Vũ Thị Phương Anh
6-12-2020
Tiếp theo phần 1
Trước hết, xin chú thích bức ảnh đứa bé hỏi mẹ khi nghe mẹ kể chuyện Cô bé Lọ Lem: “Vì sao cỗ xe, đôi tuấn mã, người hầu và quần áo đẹp đều hiện trở lại nguyên hình là quả bí, chuột nhắt và giẻ rách, mà đôi giày pha lê thì lại còn nguyên hả mẹ?“
Bức ảnh trên lấy trong một cuốn sách dạy logic của phương Tây. Nó cho thấy suy luận hợp lý trước hết là một khả năng bẩm sinh mà ngay cả trẻ em cũng đã có sẵn.
Ở phương Tây thì giáo dục giúp rèn luyện khả năng logic ngày càng sắc bén hơn. Còn ở Việt Nam thì hình như ngược lại, vì người lớn không khuyến khích trẻ em hỏi, mà mắng át đi và bắt các con chấp nhận mọi thứ bằng niềm tin không phán đoán.
Giờ chúng ta thử tưởng tượng một em bé VN cũng nghe mẹ kể chuyện Cô Bé Lọ Lem và cũng đặt câu hỏi tương tự như vậy. Chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
Tôi nghĩ chỉ có hai khả năng như sau:
1. Không có em bé Việt Nam nào đặt câu hỏi như vậy cả. Vì cách dạy trẻ em của Việt Nam là áp đặt ngay từ những ngày đầu tiên, trước khi các cháu kịp suy nghĩ.
Cha mẹ sẽ dạy cho con học thuộc lòng câu chuyện và sẽ khen các con khi kể lại đúng chính xác từng chi tiết. Và ngược lại sẽ sửa các con khi nghe con kể thiếu bất kỳ một chi tiết nào.
Vì vậy, trẻ em Việt Nam có thói quen nhớ thuộc lòng chứ không quen suy luận và thắc mắc chắc vì điều này không được khuyến khích và rèn luyện.
2. Cũng có các em thắc mắc khi thấy có những điều không hợp lý. Nhưng khi nghe câu hỏi thì người lớn gạt đi như một điều ngớ ngẩn, hoặc cười phá lên khi thấy câu hỏi ngộ nghĩnh, nhưng không trả lời. Vì chính người lớn cũng không có thói quen suy luận logic mà chỉ chấp nhận những điều đã được thế hệ trước truyền cho mình.
Chỉ cần vài lần hỏi nhưng không được ai quan tâm trả lời như mô tả ở trên thì các em sẽ sẽ bỏ qua thói quen đặt câu hỏi mà sẽ chấp nhận mọi điều được người lớn dạy, mặc dù có thể vẫn có những thắc mắc trong lòng.
Well, nếu những gì tôi viết ở trên là chính xác thì thật là đáng buồn cho thế hệ trẻ của Việt Nam quá. Chúng ta phải làm gì để cải thiện điều này đi chứ?
***
Hai yếu tố quan trọng trong tư duy phản biện và sáng tạo là (1) khả năng chọn lọc những thông tin nền liên quan để đưa vào cuộc tranh luận, và (2) khả năng rút ra những kết luận có liên quan đến một lập luận hoặc quan điểm sao cho mọi điều có mối liên hệ nhất quán với nhau.
Dựa vào hai yếu tố trên để xét thì hình như các cuộc tranh luận của người Việt Nam đều thiếu cả hai yếu tố. Cho nên tranh luận với người Việt Nam chỉ thấy lòng vòng chứ không đi đến đâu. Rút lui sớm là khôn ngoan chứ nếu cứ tranh luận một hồi thế nào cũng sẽ nhận một đống gạch đá đầy nhà.
Có lẽ đến đây thì câu hỏi của tôi là “tại sao người Việt thích auto chửi” không cần phải trả lời nữa, các bạn nhỉ?
