Khủng hoảng rác hay khủng hoảng quản trị ở Hà Nội?

Nguyễn Như Phong

31-10-2020

Trước khi vào câu chuyện xử lý rác ở HN, tôi kể hầu các bạn một câu chuyện cũng liên quan đến… rác.

Số là cách đây có đến ngót 20 năm rồi. Tại một thành phố cách HN không quá xa có bãi rác bị quá tải. Trời nồm, nóng ẩm, hơi từ bác rác bốc lên ngùn ngụt, dân quanh đó không chịu được, thế là chặn xe…

Lãnh đạo TP thì quan liêu, không đi kiểm tra và nghe Sở MTĐT báo cáo rằng: “Có kẻ xấu kích động và có thể có cả… thế lực thù địch“. Còn bãi rác được thiết kế đúng, xử lý ô nhiễm tốt…

Đã gọi là “có kẻ xấu kích động”, lại có cả “thế lực thù địch” thế thì gay to, quá nguy hiểm? Thế là TP điều CSCĐ xuống và chuẩn bị “sẵn sàng” tấn công, nếu như dân vẫn ra chặn xe rác.

Dân biết chuyện, bèn tổ chức “rào đường kháng chiến” và tình thế căng như dây đàn. Giải quyết không nổi, CATP báo cáo lãnh đạo Bộ CA, còn UBND TP báo cáo chính phủ! Chính phủ giao Bộ CA giải quyết. Bộ CA giao cho một đồng chí Tổng Cục trưởng.

Ông nhận nhiệm vụ và đi về TP nọ. Nhưng ông đi một mình, còn các sĩ quan tham mưu đi sau và ông ra thẳng bãi rác… Rồi ông gặp một số bà con đang gác chặn xe hỏi chuyện kỹ càng sau đó mới vào TP. Ông vào Ủy ban và gặp Bí thư, Chủ tịch và một số phó CT nữa…

Không cần nghe mọi người trình bày, ông yêu cầu Chủ tịch và Giám đốc mấy Sở “đưa” ông ra bãi rác. Đến lúc này mới lòi ra cả Chủ tịch TP và Giám đốc Sở MTĐT, Sở TN, cả Giám đốc CA… chưa ai tới bãi rác cả.

Hóa ra tất cả chỉ ngồi ở nhà và nghe báo cáo. Ra bãi rác vào lúc gần trưa, nắng oi, bầu không khí như đặc lại và ngạt thở vì mùi rác. Các cán bộ đi theo chịu không nổi và nằn nèo xin ông cho về.

Đến lúc này, ông mới quắc mắt: “Các anh mới ra đây chưa được nửa giờ mà đã chịu không nổi. Vậy người sống quanh đây hàng năm rồi, họ chịu sao thấu? Chả lẽ họ phải quen mùi rác này à? Tôi đề nghị Sở MTĐT và Công ty vệ sinh môi trường mang rác về trụ sở Ủy ban mà đổ, để xem các anh có chịu được không?

Đến lúc này mọi người mới biết thâm ý của ông và không ai còn cãi được một lời. Vụ việc sau đó được xử lý cực nhanh: Phun thuốc khử mùi, giảm tải bãi rác. và quan trọng nhất là khẩn trương đưa hàng trăm hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng. Chuyện xử lý rác đơn giản như vậy.

Vậy bây giờ trở lại chuyện rác Hà Nội?

***

Hôm qua, tôi đã dẫn hầu các bạn câu chuyện về một vị lãnh đạo Bộ CA xử lý rác ở một thành phố. Nay quay trở lại chuyện rác ở Hà Nội.

Cách đây một ngày, tôi vừa xem trên TV thấy tường thuật cuộc đối thoại giữa lãnh đạo TP HN với đại diện cư dân 3 xã quanh bãi rác…

Nghe mà phát chán, bởi vẫn nhưng lời hứa “trơn như lươn” và chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo HN hứa với dân kiểu… sẽ… sẽ… và sẽ! Hứa mà không có thời gian thực hiện cụ thể thì “Hãy đợi đấy” nhé.

