30-5-2020
Anh Lương Hữu Phước, 55 tuổi, có con gái bị sát hại khi sống ở Long An. Lên Bình Phước, mấy chị em mua mấy mẫu đất thì bị thu hồi trở thành trắng tay, rồi vợ chồng ly thân.
Khi chở một người bạn về, cả hai đều có hơi men trong người thì họ gặp tai nạn giao thông, do một cặp say rượu khác đâm vào. Bạn anh thiệt mạng. Án sơ thẩm xử anh 3 năm tù.
Chi tiết bạn anh ngồi đằng sau mà chồm lên muốn thay đổi hướng đi của anh thể hiện bạn anh đã rất say rồi. Anh Phước tuy có uống nhưng vẫn tỉnh táo, anh còn chở bạn về nhà lấy mũ bảo hiểm cho bạn.
Phúc thẩm lần 1 đã bác án sơ thẩm và chỉ ra 11 điểm sai sót trong quá trình tố tụng nhưng tòa phúc thẩm lần 2 lại tuyên y án.
Trong suốt 3 năm ròng từ 2017 tới nay anh Phước chạy vạy kêu oan. Luật sư của ông cũng chạy vạy kêu oan đủ cấp đủ nơi.
Hôm qua, khi bị tuyên y án, anh Phước đã nhẩy lầu tự tử từ tầng 2 toà án Bình Phước, sáng hôm qua anh đã post lên FB dòng stt này.
Đây là câu chuyện để chúng ta đáng bàn:
1. Đàn ông Việt lấy rượu làm phương tiện giao đãi và rượu tạo ra rất nhiều bi kịch cho gia đình, xã hội. Tất nhiên là có uống nhưng từ giờ chúng ta hãy đi xe ôm hay đi bộ khi uống và nói chung là uống ít thôi. Tôi rất không thích những người hối thúc người khác cạn ly. Rượu chỉ là cái cớ để gặp nhau đàm đạo, thư giãn. Uống nhiều hay ít là tuỳ sức khoẻ mỗi người.
2. Tôi thương cảm với số phận của anh Phước nhưng tôi không đồng tình với cách của anh. Anh hy vọng cái chết của mình sẽ thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước, nhưng hy vọng ấy thật mỏng manh và không khả thi.
Trong một xã hội mà lương tri đa phần của con người còn đang ngủ gật, đặc biệt trong ngành tư pháp thì lương tri đã bị đồng tiền tha hoá và sự câu kết trong hệ thống đã làm lương tri của chúng chết hẳn thì sự quyên sinh của anh không có tác động gì đâu.
Cuộc sống luôn quý giá và về mặt nào đấy, sống là một ván bài mà ta cần chơi một cách thông minh và hiệu quả nhất có thể.
Anh có thể ở tù ba năm nhưng sau ba năm anh vẫn có thể làm lại được nhiều việc, kể cả tố cáo mạnh mẽ những kẻ mà anh cho là đã xử oan cho anh.
Với tôi, tố cáo không được thì tôi sẽ chọn giải pháp mạnh mẽ và hoang dại hơn.
Là người của võ, tôi luôn đề cao lối sống tích cực nhất, mạnh mẽ nhất có thể. Cuộc đời luôn đầy rẫy khó khăn nhưng nếu ta có thái độ sống tích cực, lạc quan và mạnh mẽ, ta coi những khó khăn, những gánh nặng ấy là phương tiện để ta tôi luyện thì kết cục sẽ tốt đẹp hơn.
Không bao giờ chọn kết cục buồn các bạn nhé.
R.I.P anh Lương Hữu Phước.
Tui cũng có suy nghĩ tương tự với Tác giả “không đồng tình với cách của Anh Phước”, và tôi cũng mong ước sẽ không có một Nạn nhân Vn nào nữa có kết cục như Anh Phước! Khi nghe được tin: “Nạn nhân Phước nhảy lầu chết sau kết án của tòa”, tồi suy nghĩ mãi về cái chết của Nạn nhân Phước. Bùi ngùi, xót xa, cay đắng … thậm chí có chút trách móc anh Phước. Trách móc Anh Phước (dù chỉ một chút xíu) liệu có hồ đò quá không (tôi tự hỏi)? Liệu có phải, tôi đã không đặt mình vào hoàn cảnh của Anh Phước khi trách Anh? Đọc bài viết của Tác giả, hiểu thêm được gia cảnh của Người bần cùng, tôi chợt tỉnh ra rằng, Anh Phước đích thực là một trong muôn vàn NẠN NHÂN CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI!?, con chết, của cải mất, vở bỏ đi …. không chốn ‘nương tựa’ (ít nhất về mặt tinh thần).Tổ chức nào, có thể giúp tinh thần của Anh Phước và những người có hoàn cảnh tương tự được ổn định?. .. cái chết của Người Vn khốn khổ ấy, liệu có đáng để những quan chức (đông như “quân nguyên” ) sở hữu mớ chính trị cao cấp kia bận tâm? Cái chết của Người bần cùng ấy liệu đã đáng để đám “quân nguyên” tu tâm, tích đức? Vài dòng chia xẻ, như thắp một nén nhang, nguyện cầu cho linh hồn anh sớm được siêu thoát, sống khôn thác thiêng, phù hộ cho những Người Vn “Bần Cùng”, diệt trừ lũ quỉ tàn phá đất nước!
Hơn bốn năm về trước,
Ở Tiên Lãng, Hải Phòng,
Đoàn Văn Vươn nổ súng
Bảo vệ khu ao đồng.
Đối tượng ông nhắm bắn
Là đại diện chính quyền.
Là công an đủ loại,
Trang bị súng tiểu liên.
Hai mươi tháng sau đó
Ở thành phố Thái Bình,
Nông dân Đặng Ngọc Viết,
Do oan ức, bất bình
Vì đất đai tranh chấp,
Giải tỏa và bồi thường,
Cầm súng vào công sở,
Bắn bốn người trọng thương.
Đó là một thực tế
Đau lòng ở nước ta.
Không ai mong muốn nó,
Nhưng nó đang xẩy ra.
Vì sao nên nỗi ấy?
Vì sao hai dân thường
Chống chính quyền bằng súng,
Nhận kết quả đau thương?
Vì họ, rất đơn giản,
Quá uất ức, tủi hờn,
Không còn tin công lý.
Không biết làm gì hơn.
Vì chịu nhiều oan trái,
Vì họ, người dân thường,
Bị chặn hết đường sống
Và dồn vào chân tường.
Giờ thì vụ Yên Bái.
Một vụ quan bắn nhau,
Mà bắn quan đầu tỉnh,
Trực diện, dí sát đầu.
Tức là cũng một dạng
Thể hiện cái bất bình
Vì chức tước, tiền bạc,
Vì gian dối, bất minh…
Tức là quan, thậm chí,
Cả quan chức rất cao,
Không tin cái công lý
Giờ trở nên tầm phào.
*
Đất nước đang gặp khó.
Niềm tin đã không còn.
Không còn cả công lý,
Đe dọa sự trường tồn.
Vụ thảm sát Yên Bái
Là bài học xót xa
Và tiếng chuông cảnh tỉnh
Để lãnh đạo nước ta
Suy ngẫm về công lý,
Về nỗi khổ dân tình,
Để cứu dân, cứu nước
Và cũng tự cứu mình. Thái Bá Tân
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! N Đ K