Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’

BBC

Mỹ Hằng

17-7-2020

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam – PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Việt Nam – Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy.” Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù.

Noble Clyde Boudreaux là giàn khoan treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands. Dàn khoan này tới Vũng Tàu vào tháng 4/2020. Đến tháng Năm, Chính phủ Việt Nam họp cân nhắc triển khai Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06-01, nơi tập đoàn Rosneft của Nga đã hoạt động được vài năm.

Nhưng mới nhất, Tập đoàn Noble thông tin rằng hợp đồng giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã bị hủy bỏ.

Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên cũng nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra.

‘Sức ép từ Trung Quốc’

Nguồn tin thân cận với các lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ với BBC rằng vụ hủy hợp đồng khoan của Tập đoàn Noble là ‘do sức ép từ Trung Quốc’.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ:

“Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép.”

“Đây là giếng khoan thẩm lượng (appraisal well) phía ngoài mỏ Phong Lan Dại, nên nếu để căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận trong lô 06.1 như Lan Tây và Lan Đỏ.

“Chưa kể, còn ảnh hưởng đến tình hình khu vực bể Nam Côn Sơn, nơi có tàu cá và tàu bè quốc tế qua lại.

“Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ, Chính phủ thông qua PetroVietnam đã thông báo nhà điều hành Rosneft Việt Nam cho dừng chiến dịch khoan (của Noble Corporation), và dời sang năm sau.”

Về chi phí bồi thường, ông Lê Minh nói ước tính chỉ khoảng ‘mấy triệu đô la’.

“Về mặt kinh tế, tôi muốn đề cập đến 2 ý. Thứ nhất, về chi phí thuê giàn khoan, đương nhiên, phía chủ nhà và Rosneft Việt Nam có ảnh hưởng song không nhiều vì chỉ phải trả cho Noble Corporation chi phí hủy hợp đồng mà thôi, ước tính khoảng mấy triệu USD.

“Thứ hai, về sản lượng khai thác như kế hoạch năm nay, việc dừng giếng khoan thẩm lượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng khí của lô 06.1 khi các mỏ hiện hữu như Lan Tây, Lan Đỏ đang khai thác ổn định. Cần biết, khí từ Lô 06.1 cung cấp 9% điện năng của Việt Nam và việc bảo đảm các hoạt động xuyên suốt là ưu tiên hàng đầu.

“Về dài hạn, quyền lợi của các đối tác trong liên doanh Rosneft Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì vì hàng năm, có tính đến trượt giá 2%, điều chỉnh tăng trong thời hạn hợp đồng dầu khí còn gần 10 năm nữa.”

Cũng theo ông Nguyễn Lê Minh, về mặt chính trị, ngoại giao và an ninh lãnh hải, Việt Nam “hoàn toàn chủ động”.

“Tôi muốn nhấn mạnh từ chủ động này là vì ngoài Viện hàn lâm khoa học xã hội chuyên tư vấn về chính sách, đường lối đối ngoại cho Chính phủ thì còn Ủy ban biên giới (Bộ ngoại giao), Tổng cục 2 (Bộ quốc phòng) và Cục tình báo Bộ công an, cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro rất sát sao để tư vấn cho Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình. Vì vậy, các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, hải quân, chưa cần phải huy động khi tình hình đang trong tầm kiểm soát.

“Việc gây sức ép lên chiến dịch khoan ở Lô dầu khí 06.1, diễn ra trước thềm đại hội Trung ương Đảng XII, cũng đã được nhận diện và tính đến. Nghĩa là, họ muốn gây sức ép để làm một phép thử về bản lĩnh của các lãnh đạo Việt Nam. Theo đó, họ muốn kéo Việt Nam vào tranh chấp để đi đến đàm phán song phương về các quyền lợi trên biển, mà nếu sa vào, Việt Nam sẽ bất lợi và sa lầy về mặt chính trị.

“Cụ thể là nếu căng thẳng leo thang, hai bên sẽ có các cuộc gặp cấp cao và trước Đại hội Đảng, sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đường lối đối ngoại.

“Trong khi, khu vực Nam Côn Sơn nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, thông qua các hợp đồng dầu khí, không chỉ có quyền lợi của phía chủ nhà mà còn có quyền lợi của các đối tác quốc tế.

