“Đầu tàu” chạy bằng… hơi nước?

Lê Hồng Hiệp

3-1-2020

Ảnh: internet

Năm 2019, TPHCM tiếp tục thu ngân sách lớn nhất nước, đạt gần 410 nghìn tỉ đồng, trong khi thành phố đứng thứ 2 là Hà Nội chỉ đạt 249 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên TPHCM chỉ được giữ lại 18% ngân sách, mà theo lời của Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong là “thấp nhất thế giới“. Ông Phong dẫn chứng từ khảo sát các nước trên thế giới cho thấy tỉ lệ phân chia ngân sách trên thế giới mà một TP thuộc loại siêu đô thị như TP.HCM được giữ lại thấp nhất là 30% (một thành phố của Nhật Bản), cao nhất là 60% (một thành phố của Na Uy).

Có ý kiến cho rằng việc TPHCM chỉ được giữ lại 18% như vậy là bình thường vì chẳng qua TP “thu hộ” cả nước, vì TP là nơi tập trung nhiều nhà máy, doanh nghiệp, bến cảng… so với các tỉnh thành khác, nên dù thu ngân sách cao nhưng phải điều chuyển phần lớn về trung ương là chuyện dĩ nhiên.

Quan điểm này không hoàn toàn sai nhưng chưa đủ, vì muốn “thu hộ” được cũng cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút doanh nghiệp, xây dựng đường sá, nhà cửa, trường học, bệnh viện… để thu hút và phục vụ cư dân, người lao động, duy trì bộ máy công chức… Tất cả những khoản đầu tư này cũng cần nguồn vốn lớn gấp nhiều lần các địa phương khác.

Quan trọng hơn, TPHCM được coi là đầu tàu kinh tế của cả nước nên cần phải có mức đầu tư tương xứng, từ đó mới có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt của mình. Đơn cử như vấn đề cơ sở hạ tầng, vì thiếu ngân sách nên mỗi tuyến tàu điện mà xây gần chục năm chưa xong, lãng phí vô cùng, trong khi giao thông thì ngày càng ách tắc, ô nhiễm… Chưa kể các tuyến đường vào các khu công nghiệp, bến cảng đa phần đều quá tải, dẫn tới chi phí logistics tăng cao, kém hiệu quả, đưa vấn đề hạ tầng trở thành một điểm nghẽn phát triển kinh tế của thành phố lẫn cả nước…

Đồng ý rằng chênh lệch phát triển vùng miền là một mối quan tâm cần được giải quyết, nhưng tỉ lệ điều tiết ngân sách dành cho TP thấp như vậy thì không biết vấn đề chênh lệch phát triển vùng miền được giải quyết đến đâu, nhưng có một điều chắc chắn là nó đang biến TPHCM trở thành một đầu tàu chạy bằng hơi nước ì ạch, chậm chạp và bí bách.

Bao giờ thì cái “đầu tàu” ấy mới được nâng cấp một cách tương xứng đây?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Ha ha ha …

    Trích: “Năm 2019, TPHCM tiếp tục thu ngân sách lớn nhất nước, đạt gần 410 nghìn tỉ đồng, trong khi thành phố đứng thứ 2 là Hà Nội chỉ đạt 249 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên TPHCM chỉ được giữ lại 18% ngân sách”

    Đã nói rồi, “nhân dân Nam Bộ” phải đóng góp nhiều – càng nhiều càng tốt – cho miền Bắc thân yêu, vì nhân dân miền bắc thân yêu đã hy sinh rất nhiều để “chống Mỹ cứu nước ….Tàu” và giải phóng nhân dân miền Nam khỏi bị kèm kẹp của Mỹ-Ngụy.

    Thử hỏi trước 1975, thì người dân Sài Gòn có dám thoải mái ra đường để “đi bão”, để đón Noel và năm mới như vừa qua hay không?

    Ấy là nhờ giải phóng mà nhân dân miền Nam không còn sợ bị Việt cộng khủng bố quăng lựu đạn vào đám đông, vào rạp hát, vào chợ tết, không sợ bị VC pháo kích vào thành phố, giật mìn xe khách, xe lửa để giết dân về quê ăn tết…..đấy!

    Vậy thì Sài gòn đóng 82% ngân sách là đúng rồi! Nhân dân Sài gòn sẵn sàng làm 10 đồng thì đóng hơn 8 đồng để xây dựng Hà Nội “đẹp hơn mười ngày….xưa” theo đúng lời bác Hồ dạy thì mới xứng “làm con người mới XHCN”!!

  2. Sài Gòn bị phỏng dái vẫn đứng đầu cả nước! Đúng là Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi!

Comments are closed.