7-12-2020
Tiếp theo series Stt về các quốc gia hậu Cộng sản, lần này mình viết về Trung Quốc.
Ở các quốc gia Cộng sản, với nền “Dân chủ tập trung”, nên các lãnh tụ có xu hướng lãnh đạo trọn đời. Như các ông Stalin, Mao, bố con Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và gần đây nhất là Fidel Castro (lãnh đạo chán thì nghỉ thôi). Vì thế nên mỗi khi lãnh tụ chết thì mới mở ra cơ hội thay đổi cho thể chế. Trong số các lãnh tụ kể trên thì chỉ có cái chết của bố con ông Kim là không có sự thay đổi đáng kể, có lẽ do Bắc Triều Tiên là một quốc gia Cộng sản lai phong kiến.
Sau cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một số thay đổi, nhưng không nhiều, vì trước đó ông Hồ Chí Minh không còn thực quyền. Cái chết của Mao Trạch Đông và Lê Duẩn đã tạo ra cơ hội thay đổi lớn nhất, đặc biệt là ở TQ.
Vấn đề này dài lắm, mình chỉ viết đại khái một số điểm chính, đi sâu vào lý giải vài vấn đề mà có thể nhiều người không được biết. Kể từ khi Stalin chết, Khrushchev lên thay và công khai cải cách để LX lệch hẳn con đường chuyên chế cứng rắn kiểu Stalin. Ông này công khai lật đổ hình ảnh Stalin, gọi là chủ nghĩa Xét lại. Mao Trạch Đông chống lại điều này. TQ – LX trở nên mâu thuẫn từ đó.
Có thời điểm, 2 nước đã có xung đột ở biên giới. Năm 1972, TQ và Mỹ bình thường hóa quan hệ để chống kẻ thù chung là LX. Chính vì thế mà TQ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi Mỹ nhiều hơn LX kể từ thời điểm đó, mà ảnh hưởng lớn nhất chính là nền kinh tế thị trường, là vấn đề mà LX lại khá bảo thủ.
Năm 1976, Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên thay với thuyết “Mèo trắng, mèo đen” để cải cách kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế rất mạnh tay, ông ta mời cả Milton Friedman sang TQ làm cố vấn, đây là nhân vật mà mình đã nhắc đến mấy lần trong các stt về Ba Lan và Nga. Ông này là cha đẻ của trường phái kinh tế Tân tự do (Chicago boys). Đặng Tiểu Bình mời Friedman làm cố vấn là một quyết định táo bạo, chính là do mối quan hệ hữu hảo TQ – Mỹ đã có từ 4 năm trước. Vẫn như ở Ba Lan với Công đoàn đoàn kết, Nga với Eltsin và trước đó là Chile với Pinochet, Friedman đề xuất liệu pháp sốc cho TQ với Đặng Tiểu Bình, tức là cũng phải tư nhân hóa nền kinh tế nhanh chóng.
Sự kiện Thiên An Môn nổ ra năm 1989 với nguyên nhân chính là Sinh viên đòi dân chủ, nhưng một nguyên nhân khác nữa là để chống liệu pháp sốc về kinh tế (nguyên nhân này ít được nói đến). Đặng Tiểu Bình (lúc đó đã nghỉ) quyết định đàn áp. Đàn áp thành công dẫn đến sự tê liệt của phong trào đòi dân chủ và liệu pháp sốc được thực hiện dễ dàng hơn, tất nhiên không triệt để như ở Đông Âu và là tiền đề để vực dậy nền kinh tế TQ. Kinh tế TQ đã có phát triển thần kỳ trên 10% liền trong 30 năm đã khiến nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2, chỉ sau Mỹ.
Sự phát triển thần kỳ này ngoài ngòi nổ là áp dụng liệu pháp sốc của phái Tân tự do, còn được lý giải bởi nguyên nhân khác gần giống như nguyên nhân phát triển của LX trước đây. Đó là do TQ thời Mao vốn như một cái lò xo bị ép quá mạnh nên có dư địa rất lớn để phát triển. Bản chất người TQ vốn là những người có năng khiếu sản xuất, kinh doanh, khi đi ra các nước khác họ đều dễ dàng trở thành các thương gia giàu có. Nên đến khi được Đặng Tiểu Bình cởi trói thì kinh tế TQ đã có sức bật rất mạnh.