“Ngoài ra, ở Biển Đông, ngoài các hoạt động dầu khí, còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các nước trong các vùng đặc quyền kinh tế kinh tế EEZ của mình. Nhìn rộng hơn, nơi đây có nhiều tuyến giao thương, lưu thông hàng hải quan trọng kết nối Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.”

Hậu quả nghiêm trọng?

Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra “một tiền lệ tồi tệ” từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã “đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam”, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. “Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam”.

“Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon,” GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là ‘đòn nghiêm trọng’ giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

“Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách,” Bill Hayton nói.

“Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.

Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông

GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí của Việt Nam như sau:

– 2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.

– 2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.

– 2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.

– 2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam, đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).

– 2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu. Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.

Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho hay.

Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng 8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

“Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19,” GS Carl Thayer nhận định.

Nhà báo Bill Hayton cũng cho rằng khu vực mà Việt Nam hợp đồng với Noble để khoan thăm dò là khu vực rất rộng lớn, nằm gần các đường ống dẫn khí đã khai thác từ lâu và là vị trí thuận lợi để kéo nguồn đầu tư thương mại. Việt Nam cần nguồn khí ở đây để cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của đất nước.

“Do đó, hẳn phải có lý do nào ghê gớm lắm chính phủ Việt Nam mới bỏ dự án ở đây. Trung Quốc hẳn đã gây ‘áp lực nghiêm trọng’ lên các lãnh đạo Việt Nam, theo Bill Hayton.

Giải pháp nào?

Mỹ mới đây lần đầu tiên chính thức bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, và sát cánh cùng các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này, như Việt Nam.

Nhưng liệu Mỹ có giúp gì được cụ thể cho Việt Nam không, ví dụ như giúp trong các vụ việc dầu khí với Noble hay Repsol, vẫn còn là câu hỏi lớn.

GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Thế nhưng, “bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam đã đưa ra quyết định của mình rồi,” GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở hai cấp độ.

Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.

Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng chí hướng.

Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?

Nhưng nhà báo Bill Hayton thì nhận định rằng “Trung Quốc đã thắng và Việt Nam đã thua”. Ông nói:

“Bắc Kinh hiện có quyền phủ quyết đối với sự phát triển dầu khí bên trong Đường Chữ U (Đường Chín Đoạn). Nếu Việt Nam muốn sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi này, họ cần có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng lực lượng quân sự.”

“Nói cách khác, Việt Nam cần xây dựng khả năng quân sự và thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chiến đấu và có thể giành chiến thắng nếu đối đầu trên biển. Nếu không, trò chơi này đã kết thúc rồi.”

Ảnh: BBC

Còn ông Nguyễn Lê Minh nêu quan điểm:

“Về lý thuyết là giống nhưng bản chất khác nhau. Điểm giống nhau là họ luôn gây sức ép bằng việc gửi công hàm ngoại giao đến các nhà điều hành là các tập đoàn, công ty mẹ trước (Repsol và Rosneft). Sau đó, mới leo thang, hạ đặt giàn khoan hoặc gây hấn ở Biển Đông để gây sức ép lên phía Việt Nam.

“Điểm khác nhau là, Repsol là công ty đại chúng và không có vốn của Chính phủ Tây Ban Nha, trong khi Rosneft (công ty có 35% vốn góp ở Rosneft Việt Nam), cũng đã lên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Vì vậy, đối với lô dầu khí 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ), sau khi nhận được công hàm phía Trung Quốc, Repsol đã có sự chuẩn bị và ngay khi họ nhận được đề nghị tạm dừng dự án của phía Việt Nam, họ chìa ra các yêu cầu quá khó (Bảo lãnh Chính phủ về bảo đảm khai thác, bảo toàn vốn đầu tư), và rủi ro về trữ lượng trong kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã phê duyệt, trong quá trình phát triển mỏ đã nhận diện nên dẫn đến các đàm phán kéo dài, và chuyển nhượng lại cho PVN.

