26-10-2020
Báo chí mấy nay đồng loạt đăng tin Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã báo cáo “cấp có thẩm quyền” về vụ án Hồ Duy Hải. “Cấp có thẩm quyền” ở đây, là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và có thể cả các cá nhân/tập thể lãnh đạo cao nhất ngành Công an, Kiểm sát và Tòa án cũng được báo cáo.
Trước đó, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình bị án đã có đơn Kêu oan – Tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án – Đề nghị tái thẩm vụ án (đã có quyết định giám đốc thẩm bởi hội đồng 17/17 vào tháng 5/2020). Đơn gửi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo các cơ quan tư pháp trung ương,…
Đơn này ngoài những nội dung lâu nay các cơ quan tư pháp, báo chí, cộng đồng đều đã biết, thì có 02 nội dung mới, rất mới, đó là: Đơn Tố cáo về việc thêm bớt lời khai và dấu hiệu giả chữ ký của nhân chứng quan trọng bậc nhất của vụ án – anh Đinh Vũ Thường; và bản Xác nhận của anh Nguyễn Mi Sol về việc anh Sol được triệu tập lấy lời khai ngay sau khi án mạng xảy ra (vụ án đêm 13/1, anh Sol được triệu tập ngày 14/1/2008, nhưng hiện không rõ bản khai ngày 14/1 đó nay đâu, có được xem xét thấu đáo? Mà hiện chỉ thấy bản khai vào thời gian sau khi đã bắt Hồ Duy Hải).
Các giấy tờ trên do chính anh Đinh Vũ Thường và anh Nguyễn Mi Sol trực tiếp đặt bút ký vào các ngày 26/9 và 4/10/2020.
Đáng chú ý, nhân chứng Đinh Vũ Thường 13 năm qua không biết gì nhiều về vụ án. Mãi năm 2020, anh mới xem hình ảnh, clip bà Nguyễn Thị Loan 13 năm lê thân khắp nẻo đi kêu oan cho con trai Hồ Duy Hải, anh Thường quá đau xót và nói rằng: “Tôi sẽ có mặt ở bất cứ đâu khi VKS và Tòa án mời/yêu cầu!”
***
Các báo Pháp luật TP.HCM, Tuổi trẻ,… có thông tin mới này rất sớm và đầy đủ. Vụ án rõ ràng nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Báo chí biết điều đó, nhưng báo chí lờ mờ nhận ra lúc nào thì nên chờ, và luôn đặt kỳ vọng vào luật sư.
Về các nhân chứng, nói về khía cạnh làm báo, cá nhân mình là một trong số ít gặp gỡ và tương tác với các nhân chứng đầu tiên. Nhưng nói thật, cứ mãi hoài mong mỏi, mình cũng nản lòng.
Nhưng, báo giới tụi mình, nếu không mong chờ, không hi vọng, thì đi làm làm gì nữa, viết lách ý nghĩa gì nữa?
Ở các nước pháp quyền tiên tiến cũng vẫn có xác xuất tuyên án sai, vì quan tòa hay hệ thống tố tụng rốt cuộc do con người vận hành và con người thì không thể nói là luôn đúng. Tuy nhiên xét toàn bộ những gì xảy ra trong vụ Hồ Duy Hải có quá nhiều vấn đề vô lý không thể tưởng tượng nổi: „hủy chứng cứ quan trọng“, „hủy hồ sơ“, … và trong Bản án giám đốc thẩm khẳng định không có bức cung, nhục hình – điều các quan tòa lúc này quyết tâm không thả Hồ Duy Hải, vì nếu Hồ Duy Hải được thả ra khai sự thật tất cả những gì đã xảy ra với mình – không khác nhiều so vụ Nguyễn Thanh Chấn, thì các quan tòa và những ai không ở bên Hồ Duy Hải khi bị lấy cung mà cứ xưng xưng nói không có bức cung, nhục hình liệu có còn dám ngẩng mặt với thiên hạ nữa không nhỉ? Và mặc cho mọi sai phạm trầm trọng trong tố tụng như vậy nhưng rồi Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn cho câu kết luận „búa bổ“ khiến dư luận ngỡ ngàng: „những vi phạm pháp luật này không làm thay đổi bản chất của vụ án“ – khiến cho những ai hiểu biết về nguyên tắc xét xử thông lệ thế giới khi quan tòa các nước này cuối cùng tuyên án tha bổng cho bị cáo do chỉ 1 lỗi điều tra quan trọng đã khiến cho toàn bộ công sức điều tra của cơ quan tố tụng không còn giá trị theo nguyên tắc: KHI CÒN NGHI NGỜ VỀ PHẠM TỘI HAY KHÔNG THÌ BỊ CÁO SẼ ĐƯỢC HƯỞNG LỢI BẰNG ÁN THA BỔNG (Có thể người này vẫn là người gây tội, nhưng Tòa án thấy qua viêc cáo trạng và đưa chứng cứ tại Tòa không có đủ niềm tin để buộc tội)