1-5-2020
Trong ngày Thống nhất đất nước, muốn mơ về một đất nước giàu mạnh phía trước hơn là lục lại quá khứ. Không ai có thể giàu mạnh bằng gặm nhấm quá khứ. Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có một Thể chế khỏe mạnh và một Chính phủ mạnh.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI CÁCH CHÍNH PHỦ
Nền kinh tế muốn phát triển mạnh mẽ thì cần phải có một Chính phủ mạnh. Muốn có được một Chính phủ mạnh thì phải có cách thức tuyển chọn các Thành viên Chính phủ một cách khoa học. Cuối cùng, Cải cách Thể chế vẫn là bài toán đá tảng phải giải quyết.
Cải cách Chính phủ trước hết là cải cách cách thức chọn ra Thủ tướng và các bộ trưởng. Sau mới đến cơ cấu Chính Phủ gồm bao nhiêu Bộ. Nhưng cải cách cách thức chọn Thủ tướng và Bộ trưởng gắn kiền với Cải cách Thể chế.
Trong khi chưa chưa giải quyết được toàn bộ bài toán đá tảng về Cải cách Thể chế, thì vẫn phải cải cách cục bộ. Chứ không thể ngồi yên. Dẫu biết rằng chưa chữa trị đúng căn nguyên của con bệnh. Bởi thế, có thể giải quyết trước bài toán cải cách các Bộ thành viên của Chính phủ – cũng là một bài toán rất quan trọng.
Trong bài toán cải cải cách các Bộ thành viên Chính phủ, thì chọn nhân sự – người đứng đầu Bộ và kéo theo là bộ máy lãnh đạo Bộ quan trọng hơn là cơ cấu Chính phủ có bao nhiêu Bộ. Vấn đề lựa chọn Bộ trưởng giữ vai trò quyết định bản lề trong hiệu quả hoạt động của Bộ và Chính phủ. Theo cơ chế hiện hành, Bộ Chính Trị đang nắm quyền quyết định chọn Bộ trưởng – chứ không phải Thủ tướng. Nên chỉ bàn đến chọn các Bộ mà chưa bàn đến chọn Bộ trưởng.
Có điều, phải ý thức xuyên suốt rằng, chừng nào Thủ tướng chưa được quyền chọn và cách chức Bộ trưởng thì chừng đó Chính phủ sẽ vẫn chưa thể hiệu quả. Và lại dẫn đến bài toán đá tảng là Cải cách Thể chế.
II. NGỌN NGUỒN
Bàn về Cơ cấu Thành viên Chính phủ xuất phát mong muốn có một Chính phủ mạnh. Và nhân:
1. Đề xuất của Bộ Nội vụ về sát nhập một số Bộ trong Chính phủ cho giai đoạn 2021-2026 (https://moha.gov.vn/tin-noi-bat/se-xem-xet-sap-nhap-mot-so-bo-nganh-trong-nhiem-ky-2021-2026-41751.html).
2. Đề xuất của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thành lập Bộ thanh niên và Bộ phụ nữ.
Cụ thể là sáng ngày 20/4/2020, tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội (UBTVQH) Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề xuất nghiên cứu thành lập Bộ Thanh niên – Thể thao (https://thanhnien.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-de-xuat-thanh-lap-bo-thanh-nien-1213373.html).
Nhắc lại, khi còn là Phó chủ tịch QH, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề xuất thành lập Bộ Phụ nữ gia đình và trẻ em vào đầu năm 2015 (https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/pho-chu-tich-quoc-hoi-muon-thanh-lap-bo-phu-nu-gia-dinh-va-tre-em-post154823.gd).
Như vậy, từ khi giữ chức Phó chủ tịch rồi Chủ tịch QH, bà Nguyễn Thị Kim Ngân kiên trì đề nghị thành lập thêm các bộ mới. Chưa thấy bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề xuất giảm bộ nào.
III. SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH PHỦ MỘT SỐ NƯỚC ĐỂ THAM CHIẾU
Trên thế giới hiện có 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Không thể viện dẫn hết chính phủ của tất cả các nước. Ở đây, với mục đích tham chiếu, chỉ đề cập đến một số nước tiêu biểu : 1) Hoặc có lãnh thổ hoặc GDP hoặc dân số gần với Việt Nam; 2) Giàu có hơn Việt Nam.
