17-5-2020
Nhân dịp đọc bài viết “Tòa Hiến Pháp” của tác giả P.H.N có nêu ý kiến về sự cần thiết thành lập Tòa án hiến pháp qua “tình huống phát sinh pháp lý trong vụ án xét xử giám đốc thẩm” Hồ Duy Hải, để giải quyết hai tình huống pháp lý:
– Thứ nhất, giả định VKSNDTC không đồng ý với Quyết định ngày 08/05/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nên tiếp tục kháng nghị (lần 2). Do đó, TANDTC tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm mới (lần 2) và tiếp tục bác kháng nghị với lý do quyết định kháng nghị của VKSNDTC là không đúng pháp luật.
Theo đó, tác giả cho rằng: “Vậy trong tình huống pháp lý này rất cần có Tòa Hiến pháp đứng ra phán xét tranh chấp pháp lý giữa TANDTC và VKSNDTC”.
– Thứ hai, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bị cáo Hồ Duy Hải sẽ bị thi hành án tử hình trong bối cảnh giả định rằng Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC là sai lầm, thì cần có Tòa Hiến pháp để công dân khiếu nại về quyết định giám đốc thẩm ấy.
Trước hết, chúng ta cần ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm cơ hội pháp lý để giải quyết vụ án mà công chúng đang tin rằng bất công, oan ức cho bị án Hồ Duy Hải. Cho nên, mọi nỗ lực theo hướng nào cũng đều cần thiết và hữu ích. Kể cả giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp để thực thi nghĩa vụ lương tâm là giải cứu một nạn nhân án oan. Tuy rằng, giải pháp ấy chưa được thuyết phục lắm về một số phương diện học thuật và pháp lý, như sau:
Tòa án hiến pháp, hoặc Tòa/Viện bảo hiến chỉ có một mục đích được xác định trong như chính tên gọi của thiết chế này: Bảo vệ hiến pháp.
Đối tượng của Tòa án hiến pháp nhắm đến là các đạo luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp, các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành pháp để bảo đảm hành vi lập pháp hoặc lập quy của các cơ quan này luôn luôn tuân thủ hiến pháp. Đương nhiên, theo đó thì mọi hành vi vi phạm hiến pháp sẽ đều bị Tòa án hiến pháp hủy bỏ. Tuyệt nhiên, về học thuật, pháp lý thì đối tượng nhắm đến của Tòa án hiến pháp chưa bao giờ là phán quyết của cơ quan tư pháp cả.
Các cơ quan tư pháp gồm viện kiểm sát và tòa án. Trong hoạt động tư pháp, sự khác biệt quan điểm giải quyết về một vụ án giữa hai cơ quan này là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự khác biệt quan điểm này không phải là một tranh chấp cần phân xử bởi một cơ quan khác (như tác giả đề xuất là Tòa án hiến pháp). Vì lẽ, căn cứ vào chức năng, thì VKS là cơ quan công tố, có thẩm quyền truy tố và kháng nghị. Nhưng tòa án mới là cơ quan xét xử các vụ án, kể cả phán quyết về kháng nghị của VKS (như vừa bác kháng nghị của VKSNDTC trong vụ án Hồ Duy Hải). Do đó, nếu có khác biệt về quan điểm giữa họ, thì chính tòa án sẽ giải quyết bằng một phán quyết. Cho thấy, thẩm quyền của tòa án có ưu thế hơn so với VKS, vì họ có thẩm quyền quyết định chung cuộc về một sự vụ cụ thể.
Thế nên, việc cho rằng sự khác quan điểm giữa hai cơ quan này là một dạng tranh chấp cần được giải quyết bằng giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp là chưa đúng với chức năng, mục đích và đối tượng của thiết chế này.
Trong giai đoạn hiện nay, khi luật pháp thường bị công chúng đùa tếu táo là rừng luật và luật rừng, thì việc thiết chế Tòa án hiến pháp là hết sức cần thiết và hữu ích. Nó giúp bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan công quyền, giúp đưa những nguyên tắc tốt đẹp về nhân quyền được hiến pháp công nhận đi vào cuộc sống…
Thế nên, tôi rất tán thành về ý kiến nên thiết chế Tòa án hiến pháp, nhưng không thể xem như là một giải pháp để giải quyết vụ án oan mà công chúng đang quan tâm.
Bỏ qua Điều 4 “độc tài ô nhục” trong Hiến pháp VN, các điều khác về quyền tự do cơ bản của người dân đều chỉ là thứ bánh vẽ, ai đấu tranh đòi thực thi những quyền đó, sẽ bị lũ lợn cầm quyền gán cho “có âm mưu, hành đông lật đổ chính quyền”!
Điều 4 HP cho phép lũ lợn cầm quyền CSVN ngồi xổm lên Hiến pháp, Pháp luật VN, cho phép chúng vi phạm những điều còn lại của Hiến Pháp VN. Cho nên chúng chẳng cần có Tòa Bảo Hiến.
– Nhân dân VN phải đòi lũ lợn cầm quyền phải thực thi các quyền tự do cơ bản của nhân dân được ghi trong HP. Hiến pháp là Bộ Luật cơ bản, có gía trị áp dụng ngay không cần phải đợi “Luật hướng dẫn thực hiện” nào khác!
