27-1-2021
Một trong những khó khăn cho sinh viên luật ở Việt Nam đó là việc thiếu vắng những sự kiện, vấn đề đòi hỏi phải áp dụng các kĩ thuật giải thích pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực luật hiến pháp. Tuy nhiên, những tình huống thú vị lại xuất hiện khá nhiều trong hai kì đại hội đảng gần đây và là cơ hội cho sinh viên luật rèn luyện khả năng phân tích của mình, thay vì lười biếng chấp nhận hoặc bỏ qua.
Trên tinh thần đó, hãy thử phân tích một tình huống cho đến nay vẫn là “giả định”, và có thể là một bài test thú vị cho sinh viên luật hiến pháp thay vì những điều luật khô khan. Nếu như hiến pháp nói rằng không một ai có quyền được bổ nhiệm làm nguyên thủ quốc gia quá hai nhiệm kỳ, thực tế thì lại có một ứng cử viên quá đủ tiêu chuẩn và sự ủng hộ nhưng ông đã làm đủ hai nhiệm kỳ.
Vậy câu hỏi đặt ra là liệu Quốc hội – với tư cách cơ quan quyền lực tối cao và có cả quyền sửa hiến pháp – có quyền nói rằng “đây là trường hợp đặc biệt” với một “nhân sự đặc biệt” nên vẫn sẽ bổ nhiệm ông mặc dù trái với câu chữ hiến pháp? Hay trước khi bổ nhiệm thì phải bắt buộc sửa đổi hiến pháp trước để phù hợp về mặt hình thức?
Tất nhiên lựa chọn nào cũng có cái dở và có cái được. Sửa hiến pháp nhìn chung khá dễ nếu Quốc hội đã đồng lòng. Nhưng vốn dĩ đây là “trường hợp đặc biệt”, việc sửa đổi hiến pháp như vậy sẽ khiến cho các trường hợp không đặc biệt về sau lợi dụng nó để làm quá hai nhiệm kỳ. Vì vậy đây cũng là vấn đề cần cân nhắc.
Vậy có thể tiếp tục với cách giải thích “sáng tạo” kia không? Cách giải thích này thật ra không tồi, vì nó cho phép “uyển chuyển” trong vận dụng hiến pháp, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc ý chí của Quốc hội phải được tôn trọng. Quốc hội vốn dĩ cũng có quyền sửa hiến pháp, tức là nếu Quốc hội đồng lòng đề cử một ai thì tuy hơi trái trình tự nhưng cũng không phải cái gì quá đáng xét về mặt ý chí.
Nhưng nếu chấp nhận cách giải thích như vậy thì cũng phải chấp nhận cả một kết luận rằng hiến pháp thành văn trong trường hợp này là không có giá trị tối cao. Nếu hiến pháp thành văn không áp dụng cho những trường hợp đặc biệt, vậy thực chất hiến pháp là gì – nếu hiểu hiến pháp không chỉ là cuốn luật mà là tất cả những quy định liên quan đến vận hành nhà nước?
Theo logic trên thì hiến pháp trong trường hợp này đó là bất kỳ những gì Quốc hội quyết định. Có khi Quốc hội sẽ quyết định làm theo hiến pháp thành văn, hoặc có khi Quốc hội quyết định đây là trường hợp đặc biệt, hiến pháp thành văn không áp dụng. Kết quả đó là ta sẽ có một hệ thống Quốc hội tối cao thay vì hiến pháp thành văn tối cao. Hệ luỵ của nó chính là bản hiến pháp thành văn sẽ trở nên không còn giá trị trong mắt những người có quyền làm không đúng với câu chữ của nó, nhân danh các “trường hợp đặc biệt”.
Như vậy, lựa chọn phương án nào cũng sẽ dẫn đến một định nghĩa “luật hiến pháp ra gì” đáng suy nghĩ. Đây vốn dĩ là câu hỏi đầu tiên của bộ môn luật hiến pháp. Xuất phát từ câu hỏi này, giải pháp sáng tạo nghe chừng phù hợp cho tình huống trước mắt và rất hấp dẫn, nhưng nếu được phân tích kĩ lưỡng, chưa chắc các đại biểu Quốc hội sẽ chấp nhận với giải pháp này.
Trên thực tế, việc một quốc gia (hay một tổ chức) tạo ra những quy định thành văn chính là để kiểm soát con người, tránh trường hợp quá lạm dụng các tình huống để quyết định không theo hệ thống. Nhưng ở khía cạnh người thực thi pháp luật thì có khi sẽ thấy những quy định như vậy lỗi thời, không phù hợp, và có xu hướng “thay trời hành đạo”.
Một cái nhìn thực chứng thì sẽ chấp nhận rằng luật là những gì các tác nhân xã hội đồng ý và thực thi lâu dài, tạo thành những quy luật, và do đó nếu một quốc gia chọn hiến pháp là những gì Quốc hội nói đó là hiến pháp chứ không hẳn là hiến pháp thành văn thì cũng là điều chấp nhận được. Đây là vấn đề thứ hai của môn luật hiến pháp, đó là các cơ quan nhà nước nên làm gì với quyền lực mình được trao (ngụ ý hoặc minh bạch).
