15-6-2020
Phong trào xã hội nào cũng dễ bị tổn thương. Lý do vì lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội thì khác nhau, mà một phong trào xã hội không bao giờ tránh được việc đấu tranh cho nhóm này nhưng lại làm tổn hại lợi ích của nhóm kia.
Lại có hiện tượng là sẽ có người lợi dụng phong trào đó để cướp bóc, làm loạn, hay có thể chính một số người của phong trào đó có những phát ngôn, hành động rất xấu xí, rất nhiều khi đi quá giới hạn hợp lý.
Tôi còn nhớ hồi biểu tình năm 2011, tôi và nhiều người khác lăn xả trên mọi chiến trường Facebook để bảo vệ người biểu tình (trong đó có tôi) khỏi những lời chỉ trích cay nghiệt của gần như mọi tầng lớp khác trong xã hội. Trớ trêu thay, nhiều lời chỉ trích trong đó nhắm vào những phát ngôn, hành động không được đẹp đẽ gì của người biểu tình, thứ mà một người có thể dễ dàng cảm thông nhưng người khác lại phán xét rất cay nghiệt (chứ không phải là phê phán có thành ý).
Những phán xét cay nghiệt đó đã đặt một gánh nặng khổng lồ lên vai những người biểu tình, rằng họ phải có nghĩa vụ trở thành những con người không tì vết, đẹp đẽ từ lời nói cho đến hành động. Chẳng ai trong chúng tôi hội đủ được những thứ đó. Nhiều người còn từng vào tù ra tội, nhiều người còn văng đủ các bộ phận cơ thể vào mặt người khác, v.v…
Gánh nặng đó khiến cho phong trào không lê bước nổi quá tuần thứ 11, trong khi nếu có đủ một tỷ lệ nhất định trong xã hội ủng hộ thì chúng tôi đã có thể hiện thực hóa được quyền biểu tình và ép chính quyền phải cứng rắn hơn với Trung Quốc ngay từ khi đó. Người ta đã soi những thứ xấu xí tủn mủn của chúng tôi và đè bẹp những giá trị to lớn đẹp đẽ mà một nhúm vài trăm người chúng tôi liều mình đấu tranh khi đó.
Đó chính là những ngày hè này, 9 năm về trước.
Vụ Đồng Tâm cũng chịu những phán xét cực kỳ cay nghiệt từ một bộ phận rất lớn trong công chúng, do nó có màu sắc bạo lực. Công chúng không cần biết bạo lực đó chính đáng đến đâu, họ sẽ rất dễ dàng phán xét những người thấp cổ bé họng mà chẳng cần phải cất công suy nghĩ xem thông tin họ đọc có chính xác hay không và bối cảnh sự việc như thế nào. Phán xét người dân thấp cổ bé họng thì vừa dễ dàng, vừa an toàn, có khi lại còn được khen.
Một nhóm bút mới thành lập, tên là “Bình dân Học vụ”, vừa ra mắt với bài viết đầu tiên trên Luật Khoa, với một cách tiếp cận rất mới mẻ: thảo luận về cách tư duy về các vấn đề chính trị.
Bài đầu tiên có tên “Hỏi nhanh đáp gọn về vụ Đồng Tâm”: bit.ly/2zxso8u
Nói chung đồng ý nhiều phần với tác giả THL nhưng tôi xin góp ý về những lời phàn
nàn của tác giả :
– phong trào xã hội (biểu tình) không lê bước nổi qúa tuần 11 : nếu đúng thì cũng
không phải nguyên nhân chính.Tại sao không dám nhìn thẳng vào thực tế rằng do
còn qúa nhiều người chưa ý thức được quyền công dân của mình vì sợ nhà nước CS.
độc tài chuyên chế trừng phạt ? Lực lương bên nào (đây là nhà nước CS) qúa mạnh
thì có lỗi nhiều hơn,chứ sao lại đổ lỗi cho số người phán xét người biểu tinh ?