1. CHÍNH PHỦ PHẦN LAN
Nước có diện tích tương đương gần nhất với Việt Nam (331 212 km2) là Phần Lan (338 424 km2). Nhưng dân số Phần lan chỉ có 5 526 774 người (thứ 114 thế giới) trong khi dân số Việt Nam hơn 97 triệu (thứ 15 thế giới). GDP (danh nghĩa) của Phần Lan là 277 tỷ USD (thứ 60 thế giới) nhỉnh hơn GDP của Việt Nam (261,637 tỷ USD). Thu nhập bình quân đầu người của Phần Lan là 50,068 USD (thứ 14 thế giới), trong khi của Việt Nam là 2 740 USD (thứ 129 thế giới).
Chính phủ Phần Lan có 11 Bộ. Bao gồm: 1. Bộ Ngoại giao, 2. Bộ Tư pháp, 3. Bộ Nội vụ, 4. Bộ Quốc phòng, 5. Bộ Tài chính, 6. Bộ Giáo dục và Văn hóa, 7. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, 8. Bộ Vận tải và Truyền thông, 9. Bộ Kinh tế và Việc làm, 10. Bộ Xã hội và Sức khỏe, 11. Bộ Môi trường (Ministry for Foreign Affairs Ministry of Justice Ministry of the Interior Ministry of Defence Ministry of Finance Ministry of Education and Culture Ministry of Agriculture and Forestry Ministry of Transport and Communications Ministry of Economic Affairs and Employment Ministry of Social Affairs and Health Ministry of the Environment).
2. CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Cộng hòa Liên bang Đức có diện tích 357 022 km2 và dân số hơn 83 triệu người (2019) là quốc gia có diện tích và dân số khá gần với Việt Nam. GDP (danh nghĩa) của CHLB Đức năm 2029 ước tính 3 863 tỷ USD (thứ 4 thế giới). Thu nhập bình quân đầu người là 46 653 USD (thứ 16 thế giới).
Chính phủ Liên bang Đức khóa 2018 có tất cả 16 thành viên. Ngoài Thủ tướng, có 15 bộ trưởng. Trong đó có một phó thủ tướng kiêm bộ trưởng. Sau đây là danh sách 15 bộ là thành viên chính phủ từ số 2 cho đến số 16.
1. Bộ Tài chính. 2. Bộ Nội vụ, Xây dựng và Cộng đồng. 3. Bộ Ngoại giao. 4. Bộ Kinh tế và Năng lượng. 5. Bộ Tư pháp và Bảo vệ người tiêu dùng. 6. Bộ Lao động và Xã hội. 7. Bộ Quốc phòng. 8. Bộ Lương thực và Nông nghiệp. 9. Bộ Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh niên. 10. Bộ Sức khỏe. 11. Bộ Vận tải và Hạ tầng cơ sở số. 12. Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn hạt nhân. 13. Bộ Giáo dục và nghiên cứu. 14. Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển. 15. Bộ các vấn đề đặc biệt, Trưởng Văn phòng Chính phủ.
3. CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN
Nhật Bản có diện tích và dân số lớn hơn Việt Nam không nhiều. Diện tích Nhật bản là 377 975 km2. Dân số Nhật bản hơn 126 triệu người (2019). GDP (danh nghĩa) Nhật bản năm 2019 ước tính 5 413 tỷ USD (thứ 3 thế giới). Thu nhập bình quân đầu người là 43 043 USD (thứ 22).
Chính phủ Nhật Bản qua các thời kỳ có những thây đổi. đã trải qua. Trong cuộc cải cách 2001 có những Bộ sau đây thay đổi.
Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) (sát nhập thành Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp). Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải (sát nhập vào Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải). Bộ Nội vụ (sát nhập vào Bộ Nội vụ và Truyền thông). Bộ Bưu chính Viễn thông (được chia thành Bộ Nội vụ và Truyền thông và Bưu chính Nhật Bản). Bộ Giáo dục (sát nhập vào Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ). Bộ Y tế và Phúc lợi và Bộ Lao động (sát nhập vào Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi).
