Làm thế nào để Quốc hội là của dân chứ không phải gần dân?

Nguyễn Ngọc Chu

22-6-2020

Chiều 19/6/2020, sau phiên bế mạc của Kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá 14, Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì họp báo, trong đó có thông báo về Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia để tổ chức bầu cử Quốc Hội khoá 15 nhiệm kỳ 2021- 2026.

Qua tất cả các kỳ họp của Quốc Hội khoá 14 đã diễn ra, qua các vấn đề mà Quốc Hội khoá 14 đã thảo luận, qua các quyết định mà Quốc Hội khoá 14 đã bỏ phiếu, phải trung thực mà nhận định rằng Quốc Hội khoá 14 còn xa mới đáp ứng được đòi hỏi của Nhân Dân.

I. QUỐC HỘI GẦN DÂN NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ CỦA DÂN

1. Ngày 04/5/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân gặp gỡ cử tri quận Ninh Kiều TP Cần Thơ để ứng cử vào ĐBQH khoá 14 đã hứa – nếu trúng ĐBQH thì “đưa Quốc Hội gần dân hơn”.

Ngày 12/6/2020, nhân kỷ niệm 95 ‘Ngày báo chí cách mạng Việt Nam’, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ: “Trong những năm qua hoạt động của Quốc hội ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân. Và chính báo chí là cầu nối để Quốc hội gần dân, một cầu nối hết sức quan trọng”

2. Như vậy, xuyên suốt trong suy nghĩ của bà Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc Hội khoá 14 là “đưa Quốc Hội ngày càng gần với dân”. Điều này đồng nghĩa với “Quốc Hội chưa phải Của Dân”.

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUỐC HỘI LÀ CỦA DÂN?

1. Nhân dân đã chứng kiến nhiều vị ĐBQH phát ngôn những điều ngây ngô, không phải vì lỡ miệng, mà là hệ quả của một tầm nhận thức yếu kém. Trình độ hiểu biết của một bộ phận rất lớn các ĐBQH hiện nay thấp hơn trình độ nhiều cử tri.

2. Hậu quả là Quốc Hội chưa đủ năng lực để giải quyết những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Trên thực tế, Quốc Hội hiện nay chỉ giữ vai trò biểu quyết thông qua các quyết định của BCHTƯ Đảng ở một chiều chấp thuận. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, Quốc Hội chưa có được quyết sách nào mang tính sang tạo nổi trội để trợ giúp Chính phủ. Thậm chí có việc thuộc thẩm quyền của Quốc Hội như ra ‘Luật biểu tình’, mà Quốc Hội lại ngồi chờ đề xuất của Chính phủ. Đó thực sự là chuyện lạ đời, không có ở quốc hội nước nào ngoài ở Quốc Hội Việt Nam.

3. Muốn Quốc Hội là Của Dân thì điều đơn giản đầu tiên là ĐBQH phải Của Dân. Cho nên, câu hỏi làm thế nào Quốc Hội trở thành Của Dân dẫn đến bài toán làm thế nào để ĐBQH là Của Dân.

Đến lượt mình, muốn giải quyết bài toán ĐBQH là Của Dân thì ĐBQH phải được Dân tự nguyện bỏ phiếu lựa chọn.

III. ĐỀ XUẤT CÁCH BẦU CỬ ĐỂ ĐBQH LÀ CỦA DÂN

Để ĐBQH là Của Dân thì trong cuộc bầu cử Quốc Hội khoá 15 nhiệm kỳ 2021-2026 các ĐBQH phải được bầu cử với những đổi mới dưới đây.

1. NGUYÊN TẮC “MỖI KHU VỰC BẦU CỬ CHỈ BẦU 1 ĐBQH”

ĐBQH là đại biểu của dân. Cho nên, mỗi Khu vực bầu cử chỉ bầu ra 1 ĐBQH. Theo cách này, ĐBQH sẽ chịu trách nhiệm trước cử tri Khu vực bầu ra ĐBQH; Đến lượt mình, cử tri sẽ thực sự quan tâm đến việc bỏ phiếu chọn ai là người đại diện cho mình ở Quốc Hội.

