Xây dựng cơ chế “Không thể tham nhũng”

Nguyễn Ngọc Chu

7-1-2020

Ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban bí thư ĐCSVN. Ảnh: internet

1. Tiếp theo bài phát biểu tại Ban Tổ chức Trung ương vào ngày 25/12/2019, ngày 06/01/2020 ông Trần Quốc Vượng – Thường tực Ban bí thư đã có bài phát biểu tại “Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020” của Ban Nội chính Trung ương.

Trong bài phát biểu, ông Trần Quốc Vượng đã cho biết “Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay đã thi hành kỷ luật Đảng, xử lý hành chính, hình sự gần 80 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng” (Vietnamnet.vn, ngày 06/01/2020).

Không có số liệu chính xác con số cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý là bao nhiêu, nhưng có thể ước tính thô như sau. Nếu tính cán bộ Trung ương quản lý là diện từ thứ trưởng trở lên, thì theo thống kê ngày 16/10/2017 của Vnexpress, Việt Nam có 106 thứ trưởng và 22 bộ ngành (theo Dantri ngày 23/9/2015 có 122 thứ trưởng, 242 phó chủ tịch tỉnh). Như vậy con số bộ trưởng và thứ trưởng dao động xung quanh 150. Có khoảng 200 cán bộ UVTƯ và cỡ 150 cán bộ cấp chủ tịch tỉnh và phó bí thư trực của 64 tỉnh thành. Từ đó tạm dự đoán có khoảng 500 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đương nhiệm. Nếu tính cả người đã về hưu đang sống thì con số này có thể dao động trên dưới 1500 người.

Như vậy, 80 cán bộ bị kỷ luật chiếm khoảng 5% cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu tính cán bộ đang đương chức bị kỷ luật thì tỷ lệ này khoảng 10% – là một tỷ lệ rất cao. Đó là chưa nói đến sự thật, rằng đang có nhiều tội phạm bị bỏ sót.

Nếu tính đúng, theo bạn, thì tỷ lệ sẽ là bao nhiêu? Chắc chắn là một tỷ lệ choáng váng!

2. Nhưng trọng tâm hơn trong bài phát biểu của ông Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chính là “Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng” mà báo Vietnamnet ngày 06/01/2020 đã lấy làm đề mục.

“Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng” không phải là vấn đề riêng của mỗi Việt Nam. “Cơ chế không thể tham nhũng” đã được tiến bộ nhân loại chắt lọc qua nhiều thế kỷ quặn đau phát triển. Đó là một cơ chế mà loài người đã phải trả giá bằng cả mất mát máu xương.

Việt Nam không thể tự mình mò mẫm “Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng” theo con đường riêng của mình, mà không áp dụng thành quả của nhân loại trong “Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng”.

3. Một người như ông Trần Quốc Vượng ở vị trí Thường trực Ban Bí thư đã sáng suốt nhìn ra vấn đề, thì ắt có giải pháp phù hợp.

Cờ đến tay ai người ấy phất. Nếu không phất thì trao cho người khác. Mong lắm thay.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Dung nghe nhung gi cs noi,Hay nhin ky nhung gi cs lam. Loi noi cua ong Thieu la 1 loi canh tinh cho chung ta,hay nghe ten nong duc manh tuyen bo 2020 vn se la nuoc cong nghe, phuc nghoeo? cho nao cung la dau tau cua dat nuoc, me no” toi thay toi thuong nhung dau tau,ngan doi khong du suc di mau,co chi vuong van trong hoi may,keo nhung toa day nang doi gian”,muon khg co tham nhung phai co tu do bao chi,tam quyen phan lap de kiem soat lan nhau,con doc dang doc quyen thi noi con C gi cung vay thoi.

  2. Quyền lực sinh ra tham nhũng. ĐCS chiếm giữ quyền lực ở mức “toàn diện và tuyệt đối” thì tham nhũng nằm trong bản chất.

    Muốn thực hiện một chế độ “không thể tham nhũng” chỉ có một cách: Muốn giữ quyền lực, phải có cạnh tranh qua bầu cử theo định kỳ.

    Nghĩa là: 1) Đa nguyên, đa đảng; 2) Ba quyền phân lập (Nhà nước pháp quyền); 3) Kinh tế thị trường; 4) Xã hội dân sự

  3. “Người dân thẳng thắn nói ra quan điểm của mình…” nhưng nói với ai?
    – lâu nay tôi vẫn nói thẳng thắn như vậy,nhưng người nghe đa phần cho là tôi bất mãn,số it thì bảo tôi phản động, bạn bè thân thích thì khuyên không nên nói thẳng quá ảnh hưởng…Đến vợ cũng dọa công an bắt không đêm cơm cho đâu! Trong thâm tâm tôi chỉ muốn xã hội tốt đẹp hơn,nhân dân ta hạnh phúc hơn mà thôi.Cả tuổi trẻ tôi theo Việt cọng,giờ nhìn lại thấy đau lòng quá ! …

  4. Trong khi lý luận có thể chỉ ra mọi loại cơ chế tuyệt đối chỉ là một cơn hoang tưởng, ta nên để ý đến thói đạo đức hai mặt của ông Nguyễn Phú Trọng khi gợi ý về cái gọi là “cơ chế không thể tham nhũng”. (Không phải ông Trần Quốc Vượng đưa ra ý này, mà chính là ông Trọng. Xem tin này: https://thanhnien.vn/thoi-su/xay-dung-co-che-de-khong-the-tham-nhung-976951.html)

    Tại sao tôi nói đây là thói đạo đức hai mặt? Là vì ông Trọng thật ra chỉ muốn giảm… thiệt hại cho đảng cộng sản! Như tác giả chỉ ra, tỉ lệ cán bộ đảng tham nhũng hiện nay quá cao. Chắc ông Trọng choáng váng khi nhìn thấy quan chức hết đợt này đến đợt khác vào cái lò do chính ông nhóm lên.

