27-9-2020
Sinh thời, cụ Phan Khôi là người cương trực, thấy gì không nên không phải, trái tai gai mắt, cụ phê thẳng thừng. Chứng kiến đám quan chức, lãnh đạo ăn hại, chỉ ồn ào màu mè nhưng rỗng tuếch, cụ gọi họ là ông bình vôi.
Cụ viết “Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống, có cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là “cho Ông Bình ăn”. Và lâu lâu lại tắp thêm vào cái miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra… Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cú rũ trên trang hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng “Ông”. (Giai phẩm mùa thu, 1956).
Thực ra, cụm từ “ông bình vôi” này bắt nguồn từ nhà thơ Lê Đạt, một trong những yếu nhân của Nhân văn giai phẩm. Thi sĩ bực bội mà rằng “Những kiếp người sống lâu trăm tuổi/Y như một cái bình vôi/Càng sống càng tồi/Càng sống càng bé lại”.
Mấy ngày qua, chứng kiến quá nhiều ông bình vôi, không thể không theo gương tiền nhân, cụ Phan và ông Lê, mà nói đôi nhời.
Họ đang đại hội đảng. Cả nước là một rừng đại hội. Chỗ nào cũng “tưng bừng, náo nức, thành công tốt đẹp”. Đỏ ối khắp mọi nơi. Hoa hoét cờ quạt ngập tràn từng mét đất. Thiên đình của Ngọc hoàng ngày hội bàn đào cũng không vui bằng.
Coi là sự kiện trọng đại, nên trung ương (Bộ Chính trị và Ban Bí thư) cử yếu nhân tỏa về các nơi để “chỉ đạo và phát biểu”.
Tinh những bộ óc hàng đầu, đi tới đâu cũng được tiền hô hậu ủng, đón rước linh đình. Mở miệng như “ông Cao ông Quỳ”, dáng vẻ trịnh trọng, tư thế oanh liệt. Những ông bà lớn to đầu ấy, như đã nói, về đại hội có nhiệm vụ phát biểu chỉ đạo. Nhưng thiên hạ cứ để ý mà xem, không khó thấy lắm đâu, cả chục ông bà như một, cứ trịnh trọng bước lên bục là cắm mặt, chúi mũi vào giấy. Những tờ giấy với nội dung đã được đám đệ tử phòng máy lạnh soạn sẵn từ đời kiếp nào.
Có bà thì ề à, có ông thì cắm cúi đọc liên hồi, không dám ngẩng lên nhìn đại hội. Họ cứ ê a bài văn mẫu, kém cả học trò trả bài bởi học trò còn tự nói ra điều chúng biết, đi bất cứ tỉnh thành nào cũng nhắc nhở phải phát huy tiềm năng thế mạnh, khen vài điều, chê vài điểm, về đồng bằng thì nhấn vào cây lúa, ra vùng mỏ lại nhắc tới hòn than, lên biên giới khuyên trồng cây gì nuôi con gì…
Chỉ cần đem cái “phát biểu chỉ đạo” đó ở Lạng Sơn, thay địa danh thành Quảng Ninh, Quảng Bình, Cần Thơ… cùng vài ba tiểu tiết là có thể áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh địa phương. Tôi cam đoan, theo dõi nhiều cảnh đại hội, chưa hề thấy một ông bà nào dám nói vo, dám đoạn tuyệt với tờ giấy, với văn mẫu, để tự thể hiện vai trò, tư cách yếu nhân của mình. Đâm ra nghi ngờ, hay họ chỉ là thứ bình vôi, trong đầu xơ cứng rỗng tuếch, dám chi mà nói, dám chi mà ngẩng đầu.
Cử ông bà bình vôi đi phát biểu như thế, chỉ tốn tiền tàu xe, tốn ngân quỹ đón rước tốn kém mà chả đem lại kết quả thiết thực gì.Lật giở vốn từ ngữ tiếng Việt, “phát biểu” có nghĩa là ai đó tự thể hiện ý kiến, quan điểm, thái độ, tình cảm của riêng nình, biểu đạt nó ra cho người ta biết, người ta nắm được. Những ông bà bình vôi, đã không có gì để thể hiện, chỉ như cái loa phát lời kẻ khác, mà lại đóng vai chỉ đạo, thì quả là tấn bi kịch cho đất nước này.
