19-12-2019
Lúc bảy giờ tối ngày 25 tháng 12, 1991, Chủ tịch Liên Sô Mikhail S. Gorbachev bắt đầu diễn văn truyền hình của ông bằng câu sau đây trích trong hồi ký của ông, Memoirs, Mikhail Gorbachev: “Nhân dân thân mến. Như kết quả của tình trạng mới vừa được hình thành với sự ra đời của Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập, tôi ngưng các hoạt động của tôi trong cương vị chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết. Tôi quyết định như vậy dựa trên cơ sở nguyên tắc. Tôi cương quyết ủng hộ nền độc lập, quyền tự quyết, vì chủ quyền của các nước cộng hòa, nhưng cùng lúc bảo vệ nhà nước liên bang, sự đoàn kết của quốc gia.”
Ý của Gorbachev, trong lúc tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc thuộc các nước cộng hòa, ông chống lại các hình thức tự động ly khai khỏi liên bang để tạo nên khối liên kết mới như Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập được thành lập ở Alma-Ata, nước Kazakhstan, 21 tháng 12, 1991.
Đó là lý do trực tiếp dẫn tới việc Gorbachev tự ngưng chức.
Báo chí dịch gọn rằng Gorbachev từ chức, thật ra không có chữ từ chức trong diễn văn của ông ta. Ông chỉ tự động ngưng các hoạt động.
Như cả thế giới điều biết sau đó, từ chức hay ngưng chức cũng không khác gì nhau vì chế độ CS Liên Sô sụp đổ. Tuy nhiên, trong thời điểm đó Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập chỉ ra đời được bốn ngày nên bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Gorbachev dự phòng cho tình huống bất ngờ nên dùng chữ “ngưng” để có lý do trở lại lãnh đạo liên bang Soviet hay một liên bang với danh xưng khác nếu cần.
Thực tế chính trị lúc đó cho thấy, Gorbachev không muốn “ngưng chức” chủ tịch Liên Sô cũng không được. Chế độ CS bị khai tử bốn hôm trước rồi.
Công bằng mà nói, nếu không có hai chính sách Cải Tổ Kinh Tế Chính Trị (Perestroika) và Công Khai Hóa Các Hoạt Động Thông Tin Ngôn Luận (Glasnost), người dân Liên Sô chắc còn phải chịu đựng lâu hơn nữa.
Điểm khác chính giữa Gorbachev và dòng trực hệ CS chuyên chính từ Lenin, Stalin cho tới Konstantin Chernenko là đảng tính CS trong người. Từ khi còn trẻ, Gorbachev đã có tư tưởng cải cách đảng và phần lớn các hoạt động trong đảng của ông ta cũng tập trung vào cải cách. Gorbachev tích cực trong chiến dịch “hạ bệ Stalin” do Nikita Khrushchev chủ xướng. Những chuyến viếng thăm các nước Tây Âu từ 1970 đến 1977 và được chứng kiến những xã hội mở cũng đã góp phần thúc đẩy các chính sách cải tiến của ông sau này.
Mùa đông 1985, Eduard Shevardnadze, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Sô chia sẻ với Gorbachev, tân Chủ tịch Liên Sô, “mọi thứ đã bị ung thối và phải cần thay đổi”. Gorbachev cũng đã nhận ra điều đó và họ đã hợp tác để thúc đẩy những thay đổi cấp bách qua các cải tổ kinh tế chính trị và văn hóa.
Perestroika có lý do vì vào thời điểm đó Liên Sô đang chịu đựng sự suy thoái kinh tế như giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, chi phí chiến tranh Afghanistan, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, nuôi một đạo quân hiện dịch trên bốn triệu người.
Glasnost cũng cần thiết. Gorbachev biết để cứu Liên Sô không chỉ giới hạn cứu bằng kinh tế mà phải vực dậy một xã hội đang băng hoại.
Sự băng hoại của văn hóa xã hội Liên Sô không biểu hiện qua các phong trào, qua vài nhân vật bất đồng chính kiến mà trong mọi mặt, mọi ngõ ngách của đời sống. Nhiều năm sau, Gorbachev phát biểu: “Cái khuôn mẫu Soviet thất bại không chỉ ở mức độ kinh tế xã hội mà thất bại ở mức độ văn hóa. Trong xã hội Liên Sô, các tầng lớp người dân, các thành phần có học, thành phần trí thức đã từ chối một chế độ không tôn trọng quyền làm người, trấn áp người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.”
