Kể từ 1/1/2021, bạn có quyền thành lập hay tham gia bất cứ một loại hình công đoàn cở cơ sở nào

Hoàng Dũng

13-12-2019

Ảnh: internet

Có một ‘phan’ nhắn hỏi về việc không đóng tiền công đoàn, không tham gia công đoàn có được không. Mình trả lời ‘phan’ là được chứ. Công đoàn không bắt buộc.

Sau đó thì mình cho rằng đây là một câu hỏi hay và nhiều bạn nên biết, nên viết rõ hơn.

1. Công đoàn là một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ, hoặc là nghiệp đoàn của những người công nhân. Đấy là định nghĩa. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn: Công đoàn là một nhóm người đại diện cho người bán sức lao động. Đại diện này sẽ thay thế bạn để đấu tranh cho quyền lợi của bạn.

Chứ công đoàn không chỉ gói gọn trong một số hoạt động như các bạn thường thấy hiện nay ở các doanh nghiệp Việt Nam như: Thăm hỏi bạn bằng phong bì 100k – 200k khi bạn đau ốm 3 ngày trở lên (đau ốm phải có xác nhận của cơ sở y tế), tặng bạn 10 triệu đồng khi bạn chết (nếu không phải công đoàn viên thì được có 5 triệu đồng), vài trăm ngàn khi Lễ Tết (nhiều hơn so với nhân viên không tham gia công đoàn một chút).

Tiền này ở đâu ra vậy? Nó ở chính kinh phí công đoàn mà bạn và thằng mua sức lao động của bạn đóng góp chứ đâu. Công đoàn không phải chỉ là nơi thu tiền phí và cho lại bạn một vài trăm ngàn khi có Lễ lạt hay bạn ốm đau. Mà nó phải là nơi đại diện cho bạn để đấu tranh cho các quyền lợi của bạn. Công đoàn hiện nay của bạn đã làm được điều này?

2. Để đáp ứng yêu cầu của thế lực ngoại bang khi tham gia CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), mới đây, Quốc Hội VN đã được Bộ Chính trị suỵt cho sửa đổi Luật Lao động. Luật này được thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực từ 1/1/2021. Luật này được cho là mở cửa mình cho Công Đoàn Độc Lập được ra đời ở VN. Nhưng thực tế cho thấy là nó đã sử dụng câu chữ lắt léo để hạn chế quyền của người lao động, hạn chế tính độc lập của công đoàn do người lao động tự thành lập.

Tuy vậy, những bạn đang đi làm thuê cũng nên ít nhất một lần đọc toàn văn Luật Lao động 2019 để tìm hiểu. Mình không định đi sâu vào phân tích về Luật lao động 2019, Công đoàn độc lập. Mình chỉ nêu ra một số điểm mấu chốt cho các bạn nắm, rằng:

– Bạn hoàn toàn có quyền tham gia hoặc không tham gia bất cứ Công Đoàn Lao động nào. Hiện thời, Việt Nam mới chỉ có một tổ chức gọi là “Công Đoàn Việt Nam” được quản lý bởi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – cánh tay nối dài của đảng cộng sản. Bạn nghĩ tụi công đoàn này sẽ bảo vệ quyền lợi cho bạn và tổ chức đình công cho bạn chứ? Mơ à?

Kể từ 1/1/2021, bạn có quyền thành lập hay tham gia bất cứ một loại hình công đoàn cở cơ sở (doanh nghiệp, nhà máy nơi bạn bán sức lao động). Tức là bạn có quyền tham gia hay không tham gia công đoàn, không bắt buộc.

– Công đoàn hoạt động dựa trên 2 nguồn thu: Kinh phí công đoàn và đoàn phí. Kinh phí công đoàn do thằng chủ bạn đóng, 2% quỹ tiền lương. Bạn có hay không tham gia thì nó vẫn cứ phải ói 2% này cho bọn Mặt trận Tổ quốc VN xơi. Đoàn phí do bạn đóng, 1% lương. Lương này dựa theo lương mà thằng chủ bạn nó khai để đóng BHXH cho bạn. Thường thì lương bạn 10 triệu/tháng, chủ nó chỉ khai 4 triệu. 1% của 4 triệu là 40k/tháng. Một năm bạn mất cho đoàn phí là 480 ngàn đồng nếu lương đóng BHXH là 4 triệu. Nếu bạn không tham gia công đoàn, bạn bớt được 1 năm 1 bữa nhậu.

Thích chống đối thì cứ phản đối việc tham gia công đoàn và nộp đoàn phí. Để phải nộp đoàn phí thì phải tham gia công đoàn nhé. Mình phải tự nguyện đăng ký tham gia thì mới thành đoàn viên công đoàn chứ không phải cứ người lao động là đoàn viên công đoàn. Đừng để bọn chủ sử dụng lao động nó lừa. Đã thích chống đối thì có cơ hội là chống đối và chống đối đến cùng, 1 đồng cũng không bố thí. Còn ngại thì thôi cứ tặc lưỡi, đáng bao nhiêu.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Công đoàn là tổ chức đặc biệt bảo vệ quyền lợi người lao động thì 1 công đoàn chuyên nghiệp sẽ bảo vệ tốt cho 1 nhóm lao động nhất định – ví dụ nước ngoài là công đoàn lĩnh vực phi công hoặc lĩnh vực phục vụ sân bay, đường sắt … Để thống nhất mức lương hợp lý với giới chủ – kể cả chủ có sự tham gia của Nhà nước như lĩnh vực đường sắt thì Ban chấp hành công đoàn vẫn cần đấu tranh và sẵn sàng bãi công, biểu tình để gây sức ép tới giới chủ mà ví dụ đường sắt Pháp tê liệt hiên nay . Trong nhiều trường hợp Chính phủ không có vốn trong đó, mà chỉ vì lợi ích xã hội thì Chính phủ cũng đề xuất cử người tham gia vào các cuộc thương thuyết về mức tiền công đòi tăng … Ở Việt Nam bấy lâu nay Công đoàn mang yếu tố Nhà nước: không ủng hộ bãi công, biểu tình nên quyền lợi của người lao động chắc chắn là thiệt thòi – chưa kể Tổng công đoàn là 1 tổ chức chung chung thì tính chuyên nghiệp liệu có đáng tin cậy thì tôi cũng chả tin (ai thấy họ có việc nào làm tốt có thể công nhận), và do họ chỉ quan tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao (đo là còn suy nghĩ lí tưởng về họ) thì cũng chả chờ đợi họ sẽ đấu tranh cho quyền lợi thực sự của người lao động – vì đâu có cảnh „con khóc mẹ cho bú“ – mà chỉ công đoàn do người lao động tự bầu ra, có quyền bãi miễn thì mới có sức ép bắt họ phải làm tốt! Và chả riêng cần có công đoàn độc lập, mà Việt nam sắp tới phải phát triển lập các hội đoàn, vì đó Là quyền phổ quát Việt nam đã công nhận của Công ước Quốc tế: „Điều 22.
    1. Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. 2. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ …“

Comments are closed.