Vì vậy, rất có thể một đề xuất sẽ phải là tuy Quốc hội có quyền thay đổi hiến pháp thành văn và rằng việc dựa vào “tình huống đặc biệt” là không quá sai thì quyền lực này cũng không nên được thực thi một cách quá dễ dàng như vậy. Khi lựa chọn một giải pháp nào, các tác nhân có quyền quyết định phải hiểu là họ đang làm gì và hệ luỵ của nó về sau sẽ ra sao, chứ không đơn thuần là tìm lý lẽ để giải quyết xong chuyện trước mắt.
Vietnamese Prisoners of Conscience : You are the Juvenility of a New Vietnam
****************************
“May God grant Peace to my family, with Jope to be together again soon
May Human Rights and Democracy come soon to the People of Vietnam.”
Chi Hoa Prison – January 18, 2021
Phạm Chí Dũng
Dedicated to the three Free Journalists Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn and Nguyễn Tường Thuỵ and all Heroines and Heroes of the Modern Time : the unknown Prisoners of Conscience and the known Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thủy…
Hail, the best Children of Mother Vietnam
Hail, Eternal and Immortal Motherland
Hail, Mother Vietnam !
Your Daughters and Sons are born again !
With the Faith and the Ideal
Vietnamese Prisoners of Conscience :
You are the Juvenility of a New Vietnam
Hail, Eternal and Immortal Motherland
Hail, the best Children of Mother Vietnam
Hail, Vietnamese Prisoners of Conscience :
You are New Warriors in the maddest Sino-Globalization
Your are Pioneers’ vision and virtue
Today the Paracels Island and the East Sea shine
In every heart of millions of Free and Patriotic Vietnamese
Inside and outside of our beloved Homeland
Hail, Eternal and Immortal Motherland
Hail, the best Children of Mother Vietnam
Hail, Vietnamese Prisoners of Conscience :
You are the Juvenility of a New Vietnam
Youth, Youth
For the Immortal Vietnam Spring of Freedom and Democracy
In the maddest Sino-Globalization
In the hardship of this pademics causes by chinese virus
Hail, the best Children of Mother Vietnam
Hail, Vietnamese Prisoners of Conscience :
You are the Juvenility of a New Vietnam
Youth, Youth
For the Immortal Vietnam Spring of Freedom and Democracy
Your Thought and Action rings and goes !
And for a New Vietnam of Democracy and Liberty
And for our beautiful Homeland
In the Vietnamese borders and fronters
Millions of New Vietnamese have been reborn and remade
Mother Vietnam has given new children into life
And she has remade and re-educated old children again
For Tomorrow’s economic and technological war
For Vietnam’s reconstruction glory
For Peace, Wealth and for the Laurel
For the shame and the failure of the eternal enemy from the North
Who has just invaded our Fatherland
In the Spring 1974 and in the Spring 1979
Hail, the best Children of Mother Vietnam
Hail, Vietnamese Prisoners of Conscience :
You are the Juvenility of a New Vietnam
Youth, Youth
For the Immortal Vietnam Spring of Freedom and Democracy
The poets and the workers and farmers
The soldiers and the countrymen
With New Vietnamese’s Pride and Dignity
Swear loyalty to Mother Vietnam and Motherland
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
“May God grant Peace to my family, with HOPE to be together again soon
May Human Rights and Democracy come soon to the People of Vietnam.”
Chi Hoa Prison – January 18, 2021
Phạm Chí Dũng
“Xin cầu nguyên Thiên Chúa giúp cho gia đình chúng tôi luôn bình an và hi vọng sớm sẽ gặp lại nhau.
Xin cầu nguyện Dân chủ và Nhân quyền sớm đến với dân tộc Việt Nam.”
Nhà Tù Chí Hòa, Sài Gòn ngày 18 tháng Giêng năm 2021
Tù nhân Lương tâm Phạm Chí Dũng
Thơ thăm vào Cuối Năm
***********************
Thân gởi các Nhà báo Tự do Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn và Nguyễn
Tường Thuỵ
Cùng Tất cả Anh thư Anh hùng Tù nhân Lương tâm Vô danh cũng như hữu
danh như Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang,
Đinh Thị Thu Thủy…
Xin cầu nguyện Mẹ Đại Việt phù hộ Người tù Lương tâm
Đứng tấn Chân cứng đá mềm Đứa con Tinh Anh
Xin cầu nguyện Mẹ Việt Nam phù hộ Người tù Lương tri
Bình an sẽ đoàn tụ Đại gia đình sau Thời gian chia ly
Xin cầu nguyện Thiên Chúa như một người ngoại đạo
Cứu rỗi Nhà Tranh đấu đầy khí phách Anh hào
Xin khấn Đức Phật mong sao Dân chủ Nhân quyền về với Dân tộc Việt
Cho Mùa Xuân Việt Nam bất tử hàng triệu Cánh Én bay cao …
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Rốt cuộc, vì sao lại cần Pháp và Luật? Nguyên tắc làm ra Pháp và Luật cần thế nào? Và việc thực thi nó ra sao? Có nhẽ các thầy và các trò ở Việt Nam cũng ấm ớ không giả nhời chính xác được. Vậy nên dẫn đến lời bàn như bài viết.