Còn Hà Nội, người ta vẫn thích chôn rác, chứ người ta không thích đốt rác… Như đã nói, chôn rác dễ ăn, dễ kiếm chác hơn. Còn ô nhiễm ư? Thì là dân phải chịu, chứ lãnh đạo có phải hít đâu?

Tại sao nói nói là Hà Nội “khủng hoảng quản trị”? Rất đơn giản! Đó là lãnh đạo Hà Nội suốt mấy chục năm qua không có ai giỏi quản trị hành chính, quản trị đô thị cả.

Bằng chứng là họ không biết: Việc nào cần làm ưu tiên làm trước, việc nào cần làm sau?

Lẽ ra phải ưu tiên làm môi trường đô thị trước, phải xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, xử lý rác trước khi lo làm Bảo tàng để không ai muốn xem, rồi lát đá đường phố rồi theo kiểu “làm lấy được… Một thành phố bẩn thỉu, ngập ngụa rác, ngập nước thải; thậm chí đến việc đánh số nhà ở nhiều con phố còn không ra hồn- đó là minh chứng rõ nhất cho công tác quản trị của lãnh đạo HN trong khoảng gần 30 năm trở lại đây.

Bây giờ thì mới đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Yên Xá, rồi có một nhà máy xử lý rác với công suất 4.000 tấn do Tập đoàn Thiên Ý của Tàu xây dựng, với thiết bị Tàu, công nghệ châu Âu, nhưng đã được “Tàu hóa”… Chả hiểu nếu TQ xây dựng thì nhà máy có ra hồn không? Việc giám sát chất lượng khí thải sẽ được thực hiện như thế nào? Và một điều quan trọng là “Liệu các công ty MTĐT” có “nhiệt tình đổ rác” cho nhà máy hay không?

Một bộ máy lãnh đạo mà chỉ nặng về hình thức, nặng về “băng rôn, khẩu hiệu”; nặng về “tự sướng” rằng “TP Hòa Bình”… mà không biết dồn lực cho việc nào trước, việc nào sau thì… dân còn khổ?

Để rồi xem, bao giờ thì Hà Nội xử lý được căn cơ chuyện rác thải, nước thải? Xử lý được căn cơ các khu hồ bị ô nhiễm? Xử lý được căn cơ các khu nhà chung cư có từ đến gần 60 năm rồi…

Họ cứ nại ra là khó? Là vướng cơ chế nọ cơ chế kia. Thực ra, chả có cơ chế nào trói được, chỉ có là Muốn làm hay không mà thôi. Một khi họ đặt lợi ích Người dân trước, Doanh nghiệp sau và nữa là đến Nhà nước thì sẽ giải quyết được hết. Còn như với tư duy như hiện nay với giàn lãnh đạo nặng về lý thuyết xuông như hiện nay thì Hà Nội còn lâu mới là cái… cái “đầu” gì?

_____

Cảnh đốt rác ở phường Phú Thượng, Quân Tây Hồ, TP Hà Nội:

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Xã hội đầy rác tức là lãnh đạo rất rác rưởi đồng nghĩa rất thiếu văn hóa vệ sinh.

  2. Dàn lãnh đạo ở to HN nói riêng và những tp trên cả nước nói chung là những cái đẩu niểng nổ làm ít ăn nhiều và ăn không chừa thứ gì vì chúng nó do cơ chế mà thành, chúng giống hệt những cái đầu bòi chỉ biết chơi và phá.
    Một khi những người tài ngoài đảng không được phép tham chính mà chỉ do mấy thằng khốn trên trung ương chỉ định đảng viên thì đất nước này đâu đâu cũng toàn rác rưởi.

  3. Là cái đầu gì thì phải hỏi anh Cờ lờ mờ vờ.. ấy chứ biết hỏi ai bây giờ.

Comments are closed.