Những lần thảm họa quốc gia

Mai Quốc Ấn

15-9-2019

Tại Việt Nam, chưa có sự cố nào được gọi chính thức là thảm hoạ quốc gia tính từ lúc ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 đến khi đất nước thống nhất năm 1975. Từ 1975 đến nay, nước ta cũng chưa có lần nào tuyên bố có thảm hoạ quốc gia.

Tìm hiểu thì có Nghị định 30/2017 quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn căn cứ theo Luật phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013. Hai căn cứ khác của Nghị định 30/2017 là Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ở đây xin đưa ra phân tích cá nhân về cơ sở các sự cố có đủ cơ sở để được gọi là thảm hoạ quốc gia xung quanh Nghị định 30/2017- văn bản pháp lý cập nhật gần nhất, về các sự cố tôi cho là thảm hoạ quốc gia cần công bố.

Vụ Formosa xả thải ra biển hay vụ biểu tình phản đối ô nhiễm Vĩnh Tân 2015 có thể coi là hai thảm hoạ quốc gia. Tuy cả hai nằm trong phạm vi các khái niệm tạo ra Nghị định 30/2017 song đều xảy ra trước Nghị định 30/2017 nên tôi sẽ không phân tích sâu. Chỉ nói rất ngắn là cả hai thảm hoạ này đều gieo rắc nỗi sợ hãi lẫn bức xúc cho người dân hay tạo ra các thiệt hại trên diện rộng (ví dụ chặn quốc lộ nhiều giờ) và kéo dài.

Trong bài viết “THẢM HOẠ QUỐC GIA?” (xem comment) tôi có đánh giá sự cố cháy rừng rất lớn ở bốn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Huế (trước đó, rừng Đà Nẵng cũng cháy) là thảm hoạ quốc gia. Trên căn cứ đã có ít nhất 2 người dân đã được xác định tử vong do “giặc lửa”, diện tích rừng bị cháy được thông tin trên báo chí khoảng 300ha (tại thời điểm viết bài).

Cơ sở để so sánh là một sự cố tương tự tại Hàn Quốc với 1 người bị chết và 380ha rừng cháy rụi. Chính phủ Hàn Quốc đã gọi sự cố cháy rừng của họ là thảm hoạ quốc gia nhưng Chính phủ Việt Nam thì không; dù rằng số diện tích rừng bị cháy tại Việt Nam ít hơn và số người chết cao hơn.

Nhưng con số được công bố khác của Hàn Quốc trong vụ cháy nói trên khi nó chưa dứt và được gọi là thảm hoạ quốc gia: 11 người bị thương, hơn 4.200 người phải tới nơi tránh trú, ít nhất 300 ngôi nhà và nhiều công trình tại Goseong, Sokcho và Gangneung Bị lửa phá huỷ,.v.v.. Các thông số chi tiết như vậy tôi không thấy tại Việt Nam.

Trên báo Pháp luật Việt Nam, người viết Ngô Đức Hành đã thẳng thắn về vụ cháy rừng Việt Nam cuối tháng 6 đầu tháng 7/2019: “Chỉ một khinh suất, cả quê hương phải gánh chịu hậu quả. Vụ cháy rừng Hà Tĩnh cũng “phơi bày” ra tất cả hiện trạng về năng lực con người, thiết bị trong trường hợp thảm họa.”

Dự báo thời tiết nói chiều tối 1/7/2019 có mưa ở Hà Tĩnh. Đó là một tin vui vô cùng… thụ động trước giặc lửa. Mưa đã dập tắt đám cháy và tôi coi đó là may mắn lớn chứ cách chữa cháy kiểu bắt dân và chiến sĩ các lực lượng gùi nước lên núi mới là… thảm hoạ. (Có nhà khoa học vì bức xúc vụ việc nên thông báo cho tôi sẽ thực nghiệm một mô hình chữa cháy mà cách khống chế ngọn lửa cháy rừng đơn giản, tiết kiệm sức người và các nguy cơ bệnh tật hay chết cháy do hít phải khói độc. Tuy nhiên thực nghiệm này sẽ cần rất nhiều khâu từ kỹ thuật đến thủ tục nên sẽ chờ khá lâu.)