Có nhà nghiên cứu làm luật trước Công Nguyên đã phát biểu: “Công lớn nhất của Pháp Luật là làm cho người ta không làm theo ý riêng được. Công lớn nhất của vua là làm cho dân chúng không tranh giành với nhau. Theo ý riêng để làm ra Pháp Luật, Pháp Luật và Cái Riêng sẽ tranh giành nhau, dẫn đến loạn hơn không có Pháp Luật.”
Đại khái, Pháp Luật cần làm trên quyền lợi chung. Chữ “riêng” ở đây có thể hiểu là một người hay một tổ chức.
Hiến Pháp Việt Nam bảo rằng Đảng nắm quyền lãnh đạo, vậy là Pháp đã theo ý “riêng” rồi, cái sự loạn là không thể tránh khỏi. Bàn chi cũng bằng thừa.
Với nghe lỏm ở hàng trà đá, “bác cả” xin rút rồi.
Thật là điên đầu, định nghĩa nguyên thủ quốc gia (NTQG) ở các nước XHCN như thế nào đây? Khi Nguyễn phú Trọng, Trần đại Quang, Nguyễn xuân Phúc, Ngân thời kỳ tứ trụ, đương nhiên Quang là chủ tịch nước, là NTQG chứ còn gì. Còn TBT Trọng là gì nhỉ? Vô danh tiểu tốt vô hiến vô pháp, đầu đường xó chợ?
Bây giờ Trọng vừa là CTN vừa là TBT, chắc chắn là NTQG, Phúc chỉ là người đứng đầu chính phủ.
Thật đắng cay tình huống trên đây là không khả thi, đặt trường hợp Trọng mệnh danh là CTN, NTQG thì Trọng mới được 1 nhiệm kỳ CTN non 3 năm. Vẫn chạy tốt.
Kỳ đại hội này giả sử Trọng nắm TBT, khà khà đây không thuộc vùng Hiến pháp, nó là pháp luật của băng đảng. Trong HP không quy định nhiệm kỳ TBT.
Vậy đó, một quốc gia vùng vẫy cả hai lá cờ, lá cờ mất dạy đứng trước bản mặt lá cờ quốc gia, một quốc gia có hai nguyên thủ, lãnh tụ tổng bí thư chặn họng NTQG chủ tịch nước. Đó mới là trò khốn nạn lươn lẹo tù mù.
Vậy đó, trở lại trò tứ trụ sau ĐH 13, vậy thì NTQG là ai, các SV luật thử hỏi đó là tình huống gì.
Muốn thay đổi Hiến pháp, điều kiện đầu tiên là phải có ý chí chính trị của nhà lập hiến. Việt Nam không có nhà lập hiến độc lập, có ý chí độc lập về cải cách chính trị. Quốc hội là cơ quan do Đảng cử dân bầu, nên sinh viên trường Luật cũng thừa biết mà không thể đặt ra vấn đề thay đổi Hiến Pháp để thực tập, đưa vấn đề này vào trong Giáo trình Luật Hiến Pháp là không cần thiết. Tất cả phải xem ý Đảng muôn gì và làm gì. Trước đây, có lần Đảng thay đổi chính sách ngoại giao, tuyên bố chống Trung Quốc, Đảng ra Nghị quyết, thế là Quốc hội làm Hiến pháp mới ghi là chống Trung Quốc. Chưa có một Hiến Pháp nào trên thế giời ghi một chính sách ngoại giao căm thù thành luật Hiến Pháp. Thay đổi nhân sự hay không là do ý Đảng, Luật Hiến pháp không đóng vai trò nào đặc biệt.
Lê Nguyễn Duy Hậu […]. Việt Nam là 1 thực thể riêng biệt, hay như Tô Văn Trường đã nói ý là Việt nam xây dựng thể chế theo cách riêng của mình, aka hổng giống ai . Đem tư di bên ngoài áp dụng về Việt Nam nên toàn bài toàn ngoa & uyển ngữ . Chiện này hổng ai làm, tất nhiên, ngoại trừ những trí thức xã hội chủ nghĩa như Lê Nguyễn Duy Hậu .
Quốc hội có thể thay đổi hiến pháp. Nhưng thay đổi hiến pháp phải có lộ trình, quy trình, chứ không thể cứ muốn thay là thay, muốn đổi là đổi như trở bàn tay được.
Còn đối với bọn vẫn tâm niệm “luật là tao, tao là luật” thì nói lý với chúng, phí lời.