2-11-2019
Thống đốc ngân hàng cảnh báo về 53.000 tỷ VNĐ cho vay BOT giao thông có thể biến thành nợ xấu. Nợ xấu đã từng là nguy cơ của nền kinh tế, gần 10 năm vẫn chưa giải quyết xong hậu quả. Nhiều món nợ đang khoanh lại. Trong khi xử lý nợ xấu thì CP và ngành GTVT và một số ngành khác “ù xọe” về chính sách BOT giao thông để tạo thêm khối nợ xấu mới.
Chính phủ và ngành GTVT vốn đã có những tổ chức quản lý dự án, các nhà thầu đủ năng lực. CP và ngành GTVT đẻ ra việc giao mọi nguồn lực của Nhà nước cho các nhà quản lý dự án tư nhân để làm BOT.
Có vô lý không khi đất thuộc Nhà nước, nhiều nhà thầu là DNNN, đường có sẵn thuộc Nhà nước, tiền trong NH quốc doanh thuộc Nhà nước, tiền trong NH thương mại cổ phần thì tổ chức quản lý dự án Nhà nước cũng có quyền vay… thì CP, ngành GTVT chặn ra một khúc đường, thu hồi một diện tích đất theo tuyến giao thông để giao cho tư nhân làm BOT.
Nhà đầu tư tư nhân không cần có thật 50 hay 70% giá trị công trình mà họ sẽ là chủ sở hữu.
Các nhà đầu tư tư nhân có gì? Họ chả cần có gì cả ngoài khả năng lừa dối và man trá, tha hóa một số cán bộ công quyền để làm công cụ cho họ (xin lỗi các nhà đầu tư BOT chân chính). Họ lập dự án, đấy khống giá trị dự án (TTCP đã chỉ rõ), CP và Chủ tịch các tỉnh giao đất, vay tiền ngân hàng, thuê các nhà thầu, trong đó có các nhà thầu là DNNN để hình thành tài sản của họ. Giá trị đẩy khống đôi khi vượt qua số vốn cần có của phía tư nhân để được giao dự án.
Có một nền pháp luật nào, hành chính nào chỉ tay không hoặc một số vốn rất nhỏ chạy được cái quyết định giao dự án thành ngay nhà tư sản khổng lồ? Để che đậy tất cả những sai lầm này, CP trở thành con tin của các nhà đầu tư vì, họ nắm đằng chuôi. Nắm như thế nào:
1. Dự án Nhà nước duyệt, đất Nhà nước giao, giá trị Nhà nước đồng ý, tiền tôi vay hàng ngày phát sinh lãi… Nếu Nhà nước không muốn tôi khai thác, xì tiền ra mà mua lại với cái giá mà chính Nhà nước đã phê duyệt;
2. Nhà nước bắt tôi dừng khai thác ngày nào thì mọi phát sinh Nhà nước chịu và thời hạn thu tiền đương nhiên phải kéo dài thêm;
3. Làm rõ mọi chuyện như: Đẻ ra BOT dầy đặc, đội giá, chặn đường huyết mạch giao cho tư nhân, chưa đầu tư đã được thu tiền đường đã có sẵn,… thì một loạt cán bộ công quyền lộ mặt;
4. Tôi chậm khai thác ngày nào thì nợ ngân hàng ngày đó;
5. Nghiêm trọng nhất là, nếu tôi lỗ, tôi không có tiền trả ngân hàng, tiền cho vay biến thành nợ xấu.
Để che đậy những thứ ấy, CP phải dùng lực lượng công quyền chức năng đàn áp dân chúng và tạo lập những chính sách kỳ quái: Thu phí BOT ở nơi không phải BOT, tăng phí ở những tuyến đường song song, cắt đoạn các tuyến đã sẵn có để tước đoạt quyền lựa chọn lưu thông dồn vào tuyến BOT giống kiểu xua chuột vào bẫy.
Nhưng, cái không còn che đậy nổi đó là chính sách kỳ quái tạo ra nguy cơ bùng nổ nợ xấu từ 53.000 tỷ đồng. Phá theo kiểu này đã đạt tầm quốc gia?
Nhân kỳ họp thứ 8, QH 14, các ĐBQH hiểu biết, còn tâm với dân nên quan tâm vấn đề này.
+Trung Cộng thả vào VN hàng trăm ngàn nhà máy lạc hậu phá hoại môi trường, tiêu tốn điện năng với giá rẻ mà người dân phải bù chéo giá điện. Sau đó phải mua điện giá cao từ Trung Cộng để bù vào thiếu hụt
+Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tấn hàng hóa China chuyển tiếp qua VN đi Mỹ bằng hàng đoàn xe container cày nát hạ tầng nhanh chóng mà người dân phải đóng phí bảo trì đường bộ và vay nợ nước ngoài làm đường hoặc trả phí, và nhà thầu làm cầu đường lại là Trung Cộng
*Và còn nhiều lĩnh vực khác cũng thế. Vừa phá vừa thầu, cung cấp
ĐMCS ăn 3 tầng, ăn bớt thi công xây dựng BOT, ăn bẩn BOT thu phí người đi đường, ăn đứt cả nguồn tiền vốn xương máu, Dân làm cả 44 năm nay không đủ cho lũ chó đổ xơi một ngày.
Đã lâu lắm rồi, tôi đã từng nói bọn khốn kiếp muốn có ăn chúng phải Phá. Để ăn 1, chúng phải phá 10.