Đây là điều khác biệt, vì từ trước đến nay, mỗi Khu vực bầu cử đều bầu chọn nhiều ĐBQH. Kết cục là ĐBQH không chịu trách nhiệm cá nhân trước cử tri Khu vực bầu cử.

2. NGUYÊN TẮC TỐI THIỂU 25% CHỮ KÝ ỦNG HỘ CỦA CỬ TRI ĐỂ ỨNG CỬ ĐBQH

Mỗi Khu vực bầu cử chỉ có 1 ĐBQH nên mỗi cử tri chỉ được bầu cho 1 ứng cử viên duy nhất. Cho nên, trước khi ứng cử vào Khu vực bầu cử nào, ứng cử viên nhất thiết phải thu được chữ ký ủng hộ của cử tri Khu vực ứng cử. Đây là điều kiện bắt buộc để ra tranh cử ĐBQH.

Đề xuất phương án tối thiểu 25% chữ ký cử tri ủng hộ để ứng cử ĐBQH. Nghĩa là ứng cử viên muốn tranh cử ĐBQH ở Khu vực nào thì phải thu được 25% chữ ký ủng hộ của cử tri Khu vực bầu cử đó. Như vậy, mỗi Khu vực bầu cử sẽ không có quá 4 ứng cử viên cho 1 ghế ĐBQH.

Điều kiện tối thiểu 25% chữ ký ủng hộ của cử tri là lời giới thiệu tốt hơn mọi sự giới thiệu của bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Điều kiện tối thiểu 25% chữ ký ủng hộ của cử tri là phép lọc tốt hơn bất cứ sự hiệp thương nào. Điều kiện tối thiểu 25% chữ ký ủng hộ của cử tri sẽ không cho phép có mặt trong Quốc Hội các ông nghị ngớ ngẩn. Điều kiện tối thiểu 25% chữ ký ủng hộ của cử tri cùng mỗi Khu vực bầu cử chỉ bầu 1 ghế ĐBQH là đảm bảo cho cuộc bầu cử ĐBQH trở thành một cuộc tranh cử ĐBQH. Điều kiện tối thiểu 25% chữ ký ủng hộ của cử tri sẽ biến Quốc Hội thành Quốc Hội Của Dân.

3. ĐỀ XUẤT GỢI Ý CÁCH CHIA KHU VỰC BẦU CỬ VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG ĐBQH

Quốc Hội khoá 14 có 500 ĐBQH được bầu từ khoảng 70 triệu cử tri. Như vậy bình quân mỗi ĐBQH đại diện cho 140 000 cử tri.

Cả nước có 63 tỉnh thành. Xác định số lượng ĐBQH theo tỉnh thành. Lấy số lượng cử tri trong một tỉnh chia cho chẳng hạn 140 000 cử tri, thì ra số lượng ĐBQH và Khu vực bầu cử trong tỉnh. Đó là phép tính đơn giản.

Nhưng các tỉnh miền núi đất rộng thưa dân, nếu áp dụng đằng sằng chỉ theo tiêu chí số lượng cử tri thì sẽ không công bằng cho vùng sâu vùng xa. Bởi vậy cần áp dụng nguyên tắc làm tròn cho khu vực vùng sâu vùng xa.

Ở mặt khác, do số lượng cử tri trong các huyện của mỗi tỉnh khác nhau, dẫn đến không dễ dàng đưa một phần cử tri huyện này vào một một Khu vực bầu cử của huyện khác. Bởi thế cũng cần có phép làm tròn. Dưới đây, giới thiệu một phép làm tròn dựa trên đa số ¾ để xác định Khu vực bầu cử như là một phương án để xem xét.