Trong diễn văn nhận giải Nobel Hòa Bình vào tháng 6, 1991, Gorbachev nhấn mạnh Perestroika là cánh cửa giúp người dân Liên Sô nhìn ra thế giới và tái lập các quan hệ bình thường giữa việc phát triển trong nội bộ một quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia đó.
Nói tóm lai, Gorbachev trong thời gian ngắn đã cố gắng hết sức để nới lỏng chiếc cùm sắt toàn trị siết chặt người dân mười lăm nước cộng hòa suốt 68 năm từ Cách mạng CS 1917.
Perestroika và Glasnost là hai viên đá tảng trong Học thuyết Gorbachev (The Gorbachev Doctrine) và được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hồi ký cũng như trong các buổi phỏng vấn sau này. Vâng, đó là những thành quả đáng ca ngợi mà chưa có một lãnh tụ CS nào trước ông như Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko làm được.
Nhưng mục đích chính của tất cả những gì Gorbachev đã làm trong năm năm và cho đến giờ phút chót là để cứu Liên Sô. Gorbachev không phải là nhà dân chủ, nhà đấu tranh dân chủ hay nhà cách mạng dân chủ như nhiều người nghĩ.
Gorbachev không thực hiện hai chính sách đổi mới kinh tế chính trị và văn hóa để nhằm giải phóng con người ra khỏi chế độ CS. Cả hai chỉ là những biện pháp “tự diễn biến” để Liên Sô có thể tồn tại trong một thế giới mở mà ông đã tận mắt chứng kiến ở Tây Âu.
Gorbachev không chỉ muốn duy trì sự thống nhất của Liên Sô bằng diễn văn hay thuyết phục mà còn bằng hành động.
Chính ông ta trong cương vị chủ tịch nước là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho các cuộc đàn áp có đổ máu tại các quốc gia có ý định ly khai khỏi Liên Sô. Cuộc nổi dậy giành độc lập của dân tộc Lithuania vào tháng Giêng, 1991 là một bằng chứng.
Ngày 17 tháng 10, 2016, tòa án Vilnius, Lithuania đòi Gorbachev phải ra cung khai trước tòa với tư cách nhân chứng cho vụ xử 66 người can tội giết 13 người dân Lithuania trong cuộc đàn áp Lithuania năm 1991.
Mới đây, nhiều báo Lithuania còn đề nghị tòa nên kết án Gorbachev như tòng phạm vì tội ác “chống lại nhân loại”.
Gorbachev bác bỏ mọi lời tố cáo. Gorbachev có thể không trực tiếp ra lịnh hay trực tiếp liên quan đến vụ tàn sát ở Vilnius nhưng trong tư cách lãnh đạo tối cao của Liên Sô ông ta phải chịu trách nhiệm đã đưa hàng chục xe tăng tiến vào thủ đô Vilnius và cán lên hàng rào người không võ trang trưa ngày 11 tháng Giêng, 1991.
Một điểm ít người để ý là Gorbachev chưa bao giờ từ chức hay ngưng chức tổng bí thư đảng CS Liên Sô. Ngày 25 tháng 12 chỉ đánh dấu sự thay đổi về mặt nhà nước.
Trong buổi phỏng vấn dành cho báo The Guardian 16, tháng 8 2011, khi được yêu cầu cho biết những điều ông hối tiếc nhất, Gorbachev thú nhận đó là “sự kiện tôi bám giữ quá lâu để cố gắng cải cách đảng CS.” Gorbachev biết đảng CS không thể nào cải cách được nhưng ông chỉ nhận ra sau 20 năm, còn trước đó thì không.
Theo Gorbachev, cũng trong buổi phỏng vấn, lẽ ra ông nên từ chức vào tháng Tư, 1991 và thành lập một đảng dân chủ để thay đổi xã hội bằng con đường không CS.
Trong Hồi Ký xuất bản năm 1995 ông không nói đến điểm này. Lý do cũng dễ hiểu, thời gian càng lâu và càng xa với những biến cố mang tính thời sự, con người càng thấm và dễ thấy những điều mình sai trong quá khứ và những chọn lựa lẽ ra nên có.
Không giống như nhà vật lý nguyên tử Andrei Sakharov dâng hiến đời mình cho lý tưởng dân chủ và nhân quyền, Gorbachev chỉ là chọn dân chủ khi không còn chọn lựa nào khác.
Các nhà phân tích và lý luận cách mạng thường để ý đến những giọt nước làm tràn ly và ca ngợi những con người xuất hiện trong thời điểm cách mạng bùng nổ như là những anh hùng. Điều đó đúng nhưng chỉ đúng một phần.
