Bùi Văn Thuận
8-7-2020
Huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước là một trong những cái nôi của cộng sản ở phía Nam. Nơi đây, tình đồng chí cũng đặc biệt, và là “cái nôi” điển hình về tình đồng đảng – đồng chí trên cả nước. Các mối quan hệ đồng chí ở đây, mang đậm tính chất: Vừa hợp tác để ăn cướp, vừa đấu tranh, cắn nhau để tranh ăn, giành ghế.
Trong phạm vi bài viết này, chỉ điểm qua vài nét về tình đồng chí giữa 3 bên:
– Trần Văn Lân (Tư Lân), Bí thư huyện ủy
– Lê Anh Nam, Chủ tịch huyện
– Liên minh Bùi Văn Hiếu, phó Chủ tịch huyện và Nguyễn Danh Tùng, Trưởng phòng TN&MT huyện Phú Riềng.
1. Trước hết, Trần Văn Lân suỵt Hiếu – Tùng tung tài liệu, bán thông tin hồ sơ cho dân oan kiện Bùi Quốc Minh, phó Bí thư huyện. Các tài liệu, thông tin báo chí dùng để viết về sai phạm của Bùi Quốc Minh, hầu hết đều từ Lân, Hiếu, Tùng tuồn ra ngoài.
Ngược lại, Bùi Văn Hiếu – Nguyễn Danh Tùng cũng tuồn hồ sơ, bán tài liệu mật ra ngoài để nhằm hạ bệ, đẩy Trần Văn Lân bay ghế hoặc chí ít là làm cho Lân “về tỉnh chờ hưu”. Nếu lân bị đá, Chủ tịch Lê Anh Nam sẽ nhảy sang ghế Bí thư, khi đó ghế Chủ tịch đương nhiên thuộc về Bùi Văn Hiếu. Hiếu hứa với Tùng: Nếu Hiếu ngồi được ghế Chủ tịch, một ghế phó Chủ tịch sẽ là của Nguyễn Danh Tùng.
2. Liên minh Tùng – Hiếu với Chủ tịch Lê Anh Nam cũng là quan hệ vừa lợi dụng nhau vừa muốn đạp nhau.
Việc Tùng – Hiếu cấu kết Lê Anh Nam để đạp bay ghế Tư Lân là lợi cả đôi đường. Hiếu có ghế Chủ tịch, Tùng có ghế phó Chủ tịch như mơ ước bấy lâu của 2 tên này. Ngược lại Lê Anh Nam cũng có ghế Bí thư huyện. Bởi tương lai Lê Anh Nam còn lên cao nữa, vị trí Bí thư huyện chỉ là cái bàn đạp cho Nam tiến thân.
Lê Anh Nam là chồng Huỳnh Thị Hằng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước. Lê Anh Nam (14/4/1972), vào đảng ngày 30/11/2004. Nam là thạc sĩ Xây dựng công trình thủy lợi.
Nguyễn Danh Tùng và Lê Anh Nam quan hệ thân thiết khi cùng học lớp cao cấp lý luận chính trị. Nếu Tư Lân bay ghế, Nam lên Bí thư, Hiếu lên Chủ tịch, Tùng phó Chủ tịch thì liên minh này tha hồ kiếm ăn vơ vét.
Tuy nhiên, Tư Lân cũng không ngu đến mức để bọn tiểu nhân như Tùng – Hiếu đâm lén mà không biết. Lân cũng dụ dỗ Tùng – Hiếu bằng mồi khác. Đó là hứa hẹn một liên minh khác.
Theo phương án “nhân sự” của Trần Văn Lân, nếu Lê Anh Nam trượt Chủ tịch huyện khi bầu cử, Nguyễn Tấn Hùng sẽ về làm Chủ tịch huyện Phú Riềng.
Nguyễn Tấn Hùng là con trai của Nguyễn Tấn Hưng. Từ năm 2000- 2016, Nguyễn Tấn Hưng nắm giữ các vị trị Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bình Phước. Trong 16 năm cầm đầu đảng – nhà nước, Hưng thâu tóm và điều khiển mọi hoạt động kinh tế – chính trị, như một bố già đích thực tỉnh Bình Phước. Trần Văn Lân là một trong vô số những đàn em, đệ tử mà Nguyễn Tấn Hưng dìu dắt, bảo kê, bao che.
Nguyễn Tấn Hùng ngồi ghế Chủ tịch huyện, liên minh Lân – Hùng – Hiếu – Tùng cũng có thể vô tư tác oai tác quái, bởi thế lực của Nguyễn Tấn Hưng bao trùm mọi mặt ở tỉnh Bình Phước.
Bùi Văn Hiếu – Nguyễn Danh Tùng ngoài dùng tiền để mua ghế, còn dùng các chiêu trò nịnh hót, bưng bô. Tuy nhiên, chúng cũng ngấm ngầm đâm bên này, chọc bên kia để lấy lòng 2 bên hòng mưu lợi cá nhân. Ngược lại, Trần Văn Lân, Lê Anh Nam cũng thừa biết bọn Tùng – Hiếu chả tử tế gì, rặt một phường xu nịnh và lưu manh nhưng vẫn coi như không biết để lợi dụng, sai khiến đi đánh đấm, đâm kẻ khác và làm tiền bọn Hiếu – Tùng.