Hiện nay cả nước có 707 đơn vị hành chính, bao gồm 77 thành phố thuộc tỉnh, 52 thị xã, 49 quận và 529 huyện.

Về huyện, thì có huyện đảo nhỏ và ít dân như Cồn Cỏ (83 dân, 2,2km2), có huyện lớn nhưng ít dân như Mường Tè (39 921 dân, 2 679,34 km2), và có huyện đông dân như Củ Chi (403 038 dân, 434,5km2). Về quận thì quận Bình Tân TP HCM là một quận đông dân (686 474 dân, 51,9 km2).

Sau khi lấy số lượng cử tri trong toàn tỉnh chia cho 140 000 cử tri thì ra Khu vực bầu cử. Sẽ xuất hiện những số lẻ. Có thể lấy phép chia như dưới đây để điều chỉnh số lượng Khu vực bàu cử trong một tỉnh.

3.1. Theo nguyên tắc làm tròn số lớn ¾: Các quận, huyện, thị xã, thành phố có dân số trong khoảng 105 000 – 140 000 cử tri sẽ là 1 khu vực bàu cử – ứng với 1 ĐBQH.

3.2. Các huyện, quận, thị xã, thành phố có dưới 105 000 cử tri được gộp lại theo địa lý hành chính cho đạt trong khoảng 105 000 – 140 000 cử tri để trở thành 1 Khu vực bầu cử với 1 ĐBQH. Đây là cách “đền bù” cho Khu vực bầu cử ở vùng sâu vùng xa.

3.3. Những huyện quận, thị xã, thành phố có số cử tri lớn hơn 140 000 thì lấy số lượng cử tri chia cho 140 000 sẽ ra số Khu vực bâù cử và số lượng ĐBQH.

3.4. Nguyên tắc làm tròn là lớn hơn ¾ (75%).

Với cách xác định như trên, cả nước sẽ có khoảng 500 Khu vực bầu cử – tương ứng khoảng 500 ĐBQH. Trong mọi cách chia Khu vực bầu cử, thì nhân tố đầu tiên là dựa vào địa lý hành chính, nhân tố thứ 2 là dựa vào số lượng cử tri, và nhân tố thứ 3 là điều chỉnh theo đặc thù. Trên đây mới chỉ là một đề xuất khung về cách chia Khu vực bầu cử, mà phương án cuối cùng phải được quyết định dựa trên các nghiên cứu chi tiết thực tế.

IV. GỬI GẮM

1. Việt Nam xứng đáng có một vị trí cao hơn trên trường quốc tế so với vị trí hiện tại của Việt Nam. Một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam chưa có được vị trí tương xứng trên trường quốc tế là vì Quốc Hội của Việt Nam mới “gần dân” mà chưa phải là Quốc Hội Của Dân.

2. Đừng nghĩ rằng vấn đề của Quốc Hội không phải là vấn đề của bạn. Đừng nghĩ rằng bạn không liên quan đến bầu cử QH. Đừng nghĩ rằng bầu ai làm ĐBQH cũng được. Đừng nghĩ rằng bạn không thể trở thành ĐBQH. Đừng nghĩ rằng đóng góp của bạn không giúp xoay chuyển được tình thế.