Hiện tại Nội các Chính phủ Nhật Bản có 27 Bộ trưởng cùng Trưởng thư ký và Chủ tịch Hội đồng an toàn quốc gia công cộng. Đó là:
1. Bộ Nội vụ và Truyền thông. 2. Bộ Tư pháp. 3. Bộ Các vấn đề Thanh niên và Các biện pháp giảm sinh. 4. Bộ Ngoại giao. 5. Bộ tài chính. 6. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. 7. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. 8. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. 9. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. 10. Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông. 11. Bộ Môi trường. 12. Bộ Quốc phòng. 13. Bộ Ngoại giao Okinawa và Lãnh thổ phía Bắc. 14. Thư ký trưởng. 15. Bộ Bình đẳng giới. 16. Chủ tịch Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia. 17. Bộ quản lý thiên tai. 18. Bộ Pháp chế khẩn cấp quốc gia. 19. Bộ Chính sách tài chính. 20. Bộ Chính sách kinh tế và tài khóa. 21. Bộ Tư nhân hóa Dịch vụ Bưu chính. 22. Bộ Cải cách Quy định. 23. Bộ Tổng công ty Hồi sinh Công nghiệp Nhật Bản. 24. Bộ Cải cách Hành chính. 25. Bộ các Đặc khu và Cải cách cấu trúc. 26. Bộ Hồi sinh Vùng. 27. Bộ Chính sách Khoa học và Công nghệ. 28. Bộ An toàn thực phẩm. 29. Bộ Công nghệ Thông tin.
4. CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Hoa Kỳ có diện tích 9.833.520 km2 (thứ 3 thế giới), dân số năm 2019 hơn 328 triệu người (thứ 3 thế giới). GDP (danh nghĩa) năm 2019 ước tính 22.321 tỷ USD (số 1 thế giới). Thu nhập bình quân đầu người là 67.426 USD (thứ 7 thế giới).
Với nước Hoa Kỳ thì còn khác nữa. Vì vai trò của Tổng thống Hoa Kỳ rất lớn. Tuy vậy lại có Thượng viện và Hạ viện và Tòa án Tối cao đối trọng. Cho nên bộ máy Chính Phủ của Hoa Kỳ được thể hiện dưới dạng Văn Phòng Điều hành của Tổng Thống (Executive Office of the President). Văn phòng Điều hành của Tổng thống gồm:
1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, 2. Bộ trưởng Tài chính, 3. Bộ trưởng Quốc phòng, 4. Bộ trưởng Tư pháp (Luật sư trưởng), 5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, 6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, 7. Bộ trưởng Bộ Thương mại, 8. Bộ trưởng Bộ Lao động, 9. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, 10. Bộ trưởng Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị, 11. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, 12. Bộ trưởng Bộ Năng lượng, 13. Bộ trưởng Bộ Giáo dục, 14. Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh, 15. Bộ trưởng An ninh Nội địa, 16. Đại diện Thương mại, 17. Giám đốc Tình báo Quốc gia, 18. Văn phòng Quản trị và Ngân quỹ, 19. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, 20. Điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường, 21. Điều hành của Quản trị Doanh nghiệp Nhỏ.
(1. Secretary of State 2. Secretary of the Treasury 3. Secretary of Defense 4. Attorney General, 5. Secretary of the Interior 6. Secretary of Agriculture 7. Secretary of Commerce 8. Secretary of Labor 9. Secretary of Health and Human Services 10. Secretary of Housing and Urban Development 11. Secretary of Transportation 12. Secretary of Energy 13. Secretary of Education 14. Secretary of Veterans Affairs 15. Secretary of Homeland Security 16. Trade Representative 17. Director of National Intelligence 18. Office of Management and Budget 19. Director of the Central Intelligence Agency 20. Administrator of the Environmental Protection Agency 21. Administrator of the Small Business Administration).
IV. VÀI NÉT VỀ SÁT NHẬP CÁC BỘ Ở VIỆT NAM
Việc sát nhập các Bộ cũng như các Tỉnh Thành từ năm 1955 đến nay, một cách tổng thể, mang lại nhiều tốn kém mà không tăng được hiệu quả.
