Tạm ứng mùa hè hay cần một nền giáo dục khác

Tâm Chánh

13-2-2020

Hai tuần lễ học sinh không phải đến trường, chúng ta thực sự quan tâm điều gì đến con cháu mình?

Sẽ thật đáng sợ nếu con cái chúng ta xác tín, ba mẹ chúng chẳng có mối quan tâm nào đặc biệt nào khác, so với lúc chúng đều đặn đến trường.

Nơi tôi ở, những sáng cuối tuần thường nghe thấy âm thanh như tiếng hô điều lệnh trong huấn luyện.

Những ngày qua tiếng hô ấy diễn ra trong cả những ngày thường, cả lúc sáng và chiều tối. Mà nghe hô như lâu hơn. Để ý, tôi biết thì ra buổi tối có một người đàn ông tập chơi cầu lông cho một đứa trẻ. Họ xưng hô chú cháu. Người chú ra sức bắt cháu di chuyển. Những lời khích lệ được truyền đạt như hô dự lệnh, là cách người chú giữ nhịp độ cho đứa bé. Thi thoảng, đứa bé dừng lại hỏi một câu hỏi về kĩ thuật chơi, hỏi han rành mạch nhưng có phần nài lơi. Người chú vẫn cứ lôi đứa bé vào đường cầu.

Hỏi thêm chuyện mới biết, “chú” chính là người đàn ông trong nhà của mẹ cháu bé. Thằng bé thương chú vì nó không có cha. Chú thì thấy đứa bé thông minh, lí sự dễ thương, hay dùng chiêu hỏi để câu giờ tập luyện. Biết thế nên chú dí những đường cầu buộc phải di chuyển và bản thân chú cũng cố hết sức để mạch nhịp trái cầu ít gián đoạn. Hai chú cháu như hai thầy trò cùng làm chung bài tập mà kết thúc là người chú ngồi bệt trên thềm thấm mệt.

Thằng bé liếng thoắng: Chú thở nhiều hơn con nhé! Con hỏi là để chú thở đều đó!

Người chú cười: Thở nhiều nhưng ai ngủ trước tối coi lúc đọc sách nè.

Thì ra, buổi tối hai chú cháu cùng đọc sách đọ coi ai ngủ trước.

(Thằng nhóc thua là chắc, chú còn nhiệm vụ phải báo cáo tình hình, hưởng trợ cấp tìm việc làm của vợ nữa, thì có đọc thiên kinh vạn quyển như thầy Nguyễn Quốc Vương cũng phải thức khỏe chứ nhỉ?).

Nghĩ bụng chàng trai ấy, đứa bé, hay người mẹ hẳn là một gia đình hạnh phúc. Họ biết thiết kế việc hoàn thành một mục tiêu cụ thể cho con trẻ thành một khoá học giản dị.

Dịch bệnh có lẽ rồi sẽ nhiều và nguy hiểm. Một nền giáo dục thích ứng được với sự bất định của dịch bệnh phải tạo ra kĩ năng giáo dục, từ chính bản thân người học và phụ huynh.

“Học ở trường, học ở sách vở, học ở xã hội và học ở… game”.

Biết đâu đấy, nền giáo dục không cần băn khoăn phải cắt xén mùa hè của đời đi học, lại là một nền giáo dục không còn độc canh trường qui, thi cử.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe tiếp một trận chiến của hai cha con, để suy nghĩ liệu có thể phát huy những thứ kĩ năng nào tham gia cùng nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục?

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. đề nghị cho học sinh nghỉ thêm cho đến khi nào kiểm soát được dịch bệnh .VĨnh phúc hiện phong tỏa một xã , mà Vĩnh Phúc rất gần Hà nội . học sinh nghịc ngợm không chắc chúng đeo khẩu trang và thực hiện đúng công tác phòng bệnh ,cô giáo đeo khảu trang thì cô dạy thế nào ? học cũng không hiệu quả .mà bệnh sẽ lây lan nhanh như 38 học sinh Vĩnh phúc vậy . sức khỏe của con trẻ là trên hết , không học tháng nay thì tháng sau học , năm sau học ,nếu không còn đời thì lấy ai học ,vì vậy nên cho nghỉ tính vào hè học bù ,thầy cô nữa, nhiễm bệnh thì ngành giáo dục tổn thất lớn

Comments are closed.