3. Không bầu được một Quốc Hội Của Dân cho nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ làm chậm bước tiến của Dân Tộc. Không bầu được một Quốc Hội Của Dân cho nhiệm kỳ 2021-2026 là lỗi của mỗi công dân Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Quốc Hội không có cơ sở để nói oan hay không oan
    https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-tra-loi-cu-tri-ve-vu-an-ho-duy-hai-20200624131014260.htm
    “Các cơ quan có trách nhiệm ngồi lại nghe lại một lần nữa để báo cáo. Vụ án đang được xem xét, chúng ta không có cơ sở nói oan hay không oan”, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói về vụ án Hồ Duy Hải.
    ___________________________
    Bà CTQH Kim Ngân xem mạng người VN không bằng con kiến. Bà không hề bức xúc tý nào dẫu biết rằng anh Hồ Duy Hải mang trong mình một bản án tử hình hơn 12 năm ròng trong tù, Quốc Hội của bà cũng đã từng tranh luận nghe báo cáo về vụ án này từ năm 2015 rồi.
    Xin nhắc lại lần nữa cho bà biết rằng: “Nếu không có búa rìu dư luận với hàng ngàn lá thư phân tích ngọn ngành sự kiện thì bọn Công An Vĩnh Long đã đem anh Hải ra xử tử từ lâu rồi. Nếu không có một bà mẹ thương con đứt ruột lê gót khắp ba miền để minh oan cho anh Hải thì ngày nay anh ấy đã mồ yên mả đẹp rồi”.
    Giờ phút này mọi sự kiện đã được đem ra mổ xẻ tận chân răng mà bà dám lấy tư cách Chủ Tịch Quốc Hội để lạnh lùng phán một câu: “Các cơ quan có trách nhiệm ngồi lại nghe lại một lần nữa để báo cáo. Vụ án đang được xem xét, chúng ta không có cơ sở nói oan hay không oan”
    Ở các nước tư bản tiên tiến, Quốc Hội là cơ quan Lập Pháp do toàn dân lựa chọn và bầu lên để thay mặt họ đặt nền móng căn bản cho Luật Pháp nghiêm minh. Quốc Hội không có cơ sở để nói oan hay không oan cho trường hợp anh Hải, nhưng Quốc Hội có thừa bản lĩnh để phán xét lề lối làm việc vô lương tâm, hoàn toàn phi lý của Bộ Công An và Tòa Giám Đốc Thẩm, qua nhiều bằng chứng không chối cãi được.
    Toàn dân đang ngóng chờ quý vị Đại Biểu Quốc Hội họp nhau để tranh luận đi đến kết luận chính xác và dứt điểm ngõ hầu Công Lý được đem ra làm sáng tỏ . Toàn dân đâu có rảnh để cứ nghe mãi câu nói “Các cơ quan có trách nhiệm ngồi lại nghe lại một lần nữa để báo cáo”. Hóa ra Quốc Hội của bà toàn là một lũ nghị gật, chỉ có bổn phận đến đó để nghe báo cáo xong phủi đít quay về . Tôi phân tích không sai tý nào .

  2. Bao nhiêu năm rồi mà Quốc hội tập trung họp cứ như thể Gala Táo cuối năm, nói miệng cho vui chứ chả có gì sinh động thực chất, Thủ tướng thì lâu lâu lên đồng vui miệng vài câu… Đảng thì tắc trong nền tảng chính trị của mình, vừa sợ chết vừa muốn làm bố dân tộc mãi mãi , trong hoàn cảnh kìm kẹp kinh tế chính trị với du côn Trung Quốc bên cạnh… Các bác cứ mong, cứ đóng góp , thật nhiều vào nhé …

  3. Một số đề xuất trong vận động tranh cử “để Quốc hội là của dân chứ không phải gần dân”:
    1/Ưu tiên bầu ĐBQH là những ng ngoài Đảng.
    2/Ưu tiên bầu ĐBQH là những ng tự ứng cử.
    3/Ưu tiên bầu ĐBQH là những ng tại địa phương mình.
    4/Ko bầu ĐBQH là những ng thuộc hành pháp, tư pháp.
    5/Ko bầu lại những ĐBQH khóa XIV mà trong các cuộc họp QH chỉ thấy hình, ko có tiếng.

