Trân Văn
22-8-2020
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội, vừa chỉ đạo Hà Nội phải “đi bằng hai chân để phát triển đồng đều” (1). Chẳng biết khi chọn lối ví von này, ông Huệ có nghĩ tới việc sẽ buộc thiên hạ phải tự hỏi, dường như chính ông cho rằng, trước khi ông đảm nhiệm trọng trách Bí thư thủ đô, Hà Nội chỉ có thể nhúc nhắc từng bước vì… chân co, chân duỗi?
Cách nay khoảng một tuần, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ (KHCN), nhân vật mà thiên hạ đồn đoán là sẽ được điều động về Hà Nội làm Chủ tịch thành phố Hà Nội thay ông Nguyễn Đức Chung vừa thất sủng, cũng đòi Hà Nội phải… “rũ nôi” (2). Ví von như thế có khác gì ám chỉ Hà Nội là một đứa trẻ nhiều tuổi, không chịu lớn và rất tệ vì xưa giờ chỉ đòi… bú, mớm?
Chưa rõ vì sao các viên chức hữu trách của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam rất thích dùng đủ loại hình tượng để ví von, đặc biệt là khi sắp hoặc vừa xuất hiện như những… nhân tố mới, cần tạo ra nơi công chúng… nhận thức mới về chính họ? Liệu đó có phải là vì tư duy, kiến thức không đủ sâu, rộng để gây ấn tượng trong diễn đạt hay vì muốn cạnh tranh với các… diễn viên hài?
Cũng chưa rõ vì sao các viên chức hữu trách của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn thường xuyên chọn nhầm hình tượng nên lối ví von của họ “bôi tro, trát trấu” vào năng lực tư duy, khả năng nhận thức, kỹ năng diễn đạt của cả hệ thống. Cũng vì vậy, rất nhiều tuyên bố, chỉ đạo của các cá nhân lãnh đạo bị công chúng bỉ bôi vì việc chọn hình tượng khi ví von nếu đúng thì không… mới, còn mới thì không… đúng?
Ở Việt Nam, nhận xét hay góp ý cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rất dễ bị diễn giải, bị cáo buộc và bị trừng phạt vì “tuyên truyền chống nhà nước”. Thực tế cho thấy, những ví von ngô nghê của các viên chức hữu trách nguy hại cho uy tín, niềm tin của công chúng nơi nhà nước gấp nhiều lần. Vậy thì tại sao họ vô can? Chẳng lẽ đảng, nhà nước xem những tuyên bố ngờ nghệch ấy là nét… duyên dáng của viên chức?
***
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, ông Huệ xác định… “chân thứ hai” của Hà Nội là “Chương trình về xây dựng nông thôn mới”. Thêm một điểm chưa rõ là vì sao chương trình này đã trở thành mục tiêu quốc gia từ 2008, đến nay đã ngốn hàng trăm ngàn tỉ đồng và đã tạo ra vô số scandal ở đủ mọi khía cạnh từ nợ nần đến tính hiệu quả mà ông Huệ vẫn khẳng định là… chương trình mới để giúp Hà Nội có thể… đi bằng hai chân?
Ở cương vị tân Bí thư Hà Nội, ông Huệ không giải thích vì sao ông tán thành việc tiếp tục duy trì tám chương trình công tác lớn của Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 và ông dựa trên cơ sở nào để khẳng định, chỉ cần nội hàm mới, mục tiêu mới, định hướng lớn và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp trong giai đoạn 2021-2025 là đủ cho Hà Nội có thêm… “chân” để… “phát triển đồng đều”.
Nếu nội hàm mới, mục tiêu mới, định hướng lớn và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp trong giai đoạn 2021-2025 như yêu cầu của ông Huệ: Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án đầu tư công, các dịch vụ công của thành phố và cơ sở, đẩy nhanh thủ tục giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển kinh tế – xã hội… Các cấp, ngành cần phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư FDI, gắn kết quả giải ngân với thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ và đi liền với đó là xử lý nghiêm người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan… thì làm sao gọi là… mới, hay… lớn hoặc… cụ thể và… phù hợp? Những nội hàm,, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể ấy đều đã… xưa và kết quả, theo chính ông nhận xét thì Hà Nội chưa… đi được kia mà!
Nói cách khác, Hà Nội vẫn khó mà… “rũ nôi” như ông Chu Ngọc Anh… mong muốn và khó mà… “đi bằng hai chân, phát triển đồng đều” như ông Huệ đã… chỉ đạo tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 25 để xem xét, cho ý kiến về dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ 27 rồi tổ chức đại hội, chọn – cử đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc của đảng lần thứ 13 vào đầu năm tới.