Sau 100 năm HCM đòi Thực dân Pháp cho dân An Nam hưởng những quyền cơ bản của con người, dân An Nam ngày nay vẫn không được lũ lợn cầm quyền CSVN cho hưởng những điều đó!
– Chỉ có xóa bỏ Điều 4 độc tài bẩn thỉu, Tòa án Bảo Hiến mới không nằm trong tay Đảng độc tài, mới bảo vệ được người dân khỏi bất công!
Hiến Pháp Việt Nam là một bản sao Nghị quyết của Đảng. Mỗi lần Đảng thay đổi Nghị quyết là Quốc hội thay đổi Hiến pháp. Nay khi chúng ta muốn lập thêm Toà Bảo Hiến, có nghĩa là lập thêm một cơ chế mới bảo vệ cho Đảng. Đảng thì đứng trên và ngoài hệ thồng luật pháp và Đảng tiếp tục lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối.
No chi co tac dung Khi dang cam quyen nhung toa an la cua nhan dan thi luc do moi co tac dung, thi moi dung tu la dan kiem soat.luc do dan moi that su lam chu
Hiến pháp Đức tại Điều 93 quy định:
(Tạm trích dịch):
<(1) Tòa án Hiến pháp quyết định:
1. Về việc giải thích Hiến pháp này nhân những sự tranh chấp về mức độ của quyền và nghĩa vụ một cơ quan Liên Bang cao nhất hoặc của các đối tượng liên quan khác, những đối tượng thông qua Hiến pháp này hoặc trong nội quy hoạt động của một cơ quan Liên Bang cao nhất được cung cấp với quyền riêng;
…
4a. về các khiếu nại Hiến pháp, nó có thể được thực hiện của bất kỳ ai với sự khẳng định, thông qua quyền lực công cộng thì một trong các quyền cơ bản hoặc trong một quyền nằm ở Điều 20 khoản 4, 33, 38, 101, 103 và 104 bị xâm phạm;
Theo tinh thần Hiến pháp Đức tại điểm 1 của (1) trên thì tôi hiểu kể cả những xung đột (tranh chấp) giữa Tòa án tối cao và Viện công tố (Việt Nam là Viện kiểm sát) và cụ thể vụ kiện vừa rồi của Hồ Duy Hải hoàn toàn có thể là nội dung để Tòa hiến pháp xem xét. Chính việc các đại biểu quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội (hay Quốc hội) xem xét, chính là do Việt Nam chưa có Tòa án hiến pháp, khiến Thường vụ Quốc hội phải đảm đương công việc này – mà theo tôi làm chưa hề tốt (không thấy làm!)
Tương tự căn cứ tại điểm 4a (1) trên thì bất cứ người dân nào về lí thuyết cũng đều có quyền khiếu nại hiến pháp, khi thấy quyền của mình bị xâm phạm. Ví dụ vụ trên khi thấy Tòa xâm phạm quyền suy luận vô tội thì khiếu nại được, chứ sao LS Đặng Đình Mạnh lại nói Tòa hiến pháp không giải quyết?! Chưa kể câu này của luật sư ĐĐM cũng lạ: „Tuyệt nhiên, về học thuật, pháp lý thì đối tượng nhắm đến của Tòa án hiến pháp chưa bao giờ là phán quyết của cơ quan tư pháp cả.“ Ở đây nếu tôi hiểu đúng thì Tòa án hiến pháp không bao giờ xem xét tính hợp hiến của Tòa án … tuy vậy thường ngày ở Đức luôn có thông tin Tòa án Hiến pháp bác bỏ quyết định này, quyết định kia của Tòa án này, tòa án kia. Mới nhất và ầm ĩ vừa rồi 5-5-2020 Tòa án Hiến pháp Đức ngày đã ra quyết định dừng mua công trái – trong khi quyết định của Tòa Án tối cao Châu Âu lại ủng hộ – tóm lại quyết định của Tòa án HP Đức đang đối lại với quyết đinh của Tòa tối cao Châu Âu.
Tóm lại đọc bài viết của ông LS Đặng Đình Mạnh sơ sơ tôi thấy còn ít điều thuyết phục vì có lẽ ở Việt Nam việc nghiên cứu, trao đổi còn chưa sâu rộng.
Đồng ý với bác Góp ý.
LS Đặng Đình Mạnh cho rằng nếu VN có Tòa Bảo Hiến, là chỉ để giải quyết mâu thuẫn giữa VKS và TANDTC.
Ông LS định nghiã “Đối tượng của Tòa án hiến pháp nhắm đến là các đạo luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp, các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành pháp để bảo đảm hành vi lập pháp hoặc lập quy của các cơ quan này luôn luôn tuân thủ hiến pháp” là phiến diện, chưa đày đủ.
Ông LS không nhìn thấy những sự vi hiến, trà đạp quyền con ngưởi ghi trong HP của công an, công tố viên, thẩm phán trong vụ Hồ Duy Hải!
Tuy nhiên, nếu (giả sử) VN có Toà Bảo Hiến, nó sẽ là Toà án Tối cao nhất của VN, thì ai sẽ là Chánh án của cái tòa án ấy? Hay vẫn lai là Chánh án Nguyễn Hòa Bình, vì khó kiếm nổi thằng nào khát máu hơn?