13-12-2020
1. Ở phiên Sơ thẩm tại Long An năm 2008, sau bao nhiêu dày công sắp xếp. Dù gia đình Hồ Duy Hải đã từ chối, CQĐT đã ép Hồ Duy Hải phải nhận ông Luật sư cựu Công an Võ Thành Quyết. Tại phiên toà, luật sư của gia đình Nguyễn Văn Đạt bào chữa thì toà tắt micro, khiến bên ngoài người dân không nghe được phần bào chữa Hải oan. Nhưng Ls được sắp xếp Võ Thành Quyết thì toà bật loa ầm ầm. Và kì khôi trên đời có luật sư chỉ chăm chăm kết tội thân chủ tại toà.
Ông Quyết từ quá trình điều tra đều ép Hồ Duy Hải nhận tội, xin khoan hồng, ông thúc gia đình Hải chấp nhận đi, đừng kêu oan nữa. Hải cũng phải thuận theo phần nào để yên lành trong giai đoạn điều tra. Tới khi ra toà Hải kêu oan, ông luật sư quay ra kết tội thân chủ của mình. Và người dân Long An bên ngoài toà chỉ nghe thấy “Hải có tội”.
2. Ở phiên Phúc thẩm tại TP.HCM năm 2009. Phiên toà phúc thẩm của vụ trọng án mà toà xếp xử lúc 2h chiều, sau một phiên xử khác. Và kì lạ là ghế ngồi của gia đình thân nhân bị cáo bị “người lạ” chiếm hết, gia đình, người thân Hồ Duy Hải ngồi đất và đứng hết bên ngoài.
Tại toà, Ls Đạt bào chữa cho Hồ Duy Hải phải nói lớn tới mức gân cổ nổi to như ngón tay, bởi tiếng ồn ào. Hồ Duy Hải kêu oan, liên tục kêu oan. Còn chánh án toà cứ lặp đi lặp lại “Ai xúi bị cáo chối tội”. Có toà án nào mà bị cáo kêu oan lại cứ nhất quyết nói bị cáo chối tội? Khi kêu oan là quyền hiến định của con người?
3. Ở phiên Giám đốc thẩm khổ đau tháng 5/2020 tại Hà Nội. Hội đồng thẩm phán tối cao đã có màn biểu quyết 17/17 thần thánh y án Hồ Duy Hải. Với các cơ sở lập luận bôi bác chưa từng có trong lịch sử Tư pháp nước nhà. Chánh án Tối cao nói Hải chỉ nhận tội, không kêu oan. Nhưng đọc lại phần 2 ở trên, chính biên bản phiên toà đã ghi rõ Hải kêu oan liên tục, đến nói lời cuối cũng nói mình không có tội, đề nghị Toà xem xét kĩ.
Quá trình điều tra vụ án có biết bao nhiêu sai phạm nghiêm trọng (với đầy sự cố ý). Và hội đồng Thẩm phán Tối cao cũng đưa ra kết luận đỉnh cao trí tuệ “dù mắc nhiều sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Rồi y án đối với Hồ Duy Hải. Và những lập luận này đã được chứng minh là hàm hồ, sai trái đến mức không thể biện minh.
Những kì lạ, bất cập xảy ra trong các phiên toà xử Hồ Duy Hải có thể thấy chúng có vẻ rất có tính hệ thống. Giống như ý chí thực hiện bằng được mục tiêu: “Hồ Duy Hải phải là hung thủ và phải chịu bản án tử hình”.
Toà án – chẳng phải quá mực kì khôi?!
Nếu đọc những dòng sau đây của luật sư Ngô Bá Thành (tên thật Phạm Thị Thanh Vân (1931 – 2004) nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội các khoá VI, VII, VIII và X, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ hiểu vì sao có câu chuyện tác giả nêu ở đây: Ở VIỆT NAM TA ĐÃ CÓ CẢ MỘT RỪNG LUẬT, NHƯNG KHI XÉT XỬ LẠI DÙNG LUẬT RỪNG.