15-5-2020
Trả lời họp báo, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó chánh án TAND Tối cao, thành viên Hội đồng thẩm phán TC phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải nói:
“Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm tử hình là quyết định cuối cùng trong quá trình tố tụng. Sau quyết định của Chủ tịch nước, các cơ quan tiến hành tố tụng không được thực hiện bất cứ hành vi nào khác ngoài việc thi hành án. Chúng tôi cho rằng trong vụ án này, lẽ ra VKSND Tối cao nên xin ý kiến, kiến nghị Chủ tịch nước dừng quyết định kia thì mới có thể tiến hành các hoạt động tố tụng khác như kháng nghị được“.
Đây là nhận thức quá sai, quá nguy hiểm về pháp luật tố tụng. Bởi lẽ:
Quyết định số 639 ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải không thể coi là một quyết định tố tụng hình sự.
Theo đó, Công văn ngày 29/7/2019 của Văn phòng Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình và yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải là căn cứ hợp pháp cho thấy Quyết định số 639 đã hết hiệu lực.
Thứ hai, không có quy định nào trong pháp luật tố tụng hình sự ấn định rằng Viện trưởng VKSND tối cao không được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
Lưu ý, khoản 2 Điều 379 BLTTHS năm 2015 về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng quy định như sau: “2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ“.
Như vậy, nếu trường hợp quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước đã có hiệu lực và đồng thời bị cáo đã bị tử hình thì việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án vẫn có thể được tiến hành bất cứ lúc nào để minh oan cho người bị oan.
Trong vụ án Hồ Duy Hải, ngay cả nếu Quyết định số 639 ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải đang có hiệu lực thì đây cũng không thể là căn cứ cho rằng Viện trưởng VKSND tối cao không được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Thứ ba, khoản 2 Điều 394 BLTTHS năm 2015 quy định về nội dung quyết định giám đốc thẩm, trong đó tại các điểm e, g, h, i điều này quy định các nội dung sau:
“e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định”.
Vì các lẽ trên: Chúng tôi nhận thấy, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được tuyên chấp nhận kháng nghị hoặc không. Hội đồng thẩm phán tối cao không có bất kì thẩm quyền nào, căn cứ pháp luật nào để tuyên: KHÁNG NGHỊ KHÔNG ĐÚNG PHÁP LUẬT. NHƯ VẬY PHÁN QUYẾT NÀY CỦA 17 VỊ ĐÃ SAI LUẬT.
Nhìn tới nhìn lui mỏi cả mắt mà tôi chẳng thấy cái dáng dấp của trí tuệ nằm ở đâu đó trên khuân mặt thằng cha này, mỏ nhọn, trán dồ thêm hàm răng thuốc lào mã tấu. Tuyên ngu xuẩn rồi bây giờ tìm cách chữa cháy, một đám giòi đỏ xứ thiên đường xhcn không hơn không kém.
Nè, Tiến sĩ Luật học, Nguyễn Trí Tuệ và nhóm chiến hữu, đã học thuộc lòng:
1. NGÔ NHÂN DỤNG
Trong sách Ly Lâu Thượng,
Mạnh Tử đã luận bàn
Những dấu hiệu cho thấy
Một chế độ sắp tàn.
“Trên không có đạo lý,
Dưới pháp luật bất minh.
Vua chúa phạm luật nghĩa.
Quan chức phạm luật hình”.
Cứ theo đó mà xét,
Thì Trung Quốc và ta
Cái kết của chế độ
Có vẻ cũng không xa. Trích thơ Thái Bá Tân.
2. https://www.facebook.com/vu.t.lan.73/…