“Còn đối với lô 06.1, như đã diễn giải ở trên, Rosneft là nhà điều hành và các hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. Lô 06.1 đóng vai trò quan trọng, cung cấp hàng năm khoảng 35% sản lượng khí cho Việt Nam. Rosneft Việt Nam đang là một trong những nhà điều hành dầu khí hiệu quả nhất ở Việt Nam, nên trong trường hợp Trung Quốc gây căng thẳng leo thang, Chính phủ Nga sẽ can thiệp vì họ có quyền lợi trực tiếp ở lô này.”

Về chiến lược của Việt Nam, ông Lê Minh phân tích:

“Đương nhiên, về phía chủ nhà, Việt Nam vẫn luôn chủ động và làm hết mình trên tinh thần hòa bình và ổn định để phát triển dầu khí và kinh tế biển. Có thể thấy, ngày 11/6/2020 trước khi chính thức dừng chiến dịch khoan lô 06.1, các lãnh đạo Việt Nam đã điện đàm với ExxonMobil và Nga. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm Tổng thống Nga và theo được hiểu, trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Việt Nam, ngoài việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí ở bể Nam Côn Sơn và khu vực lân cận.

“Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm với chủ tịch toàn cầu của ExxonMobil, để tái khẳng định “hợp tác với ExxonMobil là rất quan trọng, đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Hiện ExxonMobil vẫn đang tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam đi vào triển khai vào năm sau. Ngoài dự án trên, ExxonMobil đang có kế hoạch đầu tư vào các dự án LNG, lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

“Từ những diễn giải và trích dẫn trên đây, nói lên rằng, hợp tác dầu khí và hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi vẫn được Đảng và Chính phủ quan tâm kịp thời, đúng mức và tạo điều kiện để kiến tạo một môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả.”

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Cộng sản Hà Nội đi theo định hướng của tbt Nguyễn văn Linh, đó là ‘thà mất nước hơn mất đảng’, nên đảng cộng sản Ba Đình sẽ không dám theo Mỹ mà đánh Tàu cộng bởi vi chúng nó cần Tàu cộng để dựa lưng chứ Tàu cộng mà bị Mỹ đập cho xuội thì cộng sản Ba Đình cũng theo hà bá. Giờ đây đền vài tỷ đô la cho các đối tác ngoại quốc chỉ là chuyện nhỏ mà chúng còn có cơ hội bỏ túi thêm nữa!
    ĐMCS!


  2. Bàn Cờ Tây – Bàn Cờ Vây : cuộc chơi tay Ba
    ****************************************

    Bàn Cờ Tây – Cờ Vây
    Hai phe vừa lật ngửa
    Hoa Thịnh Đốn cứng rắn
    Buộc tội không tuân luật
    Phạm pháp trước Thế giới
    Bàn Cờ Tây – Cờ Vây
    Hai phe vừa lật ngửa
    Bắc Kinh ‘dạy’ Hà Nội
    Dọa nạt ép đồng chí
    Buộc tội không tuân theo

    Bàn Cờ Tây – Cờ Vây
    Hoa Thịnh Đốn lật ngửa
    Bắc Kinh chơi lật lừa
    Cuộc cờ đã lật ngửa
    Chỉ tay chơi thứ Ba
    Hà Nội chưa lật ngửa
    Chắc chờ xong Đại Hội
    Chọn cách Mềm hay Cứng
    Ván cờ trên Biển Đông

    TỶ LƯƠNG DÂN
    nhân xem tin Ngoại trưởng Mike Pompeo + Bản tuyên bố chính thức hôm thứ Hai 13/7/2020

  3. “Như nước Việt ta từ trước
    Vốn xưng văn hiến đã lâu
    Sơn hà cương vực đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác”
    Lần thứ hai, đất nước
    Khoác ba lô theo Nguyễn Trãi lên rừng
    Bài tuyên ngôn chuẩn bị trước mười năm
    Chân trái đạp đầu quân Minh, chân phải bước vào Văn Miếu
    Có phải lần trước bên này sông
    Lý Thường Kiệt ung dung phát biểu:
    ”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…”

