Gửi ông Lê Vĩnh Tân và các đại biểu Quốc hội

Chu Mộng Long

8-11-2019

Trả lời chất vấn của các đại biểu về việc tại sao có quá nhiều các loại văn bằng, chứng chỉ cho việc xếp hạng ngạch (kể cả bổ nhiệm), ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói:

Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!” – Bộ trưởng Tân nói.

Ông cho biết, những quy định này không phải mình Bộ Nội vụ đưa ra, mà đã có từ năm 1993, đến nay không còn phù hợp, cần phải chỉnh sửa.

Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch… đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.

(Hết trích)

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

Ghi nhận về việc Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm và hứa sửa chữa. Nhưng đổ lỗi do quyết định của 20 năm trước là không trung thực. Chuyện tổ chức thi lấy các loại chứng chỉ “để làm đẹp hồ sơ” mới chỉ rộ lên vài năm nay. Tất cả các hiện tượng tổ chức học và mua bán văn bằng chứng chỉ, biến thị trường văn bằng chứng chỉ thành cái chợ trời, chợ đen bát nháo cũng chỉ mới đây.

Nếu ông Bộ trưởng có thiện tâm sửa chữa thì trước mắt hủy ngay kết quả học và thi các loại văn bằng chứng chỉ vừa rồi mà làm lại từ đầu. Bởi vì đã có quá đông các trường nhanh chân mua bán và hợp thức hóa cho cả triệu công chức, viên chức để giữ ngạch, nâng ngạch và chạy ghế.

Đã quy định đầu ra tiến sĩ, thạc sĩ, hay công nhận giảng viên chính, giáo sư, phó giáo sư phải đảm bảo trình độ chuyên môn, các chuẩn đầu ra tối thiểu về triết học, tâm lý, giáo dục học, ngoại ngữ, tin học,… sau đó sao lại phải học thi các loại văn bằng chứng chỉ đó lần nữa? Không tin vào đào tạo của mình hay dọn đường cho nhiều lần mua bán văn bằng, chứng chỉ để móc túi, trục lợi?

Theo tôi, muốn đảm bảo chất lượng giảng viên, giáo viên, chỉ cần thực hiện 2 hình thức:

1) Rà soát, kiểm tra năng lực của giảng viên, kể cả giáo sư, tiến sĩ. Đơn giản là kiểm tra lý lịch khoa học. Nhiệm vụ của giảng viên được ghi rõ trong luật và điều lệ: nghiên cứu và giảng dạy. Tại nơi tôi đang làm việc, có hơn 80% giảng viên cả đời không có một công trình, bài báo khoa học nào mà vẫn hưởng lương cao ngất. Nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ lấy học hàm, học vị xong, sau đó 5, 10 năm không có một bài báo, công trình nào. Chứng tỏ đó là giáo sư tiến sĩ dỏm, làm giả hồ sơ để chạy học hàm học vị. Không nghiên cứu khoa học thì không thể giảng dạy có chất lượng.

Đối với giáo viên phổ thông, năng lực được xác định bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học, nếu đó không phải là loại sáng kiến đối phó. Nếu các bộ môn ở trường phổ thông chỉ làm đối phó, không đánh giá nghiêm túc năng lực của giáo viên thì đừng trách vì sao phải cào bằng.

Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra chuẩn tối thiểu để xét giữ ngạch, nâng ngạch hoặc hạ ngạch. Cứ ngang ngay sổ thẳng mà làm. Làm bằng máy chứ không tổ chức các Hội đồng, dẫn đến những trò chạy chọt mua bán bát nháo.

Chấm dứt trò chơi bẩn: kẻ có năng lực thì bị hành hạ học đủ các loại chứng chỉ, trong khi kẻ ngu dốt thì thi nhau chạy “hồ sơ đẹp” để ngồi trên đầu thiên hạ.

2) Lập Hội đồng kiểm định khách quan, tổ chức thi sát hạch năng lực theo chu kỳ đối với những trường hợp đặc biệt. Tôi muốn nói đến những trường hợp mới dự tuyển hoặc nghi ngờ có dấu hiệu gian lận bằng cấp, hồ sơ văn bằng mà chưa có chứng cứ xử lý. Nội dung thi phải sát với chuyên môn chứ không bịa ra các loại tri thức trên trời dưới đất.

Không chỉ trong ngành giáo dục. Các ngành khác cũng nên làm như vậy.

Những thành phần yếu kém thì không chỉ hạ ngạch, tước học hàm học vị, mà còn mạnh tay sa thải để những người có năng lực, đặc biệt là sinh viên mới ra trường có cơ hội tham gia vào hệ thống công chức, viên chức.

