩn và một lũ ăn theo.
Để tái chiếm quyền lực, người ta xé bỏ cả điều lệ của chính cái đảng mình.
Tác giả đến từ hành tinh nào mà lại lên tiếng đòi công bằng với bình đẳng trong bối cảnh như vậy ?