Rừng Hà Tĩnh may mắn vì mưa thì vụ cháy Rạng Đông đêm 28/8/2019 thì phải gọi là siêu may mắn khi có cơn mưa ngày 29/8/2019. Tôi lần nữa phải gọi vụ cháy thuỷ ngân lỏng của nhà máy Rạng Đông là thảm hoạ quốc gia. Độ độc hại lâu dài của thuỷ ngân sau phản ứng nhiệt sinh có thể dẫn đến các hậu quả lâu dài khác sau 10-30 năm theo hình thức nhiễm độ kiểu phơi nhiễm, nhiễm độc qua chuỗi thức ăn hay thậm chí là các biến dị mang tính di truyền. Không có cơn mưa ấy, thuỷ ngân dạng hơi (độc nhất) sẽ gây nhiễm độc diện siêu rộng.

Sự xuất hiện của Binh chủng Hoá học xử lý độc của vụ cháy càng của cố thêm cơ sở để gọi cháy Rạng Đông là thảm hoạ quốc gia. Thứ đáng chú ý nhất là bùn đáy sông Tô Lịch nhiễm thuỷ ngân vượt ngưỡng WHO 10-30 lần- đồng nghĩa với thảm hoạ rò rỉ thuỷ ngân đã diễn ra rất lâu. Nếu thuỷ ngân theo nước mưa hôm 29/8/2019 thì chỉ xuất hiện ở lớp bùn bề mặt chứ không phải bùn đáy.

Nếu nhìn nhận rò rỉ thuỷ ngân trước vụ cháy Rạng Đông là thảm hoạ thì việc không có quy trình vận hành liên hồ đã triển khai thuỷ điện gây chết nhiều người, thiệt hại hoa màu trên diện rộng nhiều năm cũng có thể coi là thảm hoạ quốc gia. Tương tự, việc chồng các nhà máy nhiệt điện vào một địa phương mà không có ĐCM (đánh giá tác động môi trường chiến lược) cũng có thể coi là thảm hoạ quốc gia. Từng phân tích rất nhiều về độ độc hại của tro xỉ nhiệt điện, tro xỉ nhà máy thép, tro xỉ phát sinh trong quá trình sản xuất ximang, hạt gyps trong sản xuất thạch cao, bùn đỏ bauxite,… nếu được đi san lấp sẽ là thảm hoạ quốc gia; tôi lần nữa phải nhắc lại điều này vẫn đang diễn ra. Hay điều 62 Luật Đất đai chẳng hạn…

Đặt ra vấn đề về việc cần Chính phủ chính danh gọi một thảm hoạ, biến cố nào đó là thảm hoạ quốc gia là một tiền đề để phản ứng nhanh, giảm thiểu thiệt hại tối đa về người và của nếu có thảm hoạ, biến cố lớn xảy ra.

Bởi nếu không rà soát lại toàn bộ các quy trình thì các thảm hoạ quốc gia nối tiếp nhau sẽ là thảm hoạ thực sự không chỉ đối với người dân mà cả chế độ cầm quyền. Môi trường chỉ là một lĩnh vực trong nhiều lĩnh vực mà bất cứ nhà nước quản lý song mức độ ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực khác là rất lớn.

Nhắc lại một cảnh báo khác: Nếu có thế lực phá hoại kiểu tình báo Hoa Nam hay chính Tàu Khựa tấn công trực tiếp, thì việc đặt thuốc nổ cho nổ tung hay bắn tên lửa vào các núi tro xỉ, kho tro xỉ, hồ chứa bùn đỏ bauxite (đều là công trình Tàu) tại nước ta thì sẽ là siêu siêu thảm hoạ.

Chú thích: 4 bức ảnh kèm trong bài viết nói được rất nhiều điều quanh thảm hoạ cháy Rạng Đông… Nguồn: Internet

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Tại Việt Nam, chưa có sự cố nào được gọi chính thức là thảm hoạ quốc gia tính từ lúc ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 đến khi đất nước thống nhất năm 1975”

    Mai Quốc Ấn đúng . “ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945” & “đất nước thống nhất năm 1975” (aka giải phóng miền Nam cho Trung Quốc) là 2 thảm họa quốc gia . Từ đó tới giờ, tất cả những “thắng lợi cơ bản” & ngay cả Rạng Đông & Mai Quốc Ấn cũng chỉ từ 2 cái thảm họa quốc gia trên mà ra . Thus, “chưa có sự cố nào được gọi chính thức là thảm hoạ quốc gia tính từ lúc ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945”

Comments are closed.