‘Tình yêu sẽ trở thành di sản của chúng ta’

Blog VOA

Phạm Phú Khải

21-1-2021

Nếu kết hợp lòng thương xót với sức mạnh, và sức mạnh với lẽ phải
Thì tình thương trở thành di sản
Và thay đổi quyền bẩm sinh

Trích từ bài thơ “Ngọn đồi chúng ta leo lên” (The hill we climb) do nhà thơ trẻ Amanda Gorman sáng tác và ngâm tại lễ nhậm chức 20 tháng Giêng 2021 của tổng thống Joe Biden.

Lễ nhậm chức tân Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kalama Harris là một biến cố lịch sử về nhiều phương diện. Thay vì hàng trăm ngàn đến cả triệu người tham dự trực tiếp, thì kỳ này con số thật là khiêm nhường. Nó trở thành một sự kiện của truyền hình và truyền thông mạng hơn là trực tiếp. Mối lo ngại an ninh và dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân chính đáng để lễ nhậm chức cho tổng thống thứ 46 của Mỹ không diễn ra như thông lệ trước nay.

Thử thách đối diện của tân chính phủ là vô số, nhưng lớn nhất là: một, đại dịch Covid-19; hai, suy thoái kinh tế; ba, dân tình Mỹ phân hóa; bốn, những thách thức đối diện với dân chủ từ các chế độ chuyên chế bên ngoài Mỹ, và từ các phần tử cực đoan và nổi loạn bên trong Mỹ.

Bài diễn văn của Tân Thổng thống Biden có vài thông điệp quan trọng: dân chủ; thử thách và đoàn kết; niềm tin và hy vọng. Tất cả các thông điệp này liền mạch với nhau.

Đầu tiên là thông điệp về dân chủ. Dân chủ là cả một quá trình, một quá khứ, và luôn đi kèm với phấn đấu và hy vọng. Dân chủ là hiến pháp và pháp luật, mà mọi người, nhất là lãnh đạo hàng đầu của quốc gia, không chỉ đọc lời thề thiêng liêng khi tuyên thệ, mà cần phải cam kết và quyết tâm tuân thủ hiến pháp đến cùng. Dân chủ không phụ thuộc vào một cá nhân, dù cá nhân đó có tài đức vẹn toàn đi nữa. Nó phải là công sức và nỗ lực của mọi người, nhất là những người lãnh đạo phải làm gương và đi đầu.

Thông điệp tiếp theo là thử thách và đoàn kết. Thử thách của nước Mỹ hiện nay được so sánh với thập niên 1930s khi cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đối diện. Công ăn việc làm, doanh nghiệp, đại dịch, chủ nghĩa cực đoan, v.v… là những thử thách lớn lao.

Muốn vượt qua những thử thách này đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm cao độ. Biden cam kết dốc “toàn bộ tâm hồn”, như Abraham Lincoln từng làm trong nội chiến, để giúp cho nước Mỹ đoàn kết. Biden ghi nhận thực tế phân hóa của nước Mỹ, các thế lực gây chia rẽ, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc, v.v…

Tất cả đều không có gì mới. Nó kéo dài từ 400 năm qua trước khi hình thành Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Biden ghi nhận “Chưa bao giờ có thể bảo đảm được chiến thắng”. Nhưng Biden tin rằng, khi nước Mỹ cùng dân Mỹ đoàn kết, thì chưa bao giờ và sẽ không bao giờ thất bại.

Thông điệp sau cùng là niềm tin và hy vọng. Biden cảm tạ những người đã bầu chọn ông, và kêu gọi những người không bầu chọn cho ông cơ hội, bằng cách lắng nghe, đánh giá ông và tấm lòng của ông. Ông vẫn chấp nhận nếu họ không tán đồng ông. Bởi vì nói cho cùng, đó là thực tế của dân chủ: bất đồng chính kiến trong hòa bình. Bất đồng nhưng không dẫn đễn bất hòa, đến mất đoàn kết. Bởi vì, theo Biden, người Mỹ có nhiều điểm chung: cơ hội; an ninh; tự do; nhân phẩm; tôn trọng; danh dự.

Biden đề cao hy vọng thay vì nỗi sợ; đoàn kết thay vì chia rẽ; ánh sáng không phải bóng tối. Biden nhấn mạnh đến sự tử tế và phẩm giá; tình yêu và chữa lành; sự vĩ đại và lòng tốt. Biden cũng hy vọng rằng “nền dân chủ và hy vọng, sự thật và công lý, đã không chết trong thời gian chúng ta nắm trách nhiệm, mà trái lại, còn phát triển mạnh mẽ.” Biden đặt kỳ vọng vào phần thiện trong con người, nó sẽ thắng thế phần ác.

Vừa đến Nhà Trắng, tân Tổng thống Biden đã ký 17 Sắc lệnh Tổng thống (Executive Order) khác nhau trong cùng ngày, một kỷ lục chưa từng có, từ biến đổi khí hậu đến Covid-19, bình đẳng chủng tộc, di dân v.v… Những điều mà ông đã hứa hẹn sẽ tiến hành trước đây.

Trong buổi lễ nhậm chức này, ấn tượng nhất là bài thơ “Ngọn đồi chúng ta leo lên” do thi sĩ trẻ Amanda Gorman sáng tác và ngâm vang. Thật hay. Thật ý nghĩa. Toàn bài thơ nói lên được sự xung khắc trong con người, trong lịch sử, trong xã hội Mỹ, và sự chiến đấu không ngừng nghỉ vì không lúc nào con người hay quốc gia vẹn toàn.