Như đã viết bên trên, TQ không có mối thù sâu đậm với Mỹ (như VN hay Cuba) nên họ học hỏi người Mỹ rất nhanh về kinh tế. 30 năm qua, TQ cũng phát triển chủ yếu dựa trên sự bóc lột lao động giá rẻ để làm công xưởng cho thế giới. Nhưng đây là sự bóc lột kiểu TB hoang dã chứ không như bóc lột kiểu Hợp tác xã hay Nông trang tập thể ở LX trước đây, tuy bản chất là giống nhau. Người nông dân bị bần cùng hóa phải chuyển sang làm công nhân giá rẻ khiến năng suất tăng nhanh (so với làm nông), công với số lượng dân quá đông khiến kinh tế TQ phát triển đột biến.
Để duy trì khả năng bóc lột nhân công giá rẻ, bất chấp hủy hoại môi trường và để ổn định chính trị TQ phải thực hiện chính sách ngu dân và siết chặt dân chủ. Nhưng cách quản lý đó không thể bền vững, bởi vì khi kinh tế phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ kéo theo tri thức và nhận thức dân chủ tăng cao. Người công nhân sẽ đòi quyền lợi như tăng lương, giảm giờ làm và các chính sách phúc lợi khác khiến sức cạnh tranh của hàng hóa TQ giảm xuống (do chi phí tăng cao).
TQ chỉ có hai con đường để duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Một là tiếp tục ngu dân và siết chặt dân chủ (hiểu đại khái là như bóc lột nô lệ hay công nhân thời tư bản hoang dã), hai là phải nới lỏng dân chủ và phát triển bền vững hơn bằng cách tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ (giảm sức người đi) theo kiểu của phương Tây. Cách 1 thì an toàn cho chế độ nhưng đã hết dư địa cho phát triển (bóc lột mãi thì công nhân cũng hết khả năng lao động), cách 2 thì bền vững nhưng mất an toàn cho chế độ.
Nhìn những gì mà TQ làm kể trên ta thấy VN là một bản fake thua kém về nhiều mặt. Đơn cử như thời ông Võ Văn Kiệt làm Kiến trúc sư đổi mới thì mới dám mời mấy ông cựu quan chức VNCH về làm cố vấn. Như các ông Nguyễn Xuân Oánh, nguyên phó Thủ tướng kiêm thống đốc Ngân hàng Quốc gia VNCH, ông Bùi Kiến Thành nguyên là cố vấn kinh tế cho ông Diệm… đã là cách mạng lắm rồi, nhưng xét về năng lực chỉ là trẻ con so với ông Milton Friedman, là một kinh tế gia hàng đầu của Mỹ từng đoạt giải Nobel kinh tế.
Có lẽ vì quá khứ thù địch và sợ mất chế độ, nên VN quá e ngại Mỹ, cải cách vẫn kiểu nửa mùa, vừa đái vừa run!
Tác giả thiếu cẩn trọng trong lập luận, hành văn và đưa sự kiện lịch sử về phong trào cộng sản quốc tế.
Xin góp ý:
1/ “Kể từ khi Stalin chết, Khrushchev lên thay và công khai cải cách để LX lệch hẳn con đường chuyên chế cứng rắn kiểu Stalin. Ông này công khai lật đổ hình ảnh Stalin, gọi là chủ nghĩa Xét lại. Mao Trạch Đông chống lại điều này. TQ – LX trở nên mâu thuẫn từ đó.”
* Về cú pháp, câu “Ông này (Khrushchev) công khai lật đổ hình ảnh Stalin, gọi là chủ nghĩa Xét lại” rất vô nghĩa. Người ta bắt buộc phải hiểu, chính Khrushchev gọi việc lật đổ Stalin là “chủ nghĩa Xét lại.”
* Về mâu thuẫn Trung Xô, thật ra, nguyên nhân sâu xa có từ rất lâu trước thời Khrushchev lên cầm quyền sau Stalin mất, khi Mao tự tiện tách rời đường lối của Lenin “xem giai cấp công nhân là rường cột của cách mạng vô sản”- vốn là một giáo điều phải tuân theo. Mao, ngược lại, xem “nông dân mới là chỗ dựa chủ yếu” của cách mạng Trung quốc.
Ngoài ra, là nước đông dân nhất thế giới, với mặc cảm tư tưởng đại hán, Mao đang manh nha tham vọng nắm quyền lãnh đạo Quốc tế cộng sản. Mối bất hoà giữa 2 “chúa sơn lâm” cùng khu rừng cách mạng vô sản là tất yếu. Việc Khrushchev thiên về cải cách hoà hoãn với Tư bản Âu Mỹ chỉ là cái cớ để Mao kết tội xét lại, và ra mặt thách thức quyền lãnh đạo của LX.