Đừng quên, suốt 74 năm dưới chế độ CS toàn trị tại Liên Sô hàng triệu giọt nước đã âm thầm đổ xuống để đến lúc đầy ly đúng bảy giờ chiều ngày 25 tháng 12, 1991.
Các cuộc nổi dậy của nông dân đã bị Lenin và Stalin tàn sát không thương xót như trường hợp Nổi Dậy Tambov, cách Moscow 300 cây số với 15 ngàn người bị Lenin ra lịnh xử bắn.
Nhiều triệu người dân vô tội khác đã chết, bị đày ải sang Siberia băng giá vì chống chế độ CS dưới thời Stalin như đã được liệt kê trong Sách Đen Của Chủ Nghĩa Cộng Sản (The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression) và nhiều tác phẩm khác.
Cách mạng dân chủ Nga và 14 nước Cộng hòa thuộc Liên Sô được viết bằng máu của những người đã hy sinh vì quyền căn bản của con người suốt 74 năm. Họ là ngọn lửa cháy ngầm, cháy âm ỉ nhưng không bao giờ ngưng đốt cháy chiếc cùm sắt độc tài CS. Không có họ làm gì có chuyện Gorbachev từ chức.
Như người viết kết luận trong bài “25 Tháng 12, Ngày Cuối Cùng Của Chế Độ CS Liên Xô”, chế độ CS đi ngược dòng phát triển văn minh nhân loại và quyền con người nên sớm hay muộn cũng phải bị giải thể. Điều đó đã xảy ra tại Nga, Đông Âu, Phi Châu và đương nhiên sẽ xảy ra tại Trung Cộng và Việt Nam. Không có con đường nào khác dành cho những kẻ độc tài.
Những người CS đang cai trị Việt Nam nếu còn chút khôn ngoan hãy học và chọn cho mình một cách ra đi.
Rút kinh nghiệm “Liên Sô” và Đông Âu, các đảng CS Tàu – Việt đã quyết tâm hơn trong chính sách NGU DÂN ĐỂ TRỊ;
Song song với việc bao vây, cô lập các nhà trí thức yêu nước chân chính, Trung cộng và Việt cộng còn chú tâm kìm hãm Tri Thức bằng cách “trồng” nên một tầng lớp trí thức….mới, gọi là trí thức XHCN – đám trí thức này mang học hàm học vị, nhưng là những học hàm, học vị được đảng ban phát dựa vào sự ngây ngô và lòng trung thành với đảng chứ không dựa vào thực tài, thực học….cho nên đám trí thức (có đuôi) xhcn này tuyệt đối trung thành với đảng, (“TS kinh tế” Kiên bạc….đầu được làm “cố vấn” kinh tế cho Nguyễn Xuân Phúc là một điên hình trong hàng trăm trường hợp).
Còn đối với “quần chúng nhân dân” thì đảng CS Tàu và Việt đã có sách lược làm cho giới trẻ xa đà vào những “ghem sô” hay cuồng nhiệt vào các môn “thể thao vua”, hoặc ngả nghiêng trong các cuộc nhậu “sáng say chiều xỉn”….để làm cho cả một thế hệ người Việt mới hoàn toàn vô cảm với
tương lai của tổ quốc và dân tộc.
Các đảng CS Tàu – Việt – Cu – Triều và Lào đã giống như những con vi rút tự biến thể để biến thành Kháng kháng Sinh; Cho nên cần phải có một “liệu pháp” cực mạnh và cực….độc mới tiêu diệt được chúng.
Ông Gorbachev cùng với Vladimir Putin là hai người có công lớn nhất trong cuộc vít cổ cái chủ nghĩa thối tha cộng sản xuống bùn đen ngay tại chính nơi nó sanh ra.
Ngài Putin và ngài Gorbachev là hai nhân vật lớn trên thế giới. Tôi rất cảm phục hai vị này. Hai ngài đã làm và đã thành công.
Đem luận công và tội thì công trạng to lớn của hai ngài đối với Liên xô cũ và Thế giới có thể bù đắp cho bất cứ lỗi lầm nào của hai ngài trong quá khứ (nếu có).
Bọn dlv khốn kiếp đừng có đem những người đã thực hiện được bằng hành động để đem ví với những kẻ đang chống cộng bằng mồm. Một sự so sánh khập khiễng đến mức lố bịch mà ko một kẻ nào có liêm sĩ dám làm.
Câu nói trứ danh của Ngài Gorbachev:
Tôi đã đi theo cộng sản nữa đời người và hôm nay tôi nhận ra cộng sản chỉ có tuyên truyền và dối trá.