    Bài tuyên ngôn đầu tiên khi chưa xác định màu cờ
    Dung tích máu không có ngân hàng nào chứa nổi
    Ông cha ta đánh giặc, ông cha ta làm thơ
    Ngọn giáo chẳng suy tư dù dạ dày có đói
    Lương thảo ở Lam Sơn được đo lường bằng xác con ngựa già chia những phần ăn cuối
    Thực đơn của nghĩa sĩ Tây Sơn trên võng cáng băng rừng là cơm nắm, rau măng
    Những cuộc hành quân không nhờ cậy thánh thần
    Được ra đời giống như truyền thuyết
    Mà truyền thuyết cũng vô cùng đặc biệt
    Những cuộc hành quân nhà chép sử phải đau đầu
    Mười vạn chiến sĩ nông dân vượt sông Mã ra sao
    Để kịp ăn Tết Thăng Long với anh hùng Nguyễn Huệ?
    Hàng trăm thớt voi vượt sông Cả thế nào
    Để hoa đào Nhật Tân không nở trể?

    Cái giá của tuyên ngôn lạ lùng như thế
    Quá khứ có thịt xương nên hiện tại có luân hồi
    Tương lai không dành cho bọn sâu bọ làm người
    Không thuộc độc quyền lũ rước voi giày mả tổ
    Không nằm trong tay đám cõng rắn cắn gà nhà láu cá
    Tương lai là của những kẻ đứng mũi chịu sào dám đem hạt gạo xẻ làm đôi
    Những kẻ dám mở cuộc hành trình chống suy dinh dưỡng
    Từ nạn đói năm 45 đi tới tiếng cười

    Chúng ta yêu nhau đúng quy luật con người
    Em yêu anh và anh yêu em đấy
    Đừng quay đầu và đừng khép đôi môi
    Khi tim cùng đập ở lồng ngực trái
    Có Hội Thề Lũng Nhai mới có quân sư Nguyễn Trãi
    Có bô lão mài gươm mới có Hội Nghị Diên Hồng
    Hạt thóc thành cơm nhờ cấy ở trên đồng
    Không có hạt thóc nào tái sinh nếu gieo trên sàn lót nệm
    Chúng ta yêu nhau chẳng cần ai bảo hiểm
    Những đứa con như những chứng từ
    Đất nước mình phải cấp chứng minh thư
    Cho bất cứ ai làm ra sản phẩm

    Nếu chiến tranh sinh ra những bài tuyên ngôn chiến thắng
    Thì hòa bình còn lâu mới là bức bình phong mang khẩu hiệu giả hình
    Đừng bắt Phật bị cầm tù, đừng bắt Chúa bị đóng đinh
    Con mắt láo liên làm sao mà nhìn thẳng
    Mười ngón chân ta không mọc đằng sau nên không hối hận
    Lúc bước đi gặp dấu của ông bà
    Lúc đọc bài thơ gặp bát ngát trường ca

    Làm sao nói hết về tình yêu tổ quốc
    Cái lai lịch trong một chương, cái cội nguồn trong một mục
    Cuộc sắp xếp văn minh trong trật tự mỗi điều
    Cũng như làm sao minh họa hết tình yêu
    Sự rung động của các tế bào gây cảm xúc
    Ta yêu tổ quốc bằng bài thơ giữ nước
    Đại Cáo Bình Ngô một thuở lên đường
    Ta yêu tổ quốc bằng bài thơ dựng nên cột mốc
    Biết giữ gìn từng tấc đất biên cương

    Uy lực của một nước có chủ quyền từ hàng loạt tuyên ngôn
    Cuộc chiến đấu ngàn năm bằng chữ
    Luật Hồng Đức, luật Quang Trung
    Hiến pháp của Rồng Tiên đó chứ!
    Ta bỗng thơ ấu như bắt đầu tham dự
    Chuyện kể ngày xưa về cô chú ông bà
    Ta bỗng nồng nàn hiểu máu và hoa
    Thấm thía trong từng chương vệ quốc
    Ta bỗng bàng hoàng thấy đường trên mặt đất
    Có triệu bàn chân Nam tiến phá rừng
    Ta bỗng hiên ngang tuyên bố rõ ràng
    Bờ biển Việt Nam hình cong như chữ S
    Đất nước Việt Nam bắt đầu từ ải Nam Quan bất diệt
    Đất nước Việt Nam kết thúc bằng mũi Cà Mau lẫm liệt
    Không có lý do gì giặc ngoài thù trong móc ngoặc cách chia