Ghi thêm: Tôi mà nói đơn sai, ai còn nghi ngờ, cứ coi chương trình thời sự tối nay sẽ rõ.
Hình như cả thế giới
Chỉ bốn nước, đó là
Việt Nam và Trung Quốc,
Triều Tiên và Cu ba
Là còn có khẩu hiệu.
Không những có mà nhiều.
Không những nhiều mà lớn.
Không những lớn mà điêu.
Khẩu hiệu đỏ rực phố.
Khẩu hiệu đỏ rực làng.
Khẩu hiệu trong phòng họp,
Nền đỏ và chữ vàng.
Mà khẩu hiệu gì nhỉ?
À, thi đua, muôn năm.
Muôn năm cái gì nhỉ?
Muôn năm cái quyết tâm.
Hình như có qui luật
Là không gì trên đời
Muôn, muôn năm, mãi mãi,
Cả vật và cả người.
Vậy thì sao khẩu hiệu
Lại cứ hô muôn năm?
Hay nghĩ cứ hô mãi
Là sẽ thành muôn năm?
Nói thật với các bác,
Tôi không dám ra ngoài
Vì sợ thằng khẩu hiệu
Làm lóa mắt, ù tai.
Lại còn thi đua nữa.
Mà thi đua cái gì?
Làm việc tốt, học tốt?
Thôi, đừng vờ, quên đi.
Chỗ thân tình, hỏi thật,
Vừa họp thi đua xong,
Có ai trong các bác
Làm việc tốt hơn không?
Hình như trên thế giới
Chỉ bốn nước, đó là
Việt Nam và Trung Quốc,
Triều Tiên và Cu Ba
Là có cái thằng ấy,
Thằng thi đua, phong trào.
Thi đua là yêu nước.
Không thi không yêu sao?
Cũng chỉ bốn nước ấy
Dẫu dân kêu nhiều lần,
Có hộ khẩu, và đất
Là sở hữu toàn dân.
Nếu phải hô khẩu hiệu,
Tôi chỉ hô một câu:
“Đả đảo các khẩu hiệu!”
Nói thật, không đùa đâu.
THẦY TBT
cu nhin tt nieng? cam cui nhin vao to giay de doc dien van, chung no khg co tai-duc ,chung no tu dua nhau vao chuc vu, tu thang tbt an noi ngo nge,giao dieu,noi den vn that la chan ngay. anh hung dat nuoc dau het roi, dan thi ngu,quan thi dot’ ma cu suot ngay cam thu de quoc, nhin quanh cho nao cung thay thu dit.
Ống bình vôi vẫn còn hữu ích đấy . Thưa nhà báo Nguyễn Thông…
Cắm đầu xuống tờ giấy viết sẵn, tờ giấy ấy viết sai thì thằng ấy cũng đọc sai, ngẩng đầu lên thì sợ con chữ nó chạy mất. Những đứa xưa chăn trâu nay làm lãnh đạo.
Nguyễn Thông DÙNG LẠI THUẬT NGỮ ‘ông bình vôi’ của Cụ Phan Khôi là quá nhẹ.
Tôi thì đặt ngay nhóm chữ nóng hổi
‘BAO CAO SU gia công tái chế DÙNG LẠI NHIỀU LẦN hết TÀU + đến Liên Xô cũ rồi lại TÀU +’ có hàng hà sa số SIÊU VI TRUNG C..UỐC mà Mụ mệ Phạm Thị Thanh Ngọc, sinh năm 1987, quê quán tỉnh Nghệ An cùng với BÁC HÙ và một số công nhân đang phân loại, rửa, gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng, không bao bì, không ghi nhãn, không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.
Thế giới ‘phát sốt’ vì vụ 320.000 bao cao su ‘tái chế’ ở Việt Nam
25 tháng 9 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54294202
Truyền thông và khán giả nước ngoài đang rất quan tâm một câu chuyện ở tỉnh Bình Dương, nơi cho hay đã đã bắt quả tang và thu giữ khoảng 324.000 bao cao su đã qua sử dụng đã tái chế và sắp tái chế.