Chúng ta đã thấy một thế lực có thể làm tan vỡ đất nước của chúng ta thay vì chia sẻ nó,
Có thể hủy diệt đất nước của chúng ta nếu nó có nghĩa là trì hoãn nền dân chủ.
Và nỗ lực này gần như đã thành công.
Nhưng mặc dù dân chủ có thể bị trì hoãn theo định kỳ,
Nó không bao giờ có thể bị đánh bại vĩnh viễn.

(We’ve seen a force that would shatter our nation rather than share it,
Would destroy our country if it meant delaying democracy.
And this effort very nearly succeeded.
But while democracy can be periodically delayed,
It can never be permanently defeated.)

Chúng ta sẽ không quay lưng hoặc bị gián đoạn bởi sự đe dọa
Bởi vì chúng ta biết việc không hành động và sức ù lì của chúng ta sẽ là di sản của thế hệ sau.
Sự trộn lẫn của chúng ta trở thành gánh nặng của họ.
Nhưng có một điều chắc chắn:
Nếu chúng ta kết hợp lòng thương xót với sức mạnh, và sức mạnh với lẽ phải,
Thì tình yêu sẽ trở thành di sản của chúng ta
Và thay đổi quyền bẩm sinh của con cái chúng ta.

(We will not be turned around or interrupted by intimidation,
Because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation.
Our blenders become their burdens.
But one thing is certain:
If we merge mercy with might, and might with right,
Then love becomes our legacy
And change our children’s birthright.)

Bài thơ kết thúc đầy ý nghĩa:

Khi ngày đến, chúng ta bước ra khỏi bóng tối
Ngọn lửa và không sợ hãi.
Bình minh mới nở như chúng ta giải phóng nó.
Bởi luôn có ánh sáng nếu chúng ta đủ dũng cảm để nhìn thấy nó.
Nếu chúng ta đủ dũng cảm để là nó.

(When day comes, we step out of the shade
Aflame and unafraid.
The new dawn blooms as we free it
For there is always light if only we’re brave enough to see it.
If only we’re brave enough to be it.)

Nhìn nước Mỹ ngẫm nghĩ về đất nước Việt Nam. Nước Mỹ có nền dân chủ lâu đời nhất, và có lãnh đạo và tự do ngôn luận tối đa có thể, nên dù sao vẫn có khả năng hàn gắn với nhau một khi tìm cách đối phó với nạn tin giả, thuyết âm mưu, sự bất bình đẳng trong xã hội v.v…

Còn Việt Nam? Quả thật là bi quan hơn nhiều. Đất nước và con người Việt Nam bị phân hóa tột cùng trong suốt 400 năm qua. Những nguyên tắc và giá trị của con người và xã hội bị phá sản toàn diện. Không có lãnh đạo tài đức, Việt Nam lại bị chi phối bởi ý thức hệ lỗi thời và độc hại. Chế độ cộng sản hiện nay phải chịu trách nhiệm phần lớn các thảm họa của Việt Nam dưới bàn tay cai trị hà khắc và thô bạo của họ trong nhiều thập niên qua.

Việt Nam vừa thiếu lòng thương xót, vừa thiếu sức mạnh và lắm khi không phân biệt đâu là lẽ phải. Nên hành trình sẽ còn dài và lắm cam go.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Việt Nam vừa thiếu lòng thương xót, vừa thiếu sức mạnh và lắm khi không phân biệt đâu là lẽ phải. Nên hành trình sẽ còn dài và lắm cam go.”

  2. Nhìn nước Mỹ ngẫm nghĩ về đất nước Việt Nam, bầu cử đ.éo gì cứ phải đi cửa sau, nhân sự C. gì mà phải rùm beng đại hội đốt tiền xương máu của người lao động.
    Đường đường chính chính như các nước đúng ngày là bỏ phiếu biết ngay kết quả, trù bị, hội nghị, đảng bộ khối, các cấp rùm beng. Diễn tập như có loạn cờ đỏ trông thật nhố nhăng.
    Nguyễn phú Trọng chắc chắn chưa quên cái tát của anh Nguyễn đắc Kiên. Sau 2 năm khoác bộ lông chó Hán triều, hắn đẻ ra điều 4 và nộ nạt thần không được phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng. Cấm đa nguyên đa đảng. Cấm ‘tam quyền phân lập’
    Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
    Có lẽ hắn phải mang nỗi nhục xuống mồ, một ma vương nắm cổ quân đội côn an tòa án nhưng trước lẽ phải đành ngậm tăm chịu nhục, Võ văn Thưởng cứng họng, toàn tập bộ chính trị, TW đảng đơ máy ngậm ngùi.

      • Anh Kiên sau đó cũng rơi vào trò trả thù chó má của cọng sản, nhưng chúng phải biết kính phục anh, không run sợ trước loài dã thú ăn thịt đồng loại. Ghê tởm thằng già nho sinh tiến sỹ XD đảng chó quỷ đội lốt người.

  3. Nước Mỹ bị cúm, nhưng đã qua cơn sốt.
    Nỗi đau âm ỷ vẫn còn.
    Việt Nam bị ung thư,
    Mủ căng tim, não, phổi…
    Không có triệu chứng sốt,
    Nhưng hoại tử tràn lan.
    Cái đại hội đỏ nhoe nhoét máu,
    Có giúp cho hội chẩn điều gì ?

Comments are closed.