15-3-2020
Nhà nước tận thu bằng đủ thứ loại thuế, phí (đặc biệt là phí bảo vệ môi trường, dù thực tế có thu gấp 10 lần bây giờ thì họ cũng chẳng làm được gì ra hồn khiến môi trường trở nên tốt hơn), tất cả người dân đều phải chấp nhận rồi nhưng vẫn để cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thêm một lần nữa đè đầu cưỡi cổ người dân.
Danh nghĩa là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng nó chẳng theo sự vận hành của một cơ chết nào cả, ông không ra ông, thằng chẳng ra thằng. Khi đã chấp nhận quy luật cung cầu của thị trường thì họ phải chấp nhận sự lên xuống của thị trường và chấp nhận sự rủi ro, lỗ lãi trong kinh doanh chứ không thể lãi thì hưởng còn lỗ thì người tiêu dùng chịu – nói như ngôn ngữ làng tôi thì: “khun như mi, quê choa đầy!”
Nhà nước đã thu đủ những gì cần thu, mong muốn thu rồi thì cần phải yêu cầu kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nguyên tắc chung chứ không thể một mình một phách được. Kinh doanh kiểu họ đang làm bây giờ thì cả đời không bao giờ lỗ – việc báo cáo của họ là sự lách luật để chuyển giá hoặc đầu tư ngoài ngành và thua lỗ một cách cố ý để tuồn lợi nhuận thu về túi khác của mình một cách hợp pháp và hợp lý khi vừa không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, vừa nhận được sự cảm thông của xã hội.
Giá dầu Thế Giới giảm mạnh nhất từ năm 1991 đến nay, từ khoảng 45 USD/thùng giảm xuống còn khoảng 33-34 USD/thùng. Với mức giá này, nếu trừ đủ các loại thuế phí kịch khung thì giá thực tế của Xăng RON 95 khó có thể cao hơn con số 15.000 đồng/lít, RON 92 đương nhiên là thấp hơn trên dưới 1.000 đồng/lít so với RON 95. Như vậy, mỗi lít xăng, tính sơ sơ người kinh doanh đã lãi trên khoảng 2.000 đồng rồi! Chắc có lẽ khó có nghành nghề nào làm ăn ra hơn kinh doanh xăng dầu, nhất là trong thời dịch bệnh này. Tuy nhiên, điều nghịch lý là những bản Báo cáo tài chính của họ lại quanh năm lỗ, lỗ triền miên… Nhà nước đương nhiên là bị thất thu, khoản thu vô cùng lớn, còn tiền chảy vào túi của ai thì những người trong cuộc mới rõ (khả năng cao là mấy ông thanh tra cũng nắm trong lòng bàn tay nhưng vì áp lực hay lợi ích gì đó mà không mở miệng ra nổi).
Tôi định không nói ra điều này vì mất công gây thù chuốc oán thêm với thiên hạ nhưng đọc báo chí bưng bô nghe nuốt không nổi nên đành viết mấy chữ vì không biết rằng những người viết bài bào này họ thiếu hiểu biết hay họ tưởng dân mình là một lũ bò hết? Trên trang Vietnam+ thấy giật tít: “Ứng phó COVID-19, giá xăng RON95-III giảm hơn 2.300 đồng mỗi lít”; còn báo Lao Động thì viết: “Các mặt hàng xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khỏi khó khăn trong dịch COVID-19. Theo đó, xăng E5RON92: giảm 2.290 đồng/lít; xăng RON95-III: giảm 2.315 đồng/lít”…
Vậy nên, dù rất cảm thông với những tờ báo sạch và nhiều nhà báo chân chính nhưng phải xin lỗi họ lần nữa để khẳng định rằng, chính đồng nghiệp họ đang tiếp tay cho một số chính sách ngu dân và sự mị dân một cách ngu xuẩn. Họ nói ra nhưng hậu quả là chính người thân của họ vẫn ngày ngày gánh chịu như những con rùa ngồi trong xó cửa. Còn những kẻ được họ tung hô, khen ngợi có thể vứt cho họ đôi đồng lẻ và coi họ những kẻ nô lệ, không hơn!
Dụ để lấy được lòng dân, khi nắm được chính quyền rồi như nhau cả thôi. Thời nào chả thế.
Các bác tài ở Việt Nam chớ sốt ruột! Giá dầu thô thế giới giảm gần phân nửa, nhưng giá xăng ở California chỉ thong thả tuột từ 3.20 xuống 2.99 USD/gallon, chậm hơn ở Việt Nam nữa. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra cuộc đấu Nga-Saudi coi mòi sẽ kéo dài từ năm này sang năm khác. Như vậy giá xăng chắc chắn phải xuống theo giá dầu. Cứ từ từ rồi cả hai cao thủ sẽ kéo nhau xuống hố. Lần trước giở trò này, Nga tỉnh dậy ở đáy hố khi giá dầu thô là 20 USD/thùng.
Hề hề, quả là chẳng bỏ sót cơ hội nào, đúng sai không cần biết, cứ nhận vơ tất cả để được ngáo nghễ.
Lũ chó CS, 1 lưỡi nhưng liếm một lúc 2 bát cháo giả nhân giả nghĩa. Ăn 10 nhưng lâu lâu cũng phải ỉa 1 chứ, giọng lưỡi vô cùng đạo đức giả.
Tất cả những giật tít báo chí này phải hỏi Vương đình Huệ, Võ văn Thưởng ,Nguyễn văn Bình những kẻ luôn biết làm đầy lại cái túi tiền nuôi bộ máy kép báo cô.