2/ “Sự kiện Thiên An Môn nổ ra năm 1989 với nguyên nhân chính là Sinh viên đòi dân chủ, nhưng một nguyên nhân khác nữa là để chống liệu pháp sốc về kinh tế (nguyên nhân này ít được nói đến)”
* Đọc đoạn nầy, không hiểu tác giả định nói AI đàn áp vụ TAMôn, AI chống “liệu pháp sốc”. Đặng tiểu Bình chăng?! Phải nói rõ ra AI ở đây.
“Đặng Tiểu Bình (lúc đó đã nghỉ) quyết định đàn áp. Đàn áp thành công dẫn đến sự tê liệt của phong trào đòi dân chủ và liệu pháp sốc được thực hiện dễ dàng hơn”
* A, hoá ra Đặng đàn áp! Nhưng tại sao “liệu pháp sốc” (vốn là nguyên nhân khiến xảy ra đàn áp tại TAMôn) lại “được thực hiện dễ dàng hơn” bởi Đặng. Lạ quá?!
Vô nghĩa, tối nghĩa!
“TQ không có mối thù sâu đậm với Mỹ (như VN hay Cuba) nên họ học hỏi người Mỹ rất nhanh về kinh tế. “
* Mao Trạch Đông, Trung cộng… mà không thù ghét Mỹ ư?
Mao đã cay đắng với Mỹ kể từ thời tổng thống Harry Truman và ngoại trưởng Dean Acheson thẳng thừng từ chối lời Mao cầu xin Mỹ viện trợ để tiến hành cuộc nội chiến với Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Mao không bao giờ quên Dean Acheson từng buông những lời lẽ phủ phàng “Hãy để cho rác rưới tự giải quyết với nhau…Trung hoa quá đông dân để có được một tương lai”.
Trái lại, Mỹ viện trợ cho chính kẻ tử thù của Mao- Tưởng Giới Thạch, từ đấy cho đến sau nầy, và ngay cả bây giờ, sau khi Mao đã chết.
Mao từng tuyên bố, “Mỹ đã phủ nhận chiến thắng của chúng ta sau hơn 50 năm nội chiến cay đắng”
* Giải phóng quân của Mao cũng đã chịu ngót triệu thương vong (400.000 chết+485.000 bị thương) trong 3 năm tử chiến điên cuồng với lực lượng Đồng minh do thống chế Mỹ Douglas MacArthur chỉ huy trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953; thậm chí cả con trai trưởng của Mao chủ tịch, Mao Ngạn Anh, cũng đã tử vong dưới súng đạn Mỹ.
Chưa kể một thực tế muôn thuở, những siêu cường không bao giờ thực sự là bạn của nhau trong thế giới phẳng, còn oắt con thì dễ chơi chung với nhau, để sinh tồn bên cạnh bọn khổng lồ!
* Sao có thể bảo “TQ không có mối thù sâu đậm với Mỹ” được ?!
3/ “Có lẽ vì quá khứ thù địch và sợ mất chế độ, nên VN quá e ngại Mỹ, cải cách vẫn kiểu nửa mùa, vừa đái vừa run!”
* Bảo VN thù địch Mỹ ngay hôm nay 12/2020 thì đang mơ màng giấc điệp. Con cái các đồng chí bự đang ở Mỹ, thậm chí nhiều đc đang có 2 quốc tịch, thẻ xanh, hộ chiếu vàng (lâu lâu mới xì ra, còn thì kín mít không ai biết được).
Về chuyện “sợ mất chế độ” bởi bàn tay lật đổ của Mỹ, thì còn hơn tháng nửa mới biết có không. Chứ Trump từng cầm cờ đỏ sao vàng vẫy vẫy bên cạnh thủ tướng Việt cọng cầm cờ Hoa kỳ…thì sao lật đổ được!
Hãy dám nói ra sự thật:
“cải cách vẫn kiểu nửa mùa, vừa đái vừa run!” …là bởi “đồng chí kiêm ông chủ vĩ đại” mã số “16v-4t” đang cầm gậy sẵn, luôn chực phang đồng chí em nếu dám hó hé gia nhập Bộ Tứ Kim Cương, hoặc nâng quan hệ “toàn diện” lên “chiến lược” với Mỹ.
Chứ không phải “vì quá khứ thù địch và sợ mất chế độ”, như tác giả vô tình hay cố ý “xuyên tạc”!
Vừa đái vừa run vì có một thằng lú lẫn ngồi đó, thằng này thờ tàu và làm cản trở mọi thứ. Thêm vào đó là một bầy sâu nhung nhúc ăn tàn phá hại, chúng ăn của dân không chừa thứ gì kể cả rác và phân, lại thêm những thằng tưởng thú chỉ biết cướp bóc và nổ như pháo cộng với mớ bọ chưởng bại não răng hô mã tấu chỉ biết ăn rồi phá nát giang sơn.