Bọn trí thức đỏ xhcn là bọn “yêu nước bằng máu dân”, xui dân đi chết còn bọn chúng thì ngồi lãnh lương của cộng sản.
Còn Boris Yeltsin là ai?
Một thằng trong băng đảng đứng ra vu cáo anh Chân Như phân biệt chủng tộc đéo có tư cách nói chuyện với tao nhá.
Tao khinh cái lũ chúng mày.
Việc gì mà phải giãy đành đạch để đăng ký lập trường trung thành với cái-anh-đã-từng-là-phóng-viên ấy?
Vào lúc Yeltsin đắc cử tổng thống Nga, Putin đang bị một hội đồng ở thành phố Moscow điều tra về nghi án tham nhũng. Putin trong giai đoạn lịch sử ấy chẳng “vít cổ” ai cả, mà chỉ rất may không bị các nhà điều tra “vít cổ”.
Thấy một người Việt hoặc gốc Việt bị bọn lưu manh đội lốt người vu cáo mà ko lên tiếng nói thì ko còn là người.
Có muốn đội obama lên đầu thờ thì tôi kệ cha kệ mẹ dòng họ Trần H. Cách nhà anh. Nhưng làm quá đáng đến mức khiến anh Chân Như phải mất việc thì quả nhiên là nhận tiền Trung cộng để cắn xé đồng bào của mình.
Thiết nghĩ con người khi đã sống lưu vong nước ngoài phải thương yêu đùm bọc nhau. Nay chỉ vì ba từ tên da đen mà phải làm cho anh Chân Như lao đao khốn khó vì cuộc sống như thế thì bản chất còn tệ hơn súc vật.
Ko nghĩ nổi cùng là đồng bào, cùng chung hoàn cảnh tha hương mà có thể đối xử với nhau như thế. Chắc ở nhà cha mẹ lo bú bơ thừa sữa cặn nhiều quá nên nói tiếng Việt nhưng tâm hồn Tàu. Thẳng tay triệt hạ đồng bào của mình một cách ko khoan nhượng. Đó là những kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm của mình để vu vạ kẻ khác như Trần Dần.
Trần Dần trên đường qua Mỹ có “vít cổ” một người đàn bà, bị điều tra nên cho đứa con rơi này là Trần hc đi hết trang báo này đến báo khác ở đâu cũng có mặt, lâu lâu lại giở cái “đểu” ra để “vít cổ” đồng bào của mình. Loại người táng tận lương tâm như thế cũng đáng mặt làm người sao ?
Ko thấy ngạc nhiên khi tất cả những tên ngang nhiên đấu tố anh Chân Như đều là những tên bênh vực trí thức đỏ xhcn. Chúng cũng là những tên đeo bám anh nghiemnv ko dứt.
Bài viết muốn khuyên ĐCSVN nên thức thời.
Chế độ CS ở VN chỉ thay đổi (dân chủ và cầm quyền, hoặc bị lật đổ) khi trình độ DÂN TRÍ của toàn dân lên cao đủ mức cần thiết.
Điều nay trông cậy vào trí thức (chân chính).
Có hai trở ngại cực lớn. 1) Lực lượng trí thức còn nhỏ bé (do CS và tay sai căm ghét họ); 2) Nông dân ta vẫn chiếm tới 2/3 dân dố.
Khi chế độ Xô Viết đổ kềnh Liên Xô đã là nước công nghiệp với đa số dân là công nhân, trí thức. Sau gần 30 năm, đến nay VN vẫn chưa là nước công nghiệp.
Cộng Sản tồn tại rất dai dẳng ở nước nông nghiệp.
Hậu thế thường “khôn hậu”, do vậy bàn luận rất chủ quan, kể cả khoác lác.
Tất nhiên, GORbachov KHÔNG BAO GIỜ là nhà dân chủ (muốn lật chế độ xô viết), vì chỉ cần lộ ra ý tưởng ấy, ông đã bị loại bỏ ngay từ những chức vụ rất thấp. Làm sao lên đến tổng bí thư?
Sinh ra trong lòng chế độ, lớn lên và được giáo dục theo cái khuôn… nếu ông muốn cải tổ chế độ đã là sự tiến bộ rất lớn rồi. Thuyết phục để bộ chính trị đồng ý Cải Tổ và Minh Bạch dâu phải chuyện dễ?
GOR không có nhu cầu được bất cứ ai “phong” cho danh hiệu “nhà dân chủ”.