20-11-2019
Thưa ngài Bộ trưởng,
Tôi biết chắc chắn ngày hôm nay ngài sẽ đến một ngôi trường hay một cơ sở giáo dục nào đó, bắt tay, tặng hoa và nói những lời có cánh dành tặng thầy cô.
Việc đó không sai, nhưng suy cho cùng thì nó chẳng để làm gì.
Tại sao tôi lại nói vậy?
Ngài có thể tìm căn cớ ở câu hỏi liền sau đây.
“Thưa ngài Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, ngài có biết thầy cô, những nhà giáo của chúng ta đang cần gì nhất không?”
Đừng lo lắng. Tôi sẽ trả lời ngay giúp ngài.
Họ cần ba điều.
Dễ lắm, đầu tiên họ cần sống được với nghề.
Ai cũng phải sống, thầy cô của chúng ta cũng phải sống, và bao năm nay họ vẫn khát khao có thể sống được với nghề giáo của mình. Tôi nhắc lại, nếu lỡ ngài có quên, năm 2006, cũng dịp 20/11, ngài Nguyễn Thiện Nhân – Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo khi đó đã tuyên bố và được báo chí đưa tin rầm rộ, rằng năm 2010 giáo viên có thể sống được bằng lương*. Bây giờ là năm 2019, và lời hứa này vẫn còn đương treo đó.
Thưa ngài Bộ trưởng, thứ hai họ cần được tôn trọng.
Thầy cô giáo của chúng ta cần nhận được sự tôn trọng đầu tiên từ chính các cấp quản lý họ, đó là ban giám hiệu, là phòng, sở và tiếp đến là Bộ Giáo dục, thưa ngài.
Có thể ngài sẽ ngạc nhiên, nhưng ngài cứ thử nhìn lại xem, có phải thầy cô của chúng ta đang thiếu đi sự tôn trọng từ chính các cấp quản lý mình hay không? Có phải các ngài đang xem thầy cô từ cấp mầm non, tiểu học cho đến đại học như những công cụ hành chính để thực hiện những mục tiêu hành chính được ban truyền từ trên xuống hay không?
Nói vậy thì có vẻ trừu tượng, tôi sẽ đưa ra ngay một ví dụ nhỏ để thấy các ngài đã và đang hành chính hóa, công cụ hóa thầy cô như thế nào.
Bây giờ, xin ngài hãy thử mở ra xem các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cho giáo viên xem.
Ngài thấy gì trong đó?
Ngài sẽ thấy người giáo viên có thể bị xếp thành bốn loại: “tốt”, “khá”, “đạt”, và “không đạt”. Ngài sẽ thấy người giáo viên có thể bị xếp thành bốn loại: “tốt”, “khá”, “trung bình”, và “yếu”.
Ngài có thấy phương thức xếp hạng như vậy là đang xúc phạm các nhà giáo không? Ngài có nghĩ đến cảm xúc của thầy cô, khi cuối mỗi năm học phải tự chấm điểm cho mình, và để người ta chấm điểm thi đua cho mình không?
Với hệ thống phân loại này, cuối mỗi năm học người ta có thể dán nhãn cho thầy cô là nhà giáo “tốt”, nhà giáo “khá”, nhà giáo “trung bình”, nhà giáo “yếu”, đúng không thưa ngài?
Chưa hết, trên thực tế, các ban giám hiệu, các phòng, sở địa phương… còn có thể biến các tiêu chí xếp loại và thi đua khen thưởng này thành công cụ đắc lực để buộc thầy cô phải thực hiện các chỉ tiêu hành chính ngoài chuyên môn dạy học.
Trong các chỉ tiêu hành chính ngoài chuyên môn có một thứ ám ảnh với cả phụ huynh lẫn thầy cô, nhất là thầy cô làm công tác chủ nhiệm, đó là: “các khoản thu đầu năm”.
Bằng cách gắn vào các tiêu chí thi đua, khen thưởng thầy cô bị đẩy ra tuyến đầu để đối mặt với phụ huynh trong vấn đề nhạy cảm là “các khoản thu đầu năm” này. Và như thế, một lần nữa, họ lại có thể trở thành nạn nhân của sự thiếu tôn trọng đến từ chính các phụ huynh học sinh và sau đó là cả xã hội.