Thất bại của chính sách sát nhập là hậu quả tất yếu từ hai nguyên nhân: 1. Tầm nhìn hạn hẹp: 2. Lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế chi phối. Cốt lõi đưa đến hoạt động hiệu quả của một Bộ là tài năng của người lãnh đạo – ông bộ trưởng – chứ không phải đổi tên của Bộ, hay sát nhập hoặc tách Bộ.
Lấy Bộ Công Thương làm thí dụ. Tên Bộ Công Thương lần đầu xuất hiện vào ngày 14/5/1951 – do đổi tên từ Bộ Kinh Tế thành lập ngày 28/8/1945. Từ đó Bộ Công Thương nhiều lần bị đổi tên và tách nhập.
Ngày 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch nước bãi bỏ Bộ Công Thương, thành lập Bộ Thuỷ lợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Vật tư).
Ngày 11 tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Hoá chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra. Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở Tổng cục Vật tư.
Ngày 3 tháng 9 năm 1975 thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Ngày 22 tháng 11 năm 1981, Bộ Điện và Than lại chia thành: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than. Bộ Lương thực và Thực phẩm chia thành: Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực.
Năm 1983 thành lập hai ban của Chính phủ: Ban Cơ khí và Ban Năng lượng. Cũng năm này Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học ra đời.
Ngày 16 tháng 12 năm 1987, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than hợp nhất thành Bộ Năng lượng.
Ngày 28 tháng 6 năm 1988, Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh tế đối ngoại hợp nhất thành Bộ Kinh tế đối ngoại, Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học nhập vào Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Ngày 30 tháng 6 năm 1990, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp, Bộ Cơ khí và Luyện kim đổi thành Bộ Công nghiệp nặng.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Bộ Thương nghiệp đổi thành Bộ Thương mại và Du lịch,rồi Bộ Thương mại.
Ngày 21 tháng 10 năm 1995, 3 Bộ Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ hợp nhất thành Bộ Công nghiệp
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương.
Muốn ưu tiên một ngành quan trọng nào thì phải điều người giỏi đứng đầu ngành đó chứ không nhất thiết phải đổi tên bộ hoặc tách bộ.
V. CÁC MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA SÁT NHẬP CÁC BỘ
Bộ Nội vụ chưa để xuất tổng thể chính thức về sát nhập bộ. Nhưng đã có những đề xuất cục bộ. Chẳng hạn, ngày 19/2/2020, tại Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026”
1. Mục tiêu đầu tiên của sát nhập Bộ không đơn giản về mặt cơ học, mà là để hoạt động hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu thứ hai của sát nhập Bộ là phải giảm bớt được nhân sự, xóa bỏ sự cồng kềnh của bộ máy, dẫn đến tiết kiệm được ngân sách.
3. Việc sát nhập Bộ tiến hành sao cho ít xáo trộn nhất, và không dẫn đến náo loạn.
4. Việc sát nhập phải dựa trên hiện có theo nguyên tắc bớt mà không thêm.
5. Về tham chiếu, không nhất thiết phải có tên gọi cho đủ, cũng không nhất thiết là các nước có thì Việt Nam phải có. Không viện dẫn “nước này có”, mà phải hỏi “tại sao nước kia không có” mà vẫn hoạt động hiệu quả.
VI. ĐỀ XUẤT
Dưới đây là các đề xuất gợi mở để thảo luận. Chỉ sát nhập mà không đẻ thêm bất cứ Bộ mới nào.
1. Các Bộ không đổi: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại Giao. Đây là 2 bộ có trong thành phần Chính phủ của bất cứ quốc gia độc lập nào.
2. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ hiện hành nên giữ nguyên:
– Bộ Công Thương. Bộ Công Thương quá lớn và quá quan trọng. Bao gồm 2 trụ cột của nền kinh tế quốc gia là Công nghiệp và Thương mại.
– Bộ Nông Nghiệp (nên bỏ cụm từ “Phát triển Nông thôn) cũng không thay đổi vì quá lớn và lại bao gồm 3 ngành cột sống là Lương thực, Lâm nghiệp, Thủy sản.
– Bộ Y tế.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Bộ Tư pháp.
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ nên sát nhập:
– Công An và Nội vụ.
– Giáo dục và Khoa học: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội.
– Thông tin và Truyền thông: Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
– Tài Chính và Kế hoạch Đầu tư.