-vụ Đồng Tâm cũng như vậy : công chúng bênh vực nhà nước CS.mới cay nghiệt,
chứ sao lại đổ lỗi cho “thủ phạm” ủng hộ dân Đồng Tâm đuợc nhỉ ?
Trân trọng.
Quan Khách cũng không cần phải ” sửa gáy” như vậy. Những ng biểu tình họ hiểu và thực tế hơn Quan Khách nghĩ đấy. Lý thuyết trên giấy thì vẽ ma vẽ tiên có gì mà khó vẽ. Vài lời với Khách quan
Rất đồng ý với Trịnh Hữu Long khi nháy nháy 2 chữ “chống đối”. Sẵn mấy ông trí thức xã hụi chủ nghĩa đang vặc nhau chiện “đối thoại”, ta nên xem họ là những người “mong mỏi đối thoại”. Xử dụng 2 chữ “chống đối” … tiếng Việt của gs Nguyễn Quang Hưng bị mọi người đối xử như Mã Giám Sinh đối xử nàng Kiều .
Zìa cái tựa, 1 lời khuyên, quẳng gánh lo đi mà vui “phản biện”. Lòng sẽ phơi phới zậy tương nai ngay đó muh.
“một phong trào xã hội không bao giờ tránh được việc đấu tranh cho nhóm này nhưng lại làm tổn hại lợi ích của nhóm kia”
Đúng thía . Đứng về phía dân có nghĩa hại Đảng . Làm thao bi zờ . Đây có thể là điểm make or break fong chào đấu zanh nhà mềnh . Tớ đề nghị cách zải quyết của Tố Hĩu, “trái tim anh chia 3 phần tươi đỏ/anh dành cho Đảng phần nhiều, phần để đảng viên, còn lại nấu cháo heo”. Đấu zanh để Đảng luôn tồn tại với đất nước & dân tộc take care 1 problem cũng to vãi & nan zải hổng kém, đó là vấn đề pháp ní . Hợp lý thì ta không nên wan chọng wá nó . Trước zờ fong chào đấu zanh nhà mềnh có zì hợp ní đâu, & mọi người vưỡn zung zăng zung zẻ, có “hợp ní” hay không thì đàng nào cũng tiến thêm 1 bước wan chọng í muh. No Star Where.
Zìa chiện có những nời chỉ trích cay nghiệt í, tớ mong mọi người hãy vững tâm . Nếu luôn sáng ngời tấm lòng của mình với Đảng, với đất nước thì, trích những nhời có cánh gà của záo xư tương lai về 1 vị tướng Cộng Sản vĩ đại Cao Văn Khánh, “Khi một người đã tự tin vào chính mình, ứng xử trước mọi tình huống với bản lĩnh của một nhân cách đã định hình trên một nền tảng vững chắc như vừa nói, thì luôn có được sự ung dung tự tại, điềm tĩnh đón nhận mọi nhiễu nhương mà can trường vượt qua, không để cho những rác rưởi bụi bặm – vốn không thiếu trong cuộc sống này – làm vấy bẩn nhân cách của mình”
Hi zọng zới đấu zanh nhà mềnh sẽ học được tinh thần bất khuất trước giặc Mỹ của ông tướng Cộng Sản -gọi Việt Cộng là nhục mạ ổng- mà áp dụng cho đường lối đấu zanh của mềnh . Hay là học theo Đảng, nên chăng ra khẩu hiệu “chống đối (!???) như chống Mỹ”?
Hihi. U no.1
Bác Hữu Long đang nản. Hihi. Biểu tình phải có chửi bậy mới sung, mới vui. Dân ta từ ngày có bác có đảng dẫn đường nên chửi bậy quen rồi. Chứ cái kiểu ” ôn hòa có hoc” nói thật chỉ là trò mị dân thôi, chỉ chống đỡ cho đảng thôi.
Thi thoảng tớ nghe Trang khàn vừa bán vừa chưi, tớ thấy vui hơn là nghe mấy thằng như Tờ sờ Thẩm Dương la giảng về kinh doanh, về số 1.