Điều thứ ba, thưa ngài Bộ trưởng, muốn vun trồng nên những con người tự do, trước hết phải có những người thầy tự do.
Thầy cô cần tự do.
Thầy cô, không chỉ cần được giải phóng khỏi mọi gánh nặng gạo tiền, mọi gông cùm hành chính để được dạy học và chỉ cần dạy học, họ còn phải được giải phóng khỏi mọi nhiệm vụ chính trị, mọi thứ giáo điều tư tưởng, để được làm người tự do, với đầy đủ sự trưởng thành, lương tri và phẩm giá cao quý, con người.
Thưa ngài Bộ trưởng, bây giờ đến trường học nào ngài cũng có thể thấy khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Nhưng có lẽ khẩu hiệu này mới chỉ có một nửa, dành cho các em học sinh. Như vậy là thiếu, thiếu lắm, thiếu hẳn một nửa dành cho thầy cô.
Thay vì những bó hoa, hay những lời chúc tụng, ngài hãy làm sao, để với thầy cô của chúng ta, mỗi ngày đến trường cũng là một ngày vui, mỗi giờ lên lớp cũng là một giờ hạnh phúc.
Đó mới chính là những điều thầy cô, các nhà giáo của chúng ta đang cần, thưa ngài Bộ trưởng.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Chưa thấy những kẻ thường vào chích đùi và làm vệ sinh sạch sẽ cho Montauk và nghiemnv xuất hiện ?
Về chuồng nhận chỉ thị rồi ?
Trích: “Điều thứ ba, thưa ngài Bộ trưởng, muốn vun trồng nên những con người tự do, trước hết phải có những người thầy tự do.”
Tác giả lượm đâu ra ý muốn “vun trồng nên những con người tự do” vậy? Nếu có, xin dẫn chứng tài liệu, nghị định hay cương lĩnh nào tuyên bố rằng đảng và nhà nước (ta) muốn “vun trồng nên những con người tự do”!
Không thể làm gì được nữa,chỉ tệ hơn mà thôi!
– cách duy nhất để tiến bước cùng thời đại là làm lại từ đầu!
Cám ơn nguyễn đắc kiên, lâu lâu gãi ghẻ cho Nhạ tôi và bộ duc, tôi xi trả nhời rằng
Cái gì của Cersa thì trả cho Cersa
Thiện Nhân, Ác Nhân ló lói cái gì đi mà hỏi ló
Chân chọng hay rân chủ, con tự ro đi hỏi đảng
Tớ chỉ nàm chuyên môn, tư vấn ráo rục cho đảng thôi. Hàng nhăm, tớ chỉ no sửa đổi, cải cách ráo rục nà tớ đã mệt muốn hết hơi dồi
Hôm lay nà ngày vui toàn nghành của tớ, tớ bận nắm. So zy trước.
Rất cảm động trước tấm lòng của nhà báo xã hụi chủ nghĩa Nguyễn Đắc Kiên vì nền giáo dục xã hụi chủ nghĩa (cũng) của Tổ quấc Xã hụi chủ nghĩa lun!
Tuy dzậy có 1 vài điều hổng được lọt lỗ tai cho nắm . Xin phép được phản biện .
“năm 2010 giáo viên có thể sống được bằng lương”
Tớ nghĩ Đảng đã hoàn thành nhiệm vụ . Muốn “sống được bằng lương”, giáo viên nước ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa cần (need) & muốn (want). Nếu xét về “cần” thì hoàn toàn sống được bằng lương . Con người cần không khí, nếu không tin AirVisual, no problemo. Hoàn toàn sống được . 2 thứ nữa là ăn & uống . Người VN nhỏ con, chỉ cần 1200 calories & 1.5 lít nước trong ngày là đủ . Với lương của nhà giáo + chút đỉnh kiếm thêm, sống được bằng lương không phải là chuyện khó; not impossible but doable. Chuyện kiếm thêm thì … nên bẻ răng lương tâm của mình để “tiếp tay với tội ác”. Thế là sống khỏe!
“Muốn” thì chả bao giờ có giới hạn . Bao nhiêu cũng không đủ . Ở bên đây, ngồi Phantom kẹt cứng giữa holiday traffic thì cũng như mặc áo gấm đi đêm . Đôi khi có muốn đi nhanh lên cũng không được vì ai cũng đi chậm lại chiêm ngưỡng chiếc Phantom kẹt cứng trong traffic. Thế là phải kiếm thêm tiền để sắm trực thăng, mướn tài xế, xây bãi đáp ở cả nhà lẫn sở làm . Ở dưới đất kẹt cứng nhưng mình thì bay ù ù trên đầu thiên hạ . Cái đó thì chả có bộ trưởng nào trên thế giới có thể thỏa mãn được .
