14-1-2020
Ông thủ tướng phát ngôn: “Sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước”. Nghe mà rầu thiệt chớ!
Không ngờ, ông làm đến chức Thủ tướng chính phủ mà không hiểu nghĩa từ vựng, không phân biệt được thế nào là hy sinh, thế nào là xả thân, thế nào là bảo vệ đất nước… Cứ mở miệng ra là nói càn nói đại như rứa thì, hoặc là xảo ngôn hoặc là không biết gì. Khổ!
Ông hiểu thế nào là hy sinh? Đó là, người chấp nhận chịu thiệt thòi về phần mình, cống hiến trí tuệ, sức lực, tài sản, thân thể… vì lợi ích chung. Người chiến sĩ chết ngoài mặt trận, người chiến sĩ chết khi đi làm nhiệm vụ, mà nhiệm vụ đó đem lại lợi ích cho toàn dân thì mới gọi là hy sinh.
Vậy, các chiến sĩ tử nạn ở Đồng Tâm hy sinh cho ai? 59 héc ta đất Đồng Tâm dù thuộc quân đội hay nhân dân thôn Hoành thì nó cũng nằm trong đất nước này. Vậy, nói sự hy sinh của các anh ấy là hành động bảo vệ đất nước là điều hết sức vô lý!
Xả thân là gì? Hành động nào được gọi là xả thân? Đó là, người chấp nhận hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Ví dụ:
– Người chiến sĩ xông pha trong đạn bom của quân giặc, quyết giữ từng tấc đất của tổ quốc hoặc ngăn chặn quân thù tàn sát nhân dân. Dù biết nguy hiểm đến tính mạng, nhưng họ vẫn tiến lên phía trước, chấp nhận hy sinh thân mình để dân tộc, tổ quốc được trường tồn. Hoặc, người chiến sĩ cứu hỏa, quyết lao mình vào đám cháy để cứu người, cứu tài sản quốc gia. Hay là một vài thường dân, họ liều mình khống chế nhóm khủng bố để bảo vệ tính mạng cho đồng bào trong lúc nguy kịch… Trong tất cả số người này không may đều thiệt mạng vì nghĩa lớn. Đó, mới gọi là hành động xả thân nghe ông!
Theo báo chí nhà nước, 3 chiến sĩ công an chết ở Đồng Tâm vì họ rớt xuống giếng trời của nhà ông Kình và bị bom xăng thiêu rụi (Cứ cho là vậy đi). Thì chính xác đây là điều rủi ro của các chiến sĩ đó! Bởi vì đêm tối, họ quờ quạng không thấy đường nên mới lọt xuống hố. Đó là vì vô tình hoặc rủi ro mà chết, chứ sao gọi là hành động xả thân bảo vệ đất nước?
Ông Lê Đình Kình đại diện nhân dân Đồng Tâm tranh chấp đất đai với bên quân đội. Nếu ông Kình thắng thì 59 héc ta đất Đồng Tâm thuộc về nhân dân xã Đồng Tâm và nó cũng nằm trong lãnh thổ đất nước này, chứ ông Kình có mang đi bán được đâu mà nói công an xả thân bảo vệ đất nước?
Nếu nói người bảo vệ đất nước thì phải là ông Kình và nhân dân Đồng Tâm. Bởi, 59 ha ấy thuộc về nhóm lợi ích, ai dám nói bọn nó không chia lô ra bán cho dân TQ? Mà bọn TQ kéo đàn, kéo lũ qua đây cư ngụ thì coi như khu đất đó mất trắng chứ còn gì nữa!
Nhà văn khôi hài nổi tiếng nước Mỹ – Samuel Langhorne Clemens (1835 – 1910) có câu như vầy: “Thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu, còn hơn mở miệng nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa”.
Thật! Dù là đồng hương, nhưng tui cũng chẳng còn nghi ngờ gì nữa!
– “Thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu, còn hơn mở miệng nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa”.
Các óc Lợn vẫn cứ nói, vẫn phải phét lác!
Còn ai “khẳng định kuôn” óc Lợn ngu, thì người đó là “phản động”, “có âm mưu lật đổ chính quyền”.
“Miệng quan, trôn trẻ”, chúng nó “mở miệng ăn tiền”, dù có bị người dân chửi!
3 công an (phải) chết đã nằm trong “kịch bản” của ai đó (rất khát máu) lập ra “kế hoạch” đánh úp Đồng Tâm (dĩ nhiên, cái chết của cụ Lê Đình Kình là điểm chính trong “kịch bản“). Bằng chứng:
– Truy tặng huân chương cho 3 công an một cách hết sức vội vàng với lý do ngớ ngẩn (liệt sĩ?).
– Không có giảo nghiệm thi thể 3 công an.
– Không có hình ảnh thi thể 3 công an.
– Chôn 3 công an một cách vội vàng.
– 1 Tweet của vợ một công an gởi ra một cách vội vàng.
– Nhóm từ “Chồng ơi” trong tweet của người vợ công an … không ổn.
“Kịch bản” cần có (ít nhất 1) cái xác của công an để định hướng dư luận, làm cho dư luận bớt phẫn nộ về kế hoạch giết cụ Kình. Có thể “kịch bản” chỉ cần 1 xác, nhưng 2 công an kia xui xẻo chết theo. Nhưng càng nhiều xác càng dễ định hướng dư luận.
Trích: “Không ngờ, ông làm đến chức Thủ tướng chính phủ mà không hiểu nghĩa từ vựng“.
Lũ đĩ bợm Ba Đình có nhiều đứa rất NGU. Mọi người còn nhớ “trạm thu giá“? Mọi người còn nhớ kiểu viết tiếng Việt của Bùi Hiền?
Nói về việc “bảo vệ đất nước”, các binh gia vẫn thường bỏ đất để duy trì hoặc củng cố binh lực chứ đâu phải lúc nào cũng phải “xả thân”. Nếu trong vụ này, “binh gia” Tô Lâm tạm “bỏ” Đồng Tâm thì sao? Thì… “quân địch” — gồm dân làng Đồng Tâm và thủ lãnh Lê Đình Kình — tiếp tục làm ruộng như lâu nay và vẫn đóng thuế cho nhà nước cũng như đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế nước nhà! “Bảo vệ đất nước” trong trường hợp này là một lời chống chế phi nghĩa đến khó tưởng tượng nổi.