Khi làm bất cứ điều gì trong vấn đề nhân sự đều phải lường trước hậu quả của sự đối phó, luồn lách để ngăn chặn. Mỗi chính sách đưa ra thường có kẽ hở để các đối tượng, từ hai phía mua và bán, đối phó, luồn lách và làm ăn phi pháp.

Nhân sự là cái gốc của vấn đề. Làm công tác nhân sự tốt thì bộ máy mới trong sạch và vững mạnh. Nếu không thì nó sẽ còn thối nát tận gốc, Đảng có là thánh cũng không cứu nổi.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nguyên văn:
    Rất trân trọng tấm lòng của Chu Mọng Lông đ/v Đảng . Rất “có thiện chí” với Đảng.

    Công kích kiểu rẻ tiền, hạ đẳng (đổi Chu Mông Long thành Chu Mọng Lông). Nhưng thôi! Chấp gì vô giáo dục
    Nhờ google tìm các bài của Chu Mộng Long (hàng trăm), ta thấy rặt là chống đảng.
    Tại sao mày cố ý nói ngược sự thật về người ta giữa thanh thiên bạch nhật?.
    Là người hay súc vật?

    • Cộng … đồng, “công khai chống Cộng”, trí thức, nhân sĩ này nọ đều đáng kính . Yep, theo tiêu chửn của bác, tớ hổng phải là ngừ . Nói nhỏ cái lày, i would do anything to be considered NOT like you in any form or shape. Vì vậy, tớ rất vui mừng nếu Lê Minh Dũng không xem tớ cùng chủng loại với bác hoặc/và với những nhân sĩ, trí thức “đáng kính”.

      i guess i succeeded.

      • Tôi đọc hết nhưng không dám phê phán ai,tôi chỉ mong mọi người thấy điếm nào đúng thì tán thành là được rồi .Ai đó đã nói : có hoa mừng hoa,có nụ mừng nụ …,đừng vì ý chưa đúng mà hủy cả phần đúng,cũng đừng quá nặng lời.Các vị học cao hiểu rộng ,hãy vì lợi ích chung mà bình luận ! Mừng là các vị còn quan tâm đến hiện tình đất nước chớ không phải loại mackeno !

      • “có hoa mừng hoa,có nụ mừng nụ”

        Hiện giờ toàn bô (full of) xít, tớ cũng mừng đấy thui, mừng kiểu có bô (full of) xít. Mỗi kiểu quan tâm có vẻ khác nhau, và nếu không đúng ý các nhân sĩ, trí thức, họ sẵn sàng giở thói bô (full of) xít ra . Well, có thể đây là tà lọt của họ, hoặc bọn cò mồi .

        BTW, xin có nhời với những loại Lê Minh Dũng, … whatever anymosity you have toward me, the feeling is mutual. its just i dont give a xít on what you say.

        Ui, tớ là đồ vô học, so với định nghĩa “có học” của Phạm Đoan Trang . Kiến thức của tớ toàn là loại vô dụng thui . Nước mềnh, trí thức càng đáng kính, kiến thức càng “chỉ biết Mác thui, cóc (cần) biết gì”. Tớ thì ngược lại . Vô học là đúng wá rùi .

  2. Muốn bàn luận cho trúng, thay vì chửi bới, mỉa mai… (rất vô bổ, đọc mãi phát muốn ói) xin chú ý một điều trong quy định (bất thành văn) trong ngành hành chính của VN.
    Đó là người kế nhiệm không được phê phán và nêu lỗi của người tiền nhiệm (thường là cấp trên, bậc thầy).

    Cái sai của người tiền nhiệm rất rõ, nhưng Lê Vĩnh Tân không dám bóc trần, phê phán và sổ toẹt (sửa). Nhất là khi người đó vẫn chưa… chết.

  3. – Lương “cao ngất” của GS ở VN chỉ có trên 10 triệu = 450 USD, bằng lương trung tá quân đội. Rất dễ tra cứu.
    – Nghề nào, việc nấy. Thợ nề thì xây tưởng, phi công thì lái máy bay, tiến sĩ thì sản xuất các công trình khoa học (phải được đăng lên tạp chí khoa học). Nếu xuất sắc, được mời dạy học sẽ có thể ứng cử giáo sư.
    Nhưng ở nước ta, bộ trưởng công an có bằng TS, nhưng lại đếch nghiên cứu, số công trình khoa học = 0. Khác gì một người được đào tạo thành phi công (chỉ để vênh váo) mà chưa hề lái máy bay.

    GS TS Nguyễn Phú Trọng éo nghiên cứu, éo đào tạo…

    Khoa học, đào tạo… cứ lộn tùng phèo. Có người bảo tất cả lộn tùng phèo.