    • Hoàn toàn đồng ý vỗ tay với bạn vdk1509,

      Đó mới là những ý kiến đóng góp tích cực hữu hiệu nhằm chấn chỉnh lại giá trị căn bản của Quốc Hội, bóc trần những bộ mặt ù lỳ của đám Đại Biểu gật gù vào Quốc Hội chỉ để kiếm chác riêng tư

      Lê Quốc Trinh, Canada

  4. Hãy để Chu làm Quan Toán, thực hiện Hoài bão xong thì Chu mới chu.
    Hãy để tiếng dân làm tiếng Khựa đã rồi tiếng Khựa mới dân chủ xhcn.
    Bye, no see more

  5. Tôi thiển nghĩ trong phần “Gửi gấm” thì đọan 2 và 3 có nhiều câu tác giả nhận định
    không đúng lắm,thậm chí còn đổ lỗi cho dân là thiếu công bình.Do đó,bài báo có vẻ
    chưa thuyết phục mấy,xét về tổng thể,dù tác giả viết với nhiều thiện ý.

  6. Bác Chu góp ý gì cũng bị nghiemnv sủa.
    Nó còn lẩn quất quanh dây.
    Và bác góp ý để vạch mặt CS hơn là để chúng suy nghĩ, chọn lựa.

  7. Thân chào các bạn trong nước,

    Tôi không bao giờ quên được hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân đứng trước lá cờ đỏ sao vàng để tuyên thệ tới hai lần ở hai thời điểm khác nhau:
    1)- Lần đầu chính là để long trọng tuyên bố luôn luôn trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, để bà được chính thức đăng ký làm Đại Biểu Quốc Hội;
    2)- Lần thứ hai, sau đó vài tháng, khi được Đảng tin cậy và bà đắc cử vào Quốc Hội, thì bà lại lên khán đài long trọng tuyên thệ lần thứ hai, lần này bà chính thức hứa “phục vụ nhân dân với tư cách Chủ Tịch Quốc Hội VN”.

    Một người làm chính trị mà phải hứa hẹn đến hai lần thì có đáng tin cậy không ? Năm 2018, bà dẫn dắt một phái đoàn quan trọng hơn 100 người thuê chuyên cơ long trọng sang Nam Hàn hội họp chuyên làm ăn gì đó. Khi về VN bà vô tình quên khuấy hơn 10 vị quan khách VN âm thầm trốn lại Nam Hàn, không giấy tờ. Vụ này do chính báo chí Nam Hàn vạch ra sau gần 10 tháng ém nhẹm. Cho đến nay vẫn chưa nghe bà Kim Ngân lên tiếng giải thích sự kiện mù mờ trong quan hệ ngoại giao quốc tế. Nhân dân VN nghĩ sao về hình ảnh nhục nhã đen tối này ?

    Bây giờ đến vụ án “tử tù Hồ Duy Hải” mà bà đã từng nghe các vị Đại Biểu Quốc Hội lên tiếng cảnh giác từ năm 2015 rồi. Thế tại sao bà vẫn ngậm miệng nín khe cho đến nay ?

    Bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thật do nhân dân VN bầu lên trong một cuộc phổ thông đầu phiếu dân chủ thật sự không ? Ở cương vị Chủ Tịch Quốc Hội bà đã làm gì để phục vụ người dân, soi sáng những vụ án oan sai lầm nghiêm trọng khiến cho nhiều người bị oan, tù đày và tự tử (Lương Hữu Phước mới đây)
    Mời quý vị trong nước lên tiếng chỉnh sửa nếu tôi có sai sót,
    Cám ơn nhiều,
    Lê Quốc Trinh, Canada
    https://baotiengdan.com/2020/06/22/lam-the-nao-de-quoc-hoi-la-cua-dan-chu-khong-phai-gan-dan/

  8. Tôi chết, chú chết… tất cả rồi phải chết đau đớn, tức tưởi.
    Chết thay cho kẻ khác
    Làm nô lệ cho kẻ khác
    Dân tộc này không xứng đáng được sống thanh bình
    Một dân tộc bạc nhược, hèn kém, chỉ có mỗi lòng tham ích kỷ là phát tiết thấu trời.
    Chết!!!!!

Comments are closed.