    Máu chảy 4000 năm cho cuống rún chưa lìa
    Khi trước trận thắng giặc Mãn Thanh, vua Quang Trung hiệu triệu
    Khi nghĩa sĩ Tây Sơn cùng đồng thanh phát biểu :
    ”Đánh cho để dài tóc
    Đánh cho để đen răng
    Đánh cho nó chích luân bất phản
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
    Ta bất chợt nhìn ra mình thật sự
    Máu cha ông đổ ra thì ruột con cháu bắt buộc mềm
    Ta hạnh phúc nhập hồn vào kinh sử
    Nỗi nhục bị đô hộ 1000 năm không được phép lãng quên!
    BCV

  4. (Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)

    Chào một ngày giống hệt mọi ngày
    Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
    Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
    Hết “Triều đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống truyền kỳ”

    Chào một ngày giống hệt mọi ngày
    Đọc báo thấy cha ông mất hút
    Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngoạ Hổ Tàng Long, Hoạ Bì, Xích Bích…
    Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

    Chào một ngày đất nước tự lưu vong
    Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
    Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
    Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười

    Chào một ngày phát triển giống đười ươi
    Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
    Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
    Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền

    Chào một ngày vong bản vì… hèn
    Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm
    Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm…
    Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu

    Chào một ngày bãi biển hoá nương dâu
    Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
    Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
    Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều

    Chào một ngày hình chữ S tong teo
    Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít
    Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
    Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng

    Chào một ngày long mạch bị xới tung
    Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
    Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo
    Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng

    Chào một ngày giống hệt cõi âm
    Những xác chết anh hùng bật dậy
    Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy
    Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền

    Chào một ngày soi rõ mặt anh em! BCV

  5. Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
    Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
    Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
    Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do

    Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
    Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
    Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
    Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu

    Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
    Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
    Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
    Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang

    Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
    Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
    Chúng săn anh và chúng đuổi em
    Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”

    Em ơi em tự do có thật
    Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
    Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
    Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?

    Em ơi em khi sinh tử cận kề
    Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
    Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
    Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá

    Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
    Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
    Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
    Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do ! BCV

  6. Nếu bây giờ nhà nước
    Kêu gọi dân xuống đường
    Biểu tình chống Trung Quốc,
    Tôi nghĩ cũng bình thường

    Nếu ai đó cương quyết
    Không chịu đi. Vì sao?
    Vì bức xúc, tự trọng,
    Vì đảng xem đồng bào

    Như bầy cừu ngu ngốc
    Muốn xua đâu thì xua.
    Lúc đánh, lúc tâng bốc.
    Còn hơn cả trò đùa.

    *
    Ta, công dân tử tế,
    Yêu biển đảo quê hương,
    Giờ không nghe theo đảng
    Cũng là chuyện bình thường.

    Giặc đến thì phải đánh,
    Dân Đại Việt không hèn.
    Vì giang sơn, đất nước.
    Chứ không vì chính quyền.

    Chính quyền này không đáng
    Để chúng ta hy sinh.
    Một chính quyền lươn lẹo,
    Chỉ “còn đảng còn mình”.

    *
    Tôi, dẫu còn khỏe chán,
    Cũng không đi biểu tình.
    Vì còn biết tự trọng,
    Đâu đớn và bất bình. TBT

  7. Giờ thì sáng mắt nhé.
    Hữu hảo cho lắm vào.
    Thằng bạn vàng cướp đảo,
    Cướp cá của đồng bào.

    Trước, chiến tranh Bảy Chín
    Là dịp để thoát Trung.
    Mà rồi vẫn hữu hảo.
    Ngu đến thế là cùng.

    Là vì thà mất nước,
    Mất nòi giống, tổ tông
    Còn hơn mất chế độ.
    Tiên sư bố các ông.

    Giờ thì lo mà bảo
    Mấy triệu đứa đảng vên
    Ra biển chống Trung Quốc.
    Bọn còn đảng còn tiền.

    Không thì thả Ông Thức
    Để Ông ấy dẫn đầu
    Cùng con dân Đại Việt
    Sống chết với thằng Tàu. TBT

Comments are closed.