*đứa bé hỏi mẹ khi nghe mẹ kể chuyện Cô bé Lọ Lem: “Vì sao cỗ xe, đôi tuấn mã, người hầu và quần áo đẹp đều hiện trở lại nguyên hình là quả bí, chuột nhắt và giẻ rách, mà đôi giày pha lê thì lại còn nguyên hả mẹ?“
Có lẽ tác giả muốn thiên hạ hiểu thằng bé nầy là Tây con, Mỹ con, ám thị rằng trẻ con Âu Mỹ khôn vàng trời, nên mới bé tí đã đầy óc logic, suy nghĩ hợp luận lý…
(chuẩn bị để suy ra, rằng)
…mấy thằng nhóc Việt cọng – hay Việt nam nói chung, và lớn lên, bây giờ, là bọn người Việt (yêu Trump “mù quáng”), không hề có đủ trí tuệ để phân biệt phải trái, chỉ biết đã yêu ai thì gì của hắn cũng đúng.
Đó là ý định của tác giả?
Tôi chợt suy ra, rằng thằng Tây/Mỹ con trong ẩn dụ trên, một cách cá biệt, đã là một game thủ loại dữ, chỉ biết logic khoa học; đầu óc nó không có chỗ cho thơ văn lãng mạn, cho truyện thần tiên giả tưởng, cho ngụ ngôn ví von…cho khoa học nhân văn, nên mới chất vấn trặc họng như vậy.
Chứ văn chương nước Mỹ, dù là sinh sau đẻ muộn, vẫn có đủ những chuyện thần tiên (Fairy Tales) để thế hệ con nít nhiều độ tuổi đọc, tạm tin theo, để mơ mộng vui sướng những ngày non dại…chứ ai lại đem logic ra chất vấn mẹ như thế. Mà đã là thần tiên thì làm sao hợp logic thực tế được!
chẳng hạn như
Tác giả Hans Christian Andersen viết cho trẻ em Mỹ những chuyện thần tiên The Last Dream of Old Oak , The Little Mermaid …
Tác giả Charles Skinner viết cả một bộ sưu tập những thần thoại, Myths and Legends of Our Land, gồm những huyền thoại hư cấu trên nhiều vùng đất của Hoa kỳ: miền Nam, vùng Ngủ Đại Hồ giáp biên giới Canada…
Kể cả các khía cạnh của câu chuyện Cô bé Lọ Lem, có nguồn gốc từ cổ tích xa xưa, mà nhà sử học Hy Lạp cổ đại Strabo ghi nhận lại trong danh sách là vào thời Hy Lạp-La Mã, cũng đang lưu hành phục vụ cho óc tưởng tượng mơ mộng phi logic của trẻ con Mỹ.
Dưới tài năng của bà tiên hộ mệnh cho Cinderella, thì gì cũng có thể. Quả bí, chiếc xe, con ngựa, xiêm y đẹp đẻ hư cấu chỉ tồn tại trong thời hạn cần thiết cho cô bé tiếp cận hoàng tử, có thể biến đi khi không còn cần; nhưng chiếc giày thuỷ tinh vẫn còn thời hiệu- bà Tiên muốn thế, định mệnh đã an bài thế, để dẫn Hoàng tử đến chổ người vợ tương lai, để hoàn thành một fairy tale.
Đâu có sao!
Người lớn xỏ xiên cho mục đích đánh Trump.
Trẻ con vô tội, đừng lôi chúng vào,
please!
Người việt chỉ ” auto chửi” vì bác và đảng của nhà trí thức nhờ nhợ có ” ưu tiên dùng hàng ngoại nhập ” đâu. Toàn dùng hàng nội địa ko à. Duy chỉ có mớ trí thức nước đảng mới đc dùng hàng Nga Tàu thui, nên trí thức nhà đảng rất chi nà ôn cái hòa với đảng, rất chi nà ” có học” với dân. Thế mới hay yêu cầu đc KHẢ KÍNH
Hóa thân Chim Quốc Quốc trọn đời Anh không mỏi cánh ….