– Giao Thông và Xây dựng.
– LĐTBXH: Nhập Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam và Bảo hiểm xã hội vào Bộ LĐTBXH.
– Văn hóa Thể thao Du lịch: Nhập Đoàn Thanh niên vaò Bộ VH -TT- DL.
– Tổng kiểm Toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ.
4. Các cơ quan di chuyển:
– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyển về Bộ Giáo dục và Khoa học như là một trường đại học.
– Ban quản lý Lăng giao cho trực thuộc Bộ Quốc phòng.
VII. KHÓ KHĂN
Đề xuất trên đây, tuy chỉ là gợi mở thảo luận, nhưng sẽ gặp phải phản kháng quyết liệt xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân.
1. Trước hết là sự phản kháng của các Bộ và các cơ quan phải sát nhập. Vì động chạm căn bản đến chức vụ, quyền lợi. Và sẽ xuất hiện muôn ngàn lý do để phản đối.
2. Hai là, sự liên đới về quyền lợi trong cơ cấu quyền lực hiện hành – sẽ là rào cản cho các quyết định cải cách.
Để thực hiện được Cải cách Chính phủ chỉ ở mức độ sát nhập các Bộ cũng cần 2 nhân tố.
3. Một lãnh đạo sáng suốt mạnh mẽ quyết đoán.
4. Không cầu toàn, mà quyết định dựa trên nguyên tắc loại trừ: Có hoặc Không.
Nguyên tắc loại trừ rất quan trọng cho người nhận quyết định trong trường hợp phức tạp. Vì quá phức tạp, không thể cân đo mọi thứ, nên phải dựa trên nguyên tắc loại trừ Có hoặc Không.
Có cải cách không? Có giảm bớt không? Trong 2 phải chọn 1. Chỉ có thế mới thoát khỏi hoàn cảnh mà sống sót.
Cho nên Đại hội 13 sắp tới đây, dù ‘có con mắt tinh đời’ đến đâu (theo yêu cầu của TBT Nguyễn Phú Trọng) thì cũng sẽ để lọt nhiều kẻ cơ hội. Vì cách chọn Ủy viên Trung ương dựa trên ‘con mắt tinh đời’ của cá nhân, mà không dựa trên nguyên tắc loại trừ 1 mất 1 còn của số đông.
45 năm, nếu dựa trên nguyên tắc loại trừ 1 mất 1 còn của số đông để lựa chọn lãnh đạo, thì đã tiến xa lắm rồi.
Tuy vậy, dẫu muộn, nhưng vẫn không ngừng hy vọng.
Lạ thiệt, công dân Đồng Tâm bị giết, bị tra tấn!
HIện tượng dân mất mạng ‘đúng qui trình’ ở ngay trụ sở công an.
Công dân bị bỏ mạng trong những chuyến vượt biên tìm kế sinh nhai ….
…………………………………………………………………………………..
còn nhiều lắm
những hiện tượng xảy ra rõ như ban ngày
dân Việt nam (trong và ngoài nước) biết!
không lẽ,
người đứng đầu thuộc những đại biểu của dân không biết!?
Thử hỏi,
Những búc xúc của dân hay sự sống còn của dân … không phải là những búc xức và càng không phải là những vấn đề đáng bận tâm của những người khoác chiếc áo “đại biểu của dân” sao còn xứng với vị trí “đại diện dân”! Tề hại, hơn, vô đạo đức hơn, hội nghị họp chỉ thấy bàn tới chuyện dựng tượng đài, thành lập bộ … ”?! GHÊ TỞM CHO CÁI CỖ MÁY VÌ DÂN KIỂU NHƯ THẾ!
Các chế độ độc tài đều muốn có chính phủ lớn, càng lớn càng tốt. Chủ nghĩa xã hội là loại ý thức hệ chủ trương giải quyết các vấn đề của xã hội bằng các cơ quan chính phủ. Cộng sản Việt Nam, dù đã vạch ra một con đường (rừng) chạy thẳng sang tư bản chủ nghĩa, vẫn là một chế độ vừa độc tài vừa còn mang nặng quán tính ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Các nhà lãnh đạo của chế độ này lâu lâu lại đề nghị đẻ thêm bộ là chuyện… tất yếu.