“Thưa ngài Bộ trưởng, thứ hai họ cần được tôn trọng”
Rất có ní . Tớ kiến nghị quyền miễn trách nhiệm cho giới giáo chức . Thầy cô đánh đập học trò, cho con nít ăn đói, ăn dơ, hay dạy kiểu “công nghệ giáo dục”, không ai có quyền phàn nàn . Còn các cấp trên có thẩm quyền … ta không nên tạo ra đám kiêu binh từ lũ nhà giáo xã hội chủ nghĩa . Good Golly, tụi học trò mình vốn hiếu thảo . Tới giờ này có nhiều đứa vưỡn ca tụng 1 ông cán bộ giảng dạy là “có tâm với ngành và đất nước” ra rả … Narcissism, anyone?
“Ngài có thấy phương thức xếp hạng như vậy là đang xúc phạm các nhà giáo không?”
Nếu sợ “xúc phạm” các nhà giáo, nên dẹp hết bằng cấp . Kẻo sẽ có người thì khoe bằng tiến sĩ “không ai cho không”, người khác thì e thẹn vì không đủ tiền để chung chi cho những cái bằng “không ai cho không”. Đó là phân biệt đẳng cấp, giai cấp qua bằng cấp, 1 sỉ nhục đ/v các nhà giáo của chúng ta . Dẹp những phương thức xếp hạng theo kiến nghị của Nguyễn Đức Kiên, ta có thể nhét toàn bộ giáo chức xhcn nhà mềnh vào 1 rổ mà không sợ con sâu làm rầu nồi canh . Vì ai cũng sêm xít . Cả những người có bằng tiến sĩ “không ai cho không” và những người không đủ khả năng để chung chi cho những cái bằng tiến sĩ “không ai cho không”.
“muốn vun trồng nên những con người tự do, trước hết phải có những người thầy tự do”
Tự do ở Việt Nam như cái con Tự Do, thầy cô như thía đủ tiêu chuẩn rùi .
“Thầy cô cần tự do”
Tự do theo định nghĩa nào . Nếu Tự do để nói lên những gì mình tin yêu, là Đảng qua những tấm gương sáng chói vẫn đang được giảng dạy, là tư tưởng Hồ Chí Minh, là chủ nghĩa Mác-Lê, nhà giáo mềnh có dư . Nhưng Tự Do để dạy những điều sai trái … shouldn’t be a problem. Trước giờ giáo chức nhà mềnh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao trong mặt trận giáo dục … if it aint broke, dont fix it.
“trường học nào ngài cũng có thể thấy khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” … Nhưng có lẽ khẩu hiệu này mới chỉ có một nửa, dành cho các em học sinh … thiếu hẳn một nửa dành cho thầy cô. Thay vì những bó hoa, hay những lời chúc tụng, ngài hãy làm sao, để với thầy cô của chúng ta, mỗi ngày đến trường cũng là một ngày vui, mỗi giờ lên lớp cũng là một giờ hạnh phúc”
Tớ thấy chả thiếu gì cả . Khẩu hiệu đó đúng & áp dụng cho tất cả mọi người . Ai không chấp hành thì … ráng mà chịu . Bó hoa & những lời chúc tụng giống như những quan tâm của những người như Nguyễn Đắc Kiên đ/v xã hội, cụ thể là giới giáo chức . Obviously, có (rất) nhiều người nghĩ là cần thiết . Nguyễn Đắc Kiên cảm thấy tâm đắc ra sao sau khi viết xong bài này, các quan giáo dục cũng cảm thấy như vậy khi tặng hoa, chúc tụng các cán bộ giảng dạy trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhà mềnh .
Anh Kiên nói không sai nhưng không bộ trưởng nào làm được 3 điều này.Chỉ thay đổi thể chế như Thủ tướng nói- nghĩa là thay đổi chế độ để có DÂN CHỦ- công bằng- Văn minh, tức phải có TAM QUYỀN PHÂN LẬP rõ rằng!