***************************
https://www.youtube.com/watch?v=xNvklx2Hvyk
Ông Ngô Kỷ nhiễm COVID-19: “COVID là có thật, tôi là nạn nhân trực tiếp. Rất là nguy hiểm!”
Quốc Quốc trọn đời mình không mỏi cánh
Giường bệnh thập tử nhất sinh không đành
Phân cách với Lý tưởng thủy chung toàn vẹn
Chiến binh Tự do Dân chủ hiện thân Anh
Ngô Kỷ trọn tình trọn nghĩa sống cao thượng
Hoàng Kỳ – Cờ Vàng phất phới thiên thanh
Nhìn Anh xúc động hơn cả Người thân thuộc
Biết đứa con hiếu hạnh trong gia đình như Anh
Hiểu đứa con tận trung tận hiếu vì Quê Mẹ
Vạn dặm lưu vong vẫn một Tấm lòng Chung thành
Mẹ Việt Nam ơi ! Xin nguyện cầu Chúa Phật
Ban ân phúc cho Chí sĩ Ngô Kỷ bậc Tinh anh
Qua khỏi Đại dịch siêu vi trung c..uốc tàn phá
Bình phục cùng Nước Mỹ Vĩ đại vực dậy nhanh …
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
PARIS, 08-11-2020
KHÔNG AI có thể phủ nhận NHIỆT TÌNH CHUNG THỦY của Chí sĩ NGÔ KỶ trên ĐẤT MỸ luôn luôn hướng về ĐẤT MẸ VIỆT NAM
Thân gởi Một Tấm lòng Tri kỷ xuyên Hai Thế Kỷ bên Trời Cali .. ..
*******************************
https://www.youtube.com/watch?v=2PnZBZVJGxQ&t=4755s
Anh Ngô Kỷ đặt vấn đề với Cộng Đồng Việt Nam / Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
do Anh Bùi Dương Liêm phỏng vấn
Ngô Thế Kỷ ! Ngô Tri Kỷ !
Vận Nước thăng trầm quyết đi
Không bán Hồn cho Quỷ Đỏ
Trong óc tim Ngọn Hoàng kỳ .. ..
Ngô Trí Kỷ ! Ngô Tâm Kỷ !
Thủy chung Đứa con Xứ Quảng
Cho ta điểm tựa vẫn đi
Đứng thẳng trong ngoài Nước Việt
Tim Anh bất dịch bất di
Chí Phèo Thời đại khả kính !
Bên Sài Gòn Nhỏ Cali .. ..
Ai ác mồm nguyền «homeless ! » (1) ? ? ?
Cả Đời vì Homeland (2) quá đi ! .. ..
Giữa Thế giới đầy bất định
Quê Hương Dân chủ Hoàng kỳ !
Chế độ suy tàn hấp hối
Quê Mẹ Tự do Hoàng kỳ .. ..
https://www.youtube.com/watch?v=TwTnRuRMwcI
Show Ngô Kỷ Đặc Biệt
Ngày mai về Chàng trai trẻ
Cờ Vàng sơn xe Hoa Kỳ
Bên Hàn Giang chạy phóng đãng
Tự do – Dân chủ – Hoàng kỳ ! .. ..
Lưu vong lưu đày nay hết
Bên Cô gái Quảng như ri .. ..
Ngô Trí Kỷ ! Ngô Tâm Kỷ !
Ngàn năm Việt sử – Sử thi .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
(1) «Homeless ! » = «Kẻ không nhà ! »
(2) Homeland = Quê Hương, Quê Nhà
https://www.youtube.com/watch?v=TwTnRuRMwcI
Có thể thay “LOGIC” bằng LÝ LUẬN ? = CÙNG HỌC LÝ-LUẬN.
Trước đây về Triết học, có dạy các môn LUẬN LÝ HỌC, TÂM LÝ HỌC, ĐẠO ĐỨC HỌC.