Nếu Việt Nam thực sự hội nhập với thế giới tiến bộ với lẫn „bản sắc riêng“ Việt nam của mình, thì thực ra như hầu hết toàn bộ cả Thế giới bộ máy Đảng đã phải nằm ngoài lĩnh vực Nhà nước (không hưởng ngân sách) mà Đảng chỉ cử người vào bộ máy nhà nước, và tất nhiên toàn bộ đoàn thể: phụ nữ, thanh niên, mặt trận, trường ĐẢng, báo ĐẢng … cũng đều phải tự lo ngân sách – và như thế ngân sách đỡ gánh cho không biết bao nhiêu Bộ VÔ HÌNH (Lời bà Ngân: „Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay cũng như một bộ, cơ quan ngang bộ, không khác gì cả.“ – chưa kể còn bao nhiêu Ban bệ thuộc TW Đảng cũng quyền hạn tương tự hay còn lớn hơn cả Bộ). Thứ hai, với các nước cơ quan (hay Bộ) thanh niên là dịch chưa sát – mà phải là CƠ QUAN THANH THIẾU NIÊN (Tôi phải nói thế không thời gian tới sợ lại có ai đề xuất thành thập Bộ Thiếu niên nhi đồng). Ở đây tôi chỉ nói ngắn: với các nước, CƠ QUAN THANH THIẾU NIÊN đảm nhiệm công việc bảo vệ và phát triển thanh thiếu niên, – trong khi ngắn gọn Đoàn thanh niên có thể hiểu là cánh tay nối dài của Đảng và lực lượng dự bị của Đảng – về chức năng nhiệm vụ không có 1 điểm nào trùng với chức năng nhiệm vụ của 1 cơ quan thanh thiếu niên của các nước. Tóm lại các chính trị gia VN như bà Ngân khi tóm được 1 ý tưởng hay cách làm nào ở nước ngoài có 1 cái tên như „thanh niên, phụ nữ“mà bà ta thấy lấy cái tên đó ấn vào Việt Nam – dù bản chất trái ngược, hoàn toàn không phù hợp, nhưng nếu người dân không biết, không đủ phản biện của những người hiểu biết và có quyền lực hay tiếng nói có trọng lượng – thì coi chừng đất nước như quả bung xung, chạy hết sang bụi rậm này sang bụi rậm khác và đi chệch đường chuẩn mà nhân loại đang đi!
“3. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ nên sát nhập:
–Công An và Nội vụ.”
-Tuyển chọn nhân sự bộ máy Chính phủ, cơ quan, ban ngành,…có Bộ CA tham gia thì nhân sự phải đảm bảo tiêu chuẩn 03 đời trong sạch & “Còn Đảng, còn mình” phải ko bác Nguyễn Ngọc Chu?
Rất nhiều người không biết chuyên khoa của tác giả này là Toán Học. Được mọi người bầu là Viện Trưởng đủ thấy uy tin trong nghề.
Nhưng năng lực ngoài nghể cũng đáng nể: Viết rất nhanh, rất khỏ, rất đa dạng và rất thời sự.
Tôi chờ đợi và không nói gì thêm
Đề nghị chính phủ lập thêm 1 bộ nữa ,lập thêm bộ …đồ lòng !
Thím Ngân phong tình, nên giậm giật tứ tung. Có bộ Thanh niên thì cũng nên có bộ Cụ lão, có bộ chị em thì cũng nên có bộ mày râu… cho công bằng. Chỉ cần gút lại gọi chung là BỘ ĂN HẠI, PHÁ HOẠI.
Còn thầy Chu ơi, cố tí nữa nà sẽ lên thiên đường. Thầy cứ mon men ” chỗ nhạy cảm” nàm gì
Kiến nghị cần phải có thêm Bộ Áo Dài để chăm lo quốc phục.
Song song đó cần phải có Bộ Vest để lộ trang phục hội nhập.
Rồi cần phải có Bộ Đồ Ngủ để tham gia điều tiết tỷ lệ sinh sản.
Chưa kể là cần phải có Bộ Đồ Lòng… để làm gì thì chắc ai cũng hiểu rồi hả.
Vân vân mây mây, tiếng Việt rất phong phú, quá dễ dàng để đẻ ra thêm Bộ.