Nếu thử đem so Văn kiện Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ 27, dẫu có ông Huệ chỉ đạo trong việc xem xét, cho ý kiến, với Văn kiện Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ… 26 cách nay năm năm, ắt sẽ thấy cả hai giống như… song sinh. Dân Hà Nội lại tiếp tục được khuyến khích… phấn đấu đến năm 2030 đưa Hà Nội trở thành thành phố “xanh – thông minh – hiện đại”.
Những người như ông Chu Ngọc Anh, ông Vương Đình Huệ chuyên lo… đại sự, dựng… đại nghiệp nên chẳng bao giờ bận tâm đến vài… tiểu tiết như: Kẹt xe, ngập lụt, môi trường ô nhiễm,… Dường như họ tin rằng dân Hà Nội… lành và… thuần, có thể vừa vật lộn với đủ loại vấn nạn liên quan tới dân sinh do quản trị, điều hành tồi, vừa đủ khả năng chịu đựng miệt thị nên mới thi nhau ví von phải… “rũ nôi” và… “đi bằng hai chân”!
Chú thích
“Những người như ông Chu Ngọc Anh, ông Vương Đình Huệ chuyên lo… đại sự, dựng… đại nghiệp nên chẳng bao giờ bận tâm đến vài… tiểu tiết như: Kẹt xe, ngập lụt, môi trường ô nhiễm,…”.
-Điểm qua tin tức báo chí về các mốc thời gian của việc xử lý đối với 12 dự án yếu kém của ngành Công thương như sau:
*Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương theo Quyết định số 2551/QĐ-TTg ban hành ngày 30-12-2016.
*Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 1818-QĐNS/TW ngày 7-2-2020 điều động đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi tham gia Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
*Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ban hành ngày 11-02-2020.
*Ngày 19-8-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình -Trưởng Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém một số dự án chậm tiến độ ngành Công thương – chủ trì phiên họp thứ 11 của Ban chỉ đạo. Phó Thủ tướng thường trực nhấn mạnh Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải phấn đấu hoàn thành xử lý 12 dự án, doanh nghiệp trong năm 2020, chậm nhất đến nửa đầu năm 2021.
-Vậy là sau hơn 03 năm xử lý, Phó Thủ tướng Huệ đã trao lại cho Phó Thủ tướng Bình xử lý tiếp. Qua hơn nửa năm Phó Thủ tướng Bình xử lý tiếp tục 12 dự án yếu kém của ngành Công thương, đến nay kết quả là 12 dự án vẫn chưa xử lý xong. Thủ tướng + 02 Phó Thủ tướng ra tay xử lý tốn thời gian hơn 3 năm rưỡi mà vẫn chưa xong, thì cơ chế vận hành bộ máy Chính phủ bị vướng chỗ nào mà cứng zữ zậy? Hay là quyền lực Bộ Công thương lớn quá. Vậy ra, những việc xem là tiểu tiết nhưng ko dễ trôi đâu bác Trân văn ơi, đụng đến nhiều quá. Thôi, tập trung “chuyên lo… đại sự, dựng… đại nghiệp” phòng thân trước cho chắc ăn. He…he…
Đất nước nghèo nàn lạc hậu bởi vì có những thằng lãnh đạo như những thằng này. Đứa tham ô, đứa cướp đất và đứa ăn nói như nhổ toẹt vào mặt dân. Đảng súc vật thì sản sinh ra những ký sinh trùng đeo bám cái thân còm dân đen.
“Đi bằng hai chân để phát triển đồng đều” dĩ nhiên là chân phải và chân trái, nhưng không thấu hiểu và đứng vững bằng chị Kim Tiêm, Chân phải, chân trái và …CHÂN GIỮA
Nếu bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn là Giám đốc bệnh viện đó ở bẩn, nếu khoa nào mà để nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay, trưởng khoa đó ở bẩn.
Đảm bảo rằng ngoài thói gian manh, quan chức CSVN còn là thiên tài về tấu hài. Anh Huệ trình độ cũng thế cả thôi, bằng cấp đểu thằng nào cũng đầy mình.
Bệnh của các chóp bu cộng sản VN là nói lấy được, thích nổ to, bởi chúng cậy có bộ máy chuyên chính an ninh, tuyên giáo khổng lồ sẵn sàng triệt hạ những tiếng nói phản biện. Chúng càng nổ to, độ rỗng của chúng càng lớn.