  4. Vài ý trong bài

    “Nhưng đổ lỗi do quyết định của 20 năm trước là không trung thực. Chuyện tổ chức thi lấy các loại chứng chỉ “để làm đẹp hồ sơ” mới chỉ rộ lên vài năm nay”

    Tớ chả thấy không có gì mà không trung thực ở đây . Trong Đảng thường xuyên xảy ra “trên bảo dưới không nghe”, 1 quyết định tới 20 năm sau mới thi hành tớ thấy Not Bad. Cứ thử tưởng tượng cấp dưới thực thi quyết định này từ 1993 như thời Bác Hồ phát động cải cách ruộng đất . Its not gonna be pretty.

    “Không tin vào đào tạo của mình hay dọn đường cho nhiều lần mua bán văn bằng, chứng chỉ để móc túi, trục lợi?”

    Nếu tớ là ổng, cả 2. Nếu không tin vào đào tạo của mình, mite as well get some dough out. Và nếu ổng không tin vào nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, ai trách được ổng ?

    “Đơn giản là kiểm tra lý lịch khoa học. Nhiệm vụ của giảng viên được ghi rõ trong luật và điều lệ: nghiên cứu và giảng dạy”

    Thực tế khách quan, thiếu giảng viên . Báo Đảng cho biết giảng viên Mác-Lê, nếu làm full-time chỉ cover được 60% yêu cầu, có nghĩa đa số giảng viên phải ôm đồm nhiều hơn chỉ tiêu dạy của mình, and non-stop. Với liều lượng lên lớp như vậy, thời giờ đâu để nghiên kíu ?

    Vấn đề kế, khoa học ở nước mềnh phần lớn là khoa học lý thuyết . Báo chuyên ngành ở Việt Nam vừa thiếu vừa lan man . Có làm ra cái gì cũng không biết phải làm sao . Nộp cho báo tư bẩn ? Cách hữu hiệu nhất khuyến khích cán bộ thoái hóa, ăn phải bả tư bẩn .

    Chưa phải là cuối cùng, cái gì ở Việt Nam được xem là khoa học ? Đọc tên những cuộc hội thảo khoa học, toàn thấy bản chất thần học . Nhưng đố ai dám đặt câu hỏi cho bản chất thần học trong các buổi hội thảo khoa học . Chu Mọng Lông khoe có đủ bộ toàn tập . Xin hỏi cái đó là thần học hay khoa học ?

    “Chấm dứt trò chơi bẩn: kẻ có năng lực thì bị hành hạ học đủ các loại chứng chỉ, trong khi kẻ ngu dốt thì thi nhau chạy “hồ sơ đẹp” để ngồi trên đầu thiên hạ”

    Tớ đoán CML không nhìn ra nghịch lý ở đây . Tại sao kẻ có năng lực không thi nhau chạy hồ sơ đẹp để ngồi trên đầu thiên hạ ? Nếu có năng lực thì chạy hồ sơ phải dễ hơn những kẻ ngu dốt . Đàng này … Vậy ai “ngu dốt” ở đây ?

    “Lập Hội đồng kiểm định khách quan”

    Nội 2 chữ “khách quan” là đã thấy vô vọng rùi . Việt Nam là 1 cái làng, ai cũng biết nhau cả . Càng lên cao, họ lại càng biết nhau . Lên tới đại học xã hội chủ nghĩa thì không con ông này cũng cháu bà kia . Chuyện kiểm định “khách quan”, good luck! Chỉ lói cái lày, nếu “khách quan” thì 1 thằng phản động học giỏi cũng được nắm những chức vụ quan trọng trong Đảng . Hoặc 1 thằng có ý phản động học ngày học đêm, qua quá trình “kiểm định khách quan”, sẽ lọt vô bộ máy lãnh đạo của Đảng . Once in, chúng nó cấu kết với nhau tha hồ tác yêu tác quái . Lúc đó CML chỉ còn nước kêu Trời . Và seeing all those things happening at once, ai dám bảo là điều đó chưa xảy ra ?

    “Nếu không thì nó sẽ còn thối nát tận gốc, Đảng có là thánh cũng không cứu nổi”

    Rất trân trọng tấm lòng của Chu Mọng Lông đ/v Đảng . Rất “có thiện chí” với Đảng . Either way, nếu bọn phản động không phá Đảng thì “hồng phúc của nước nhà” cũng phá tan nát Đảng . Me, i prefer tụi “hồng phúc nước nhà” tàn phá Đảng . Tớ đoán CML thích bọn phản động phá Đảng hơn . Then why not cả 2 bên cùng phá Đảng ? Its more fun. Then, leave it alone. Its workin, yes, a bit too well. i aint complainin. why are you?

Comments are closed.