14-8-2020
Có người hỏi tôi, khi nào thì dùng các từ “nguyên, cựu, cố”. Đúng ra phải hỏi thêm cả từ “đương” nữa, bởi cùng với các từ nói trên, đó là những chặng, những đoạn khác nhau trong một đời người.
Khi còn làm việc (gì đó) thì gọi là đương. Đương chức, đương nhiệm. Cái thời đang diễn ra gọi là đương thời (đương cũng có nghĩa là đang). Hồi xưa trong bộ máy hương thôn, lý trưởng đang làm nhiệm vụ thì là lý đương, lý trưởng nào đã bị phế truất, đã thôi không làm nữa thì gọi là lý cựu.
Cựu tức là cũ, chỉ cái (điều) đã qua. Cựu thần tức là người bề tôi cũ (trước kia là bề tôi, nhưng giờ vì lý do nào đó, già lão hoặc bị phạt chẳng hạn, không làm nữa). Cựu trào là triều đại cũ. Đối lập với cựu là tân (mới). Cựu thế giới để chỉ những đại lục cũ vốn được người ta ở từ lâu, còn với tân thế giới (châu Mỹ) mới được khai phá. Ông bộ trưởng nào không còn làm bộ trưởng nữa thì là cựu bộ trưởng, ông tổng bí thư đã hết chức được gọi là cựu tổng bí thư.
Nguyên để chỉ ai đó vẫn còn làm việc, trước làm chức này nhưng nay làm chức khác. Càng luân chuyển cán bộ nhiều thì càng lắm nguyên. Đang còn phục vụ, còn làm việc thì mới là nguyên. Ông Nguyễn Phú Trọng bây giờ hai chức Tổng chủ nhưng nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên chủ tịch quốc hội. Bao giờ ông ấy không làm gì nữa nhưng còn sống thì gọi là cựu, khi nào chết thì sẽ là cố, chẳng hạn cố tổng bí thư-chủ tịch nước.
Cố cũng là cũ, chết. Cố nhân là người cũ, cố hương quê cũ, cố đô kinh đô cũ. Thực ra thì những cái cũ ấy, tuy cũ nhưng vẫn còn. Huế là cố đô, còn về mặt vật chất, chỉ không còn về tinh thần. Chỉ riêng với người chết thì cố nghĩa là mất, quá cố, không còn nữa. Ông cựu bộ trưởng là cái ông giờ vẫn sống nhưng không làm bộ trưởng nữa, còn ông cố bộ trưởng thì đã chết.
Nói tới ông Phạm Văn Đồng, phải dùng chữ cố thủ tướng chứ chả ai gọi là nguyên thủ tướng, cựu thủ tướng. Chết rồi thì còn nguyên cựu với ai. Với tất cả những người đã chết, chỉ dùng chữ cố, chứ không ai gọi là cựu, là nguyên cả. Gọi khác đi chỉ là cách cố tình áp đặt để đạt mục đích riêng chứ về mặt chữ nghĩa thì sai toét.
Vì vậy, trong trường hợp cụ Lê Khả Phiêu, cũng như bất cứ ông to bà lớn nào khác đã mất, gọi thẳng cố tổng bí thư là đúng nhất, chứ nguyên này nguyên kia do căn bệnh tô vẽ, hình thức, không dám nhìn vào sự thực.
Nhưng có uốn éo như thế mới là cộng sản. Họ cứ thích là nhích thôi, bất cần đúng sai, dù giáo sư tiến sĩ trình độ cao đông như lợn con.
Bác Nguyễn Thông nói rất đúng. Tôi thấy hiện giờ báo chí tại VN hay dùng chữ “nguyên” cho những quan chức đã về hưu. Lẽ ra phải dùng “cựu” mới đúng. Một nền giáo dục bát nháo nên sinh ra những hệ lụy đáng tiếc.
Theo tôi cái đất nước BOT này dùng chữ nghĩa thế là có cái ný của họ. Như vậy sau này Nguyễn tấn Dũng die thì mới cách chức thủ tướng 3X được.
Câu kết đúng lẽ thật ,nhưng hơi ..đắng !
Cựu giáo viên văn có khác. Quá chuẩn..”..có uốn éo như thế mới là cộng sản.”
“Nhưng có uốn éo như thế mới là cộng sản.” ( Trích NT )
– Mình đồng ý với bác, chữ nguyên chỉ là cách nói của riêng cs thôi, chẳng nói lên ý nghĩa gì đặc biệt . Họ dùng nhiều từ khác với cách nói thông thường ( nhất là ở miền Nam trước đây ), ví dụ giải quyết thì gọi là xử lí ( xử lí vấn đề ), nguyên nhân thì gọi là động cơ ( động cơ gây án ), tuân theo thì gọi là chấp hành ( chấp hành chính sách ) …
Xin cảm ơn bác Nguyễn Thông.
Bài viết phân tích và chỉ bảo của bác là 100% đúng và không còn gì để thêm bớt, lâu lắm mới thấy một sự giáo huấn, giáo dục đúng chuẩn, bài viết này xứng đáng có một chỗ trong tự điển tiếng việt, hôm bữa đọc một số chữ và nghĩa của mấy tiến sĩ làm tự điển mà toát cả mồ hôi háng, tiến sĩ xhcn toàn thứ vất đi.