Chuyến tàu muộn EVFTA chở ta đi đâu?

Báo Sạch

Kiên Giang

14-2-2020

Nghị viện châu Âu vừa mới thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa VN và Liên minh Châu Âu (EVFTA), chậm khoảng một năm so với các dự báo (vì đã được ủy ban châu Âu thông qua từ tháng 10/2018).

EVFTA là cơ hội đa dạng hóa đối tác, đặc biệt lại giàu, văn minh, cho VN. Nhiều người coi đây là cơ hội lớn để thoát Trung, trước hết về kinh tế. Sau đó, tạo đà cho nâng cao trình độ công nghệ, thay đổi giáo dục,…

Ông Hứa Chương Nhuận vừa viết về TQ của ông, rằng: “Việc thì phức tạp nhưng đạo lý thì giản đơn, một chính thể không đối đãi tử tế với chính quốc dân của mình thì làm sao tử tế với thế giới được; Một dân tộc không chấp nhận hệ thống chính trị văn minh của nhân loại thì làm sao để người ta có thể là cộng đồng chung với anh được…”

Người TQ không tin đất nước họ. Có người VN cũng nghĩ vậy. Nhưng VN khác TQ nhiều, về vị thế, nền tảng, nguồn lực, thái độ,… VN có lịch sử cởi mở.

Những hiệp định như EVFTA sẽ cho VN lực kéo đủ mạnh, để mong vượt thoát.

2. Rào cản phát triển của VN lâu nay nằm ở bộ máy quản lý nặng nề, hiếm người tài mà ngân sách trả lương/phụ cấp oằn vai, dẫn tới thiếu tiền rót vào khoa học, hạ tầng, giáo dục,…

“2021 công chức sống bằng lương”, đó là kỳ vọng của PTT Vương Đình Huệ năm 2019. Vì thu nhập thấp, bộ máy ấy nảy sinh tham ô, nhũng nhiễu?

VN có thể tham khảo Nhật Bản. Ở quốc gia này, giai tầng được tôn trọng nhất chính là công chức, và tiền “dưỡng liêm” đã có từ thời Thiệu Trị… VN muốn thoát tình trạng tệ hại như hôm nay, mấu chốt chính là tạo ra cơ chế giám sát quyền lực nhà nước.

Tiếp đến, là chuyện vận hành của cả nền kinh tế.

Ở VN, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mới cả về mặt lý luận và thực tiễn, dẫn đến dùng dằng, thử đi thử lại các chương trình/kế hoạch phát triển.

Đó tiếp tục dẫn đến việc DN quốc doanh mờ nhạt vai trò, đầy “cú đấm thép” táng vào mặt nhân dân; khối tư nhân chưa được đối xử công bằng về chính sách hỗ trợ, cơ hội tiếp cận vốn, tài nguyên, thậm chí trước luật pháp;…

VN cần lực kéo đủ mạnh để cải cách thể chế, cải cách cả con người, để vượt thoát.

3. Có ý kiến cho rằng, bên cạnh sự thúc đẩy từ bên ngoài thông qua các hiệp định, người Việt cũng cần “trưởng thành” để thúc ép sự thay đổi. Tất nhiên, đừng cho rằng chỉ nhà nước phải thay đổi.

Và thực tế, EVFTA hay bất cứ hiệp định nào, chỉ là điều kiện cần. Đủ là sự thay đổi từ nội tại VN, trong đó trình độ, nhận thức, thái độ… của người dân có vai trò quyết định.

Nếu trình độ, nhận thức của đa số người dân thấp kém, thì hiệu quả chỉ là lương, điều kiện lao động cải thiện ít nhiều, chứ mức sống, chất lượng sống thay đổi rõ rệt thì chưa hẳn.

Chuyến tàu muộn EVFTA đưa ta đi tới đâu phụ thuộc vào trình độ, nhận thức, thái độ của mỗi người. Càng cao thì đi càng xa.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Ông bà ta có câu nói chí phải: “Làm vua thua thằng liều”, Đảng ta hớn hở rằng ta càng “xuống cấp nhân quyền thì đất nước càng đi lên”.
    Nhưng 100 triệu công dân WTO, EVFTA đất nước CSvn này vẫn cứ phải đeo cái ba lô KTTT định hướng XHCN đến mọt gông, tất cả vinh quang thuộc về bọn VIP tư bản HCM.

Comments are closed.