    Trong khi đó, đảng (ta) đâu có muốn tạo cơ chế gì để các công dân bộc trực khỏi trở thành phạm pháp do những phát ngôn chỉ trích của họ đối với chính quyền. Các bộ luật, luật này chồng lấn lên luật khác, chứa đủ kiểu hình phạt nhằm trừng phạt người dân liên quan tới ngôn luận của họ.

    Điều đáng nghĩ đến là một “cơ chế” đơn giản đến mức gần như đã có sẵn ở nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó người dân thẳng thắn nói ra quan điểm của mình về mọi vấn đề của đất nước và không phạm luật. Đây rõ ràng không phải là một “cơ chế” hoang tưởng.

  5. Những điều đơn giản và cũng là thông lệ trong cuộc sống là: không ai tự mổ cho mình và cũng không nên mổ cho người thân của mình mà phải do người khác và phải có kỹ năng mổ tốt (hay dao sắc không gọt được chuôi). Tương tự tham nhũng bình thường chỉ là 1 dạng tội phạm, nhưng Việt Nam để xử lý dạng tội phạm này ở cấp trung ương có Thanh tra chính phủ và bây giờ thêm cả Ban chỉ đạo trung ương mà tình hình xem chừng năm sau vẫn kém năm trước (số liệu Quốc tế) mặc dù „lò nóng rực“ là làm sao?! Tác giả nói tới kinh nghiệm nhân loại là đúng, nhưng như thế ông Vượng muốn „phất cờ được“ thì thứ nhất phải có điều kiện thực hiện như Ông ta phải có đủ thực quyền, chứ hiện nay vẫn theo chỉ đạo của ông Trọng thì chưa thể „phất cờ“ được! Còn Việt Nam không theo cách làm các nước đã thành công (trong sạch hàng đầu thế giới), mà cứ làm theo cách bản thân hay học cách làm Trung Quốc thì dù người hiện tại có khá hơn người tiền nhiệm thì rốt cuộc tình hình tham nhũng vẫn ngày càng tồi tệ như tự nhận xét của chính ông Trọng „Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta. Ai dám nhận kỷ luật, chỉ kiểm điểm nghiêm túc rồi thôi” https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tong-bi-thu-chong-tham-nhung-kho-vi-ta-tu-danh-ta-334382.html. Và ngay ý kiến ông Vượng cũng có những câu mâu thuẫn và không hợp lý, ví dụ: Ông ta có câu: „dù rất đau lòng, nhưng vì sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, sự thượng tôn pháp luật nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh, uy tín của Đảng và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải tiếp tục làm, làm mạnh hơn nữa trong thời gian tới“. Ở các nước trong sạch cơ quan tố tụng chỉ sử dụng nguyên tắc „tuân thủ luật pháp“ (thượng tôn pháp luật) để hoạt động và không tự động hoạt động thì họ đối diện với việc chịu tội hình sự – điều ở Việt Nam có lẽ chưa ai thuộc cơ quan tố tụng nào bị tội này, chứ không dài dòng và đặc biệt không có câu: „dù rất đau lòng“ (với dân bao nhiêu vụ tử hình, xử phạt cao chưa thấy các vị dùng từ này bao giờ); và thứ 2 cơ quan tố tụng họ hoạt động độc lập, chả có bên ngoài (giới chính trị) thiếu nghiệp vụ điều tra, kiến thức pháp luật chỉ đạo nên ở họ cơ quan tố tụng sẵn sàng rờ tới người đứng đầu Chính phủ, Nhà nước – điều ở VN hay Trung quốc, Bắc Triều Tiên … là điều không tưởng và như thế nó mâu thuẫn với câu: “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào” (chỉ làm như các nước trong sạch nhất của Châu Âu thì mới có được điều này!).
    Báo Một Thế giới có bài đề cập những giải pháp cụ thể hơn: https://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/nhung-the-luong-nan-trong-viec-chong-tham-nhung-bai-hoc-tu-cac-nuoc-128958.html
    Tuy nhiên trong hạn chế của 1 bài báo trong Báo lề phải thì cuối cùng cũng chỉ dừng ở những câu phê phán như : „Như vậy, các quan chức nhà nước có quyền lực tuyệt đối không phải vì pháp luật quy định như vậy, mà vì chính sự rối rắm của pháp luật, và vì tòa án không đủ độc lập.“ và để chống tham nhũng tốt hơn thì phải: „tư pháp và tòa án đủ độc lập, báo chí minh bạch và mạnh mẽ, các tổ chức xã hội công dân được hoạt động“ (thế nào là đủ độc lập …?!). Tóm lại „Mong lắm thay“ của TG về việc phất cờ của ông Vượng để xây dựng cơ chế KHÔNG THỂ THAM NHŨNG“ theo tôi hiểu hiện tại chỉ có thể là sự mong muốn và ai thực sự mong muốn đi đến hiện thực thì phải tuân thủ những nguyên lý pháp luật, nguyên tắc tổ chức Nhà nước khoa học chứ không thể duy ý chí!

Comments are closed.