Hoàng Dũng
7-8-2019
Tiếp theo phần 1: Nhân 5 năm, đôi điều tâm sự — phần 2: Sự khác biệt trong văn chương (về vụ mới ở Văn đoàn Độc lập) — phần 3: Trường hợp Lê Phú Khải — phần 4: Đã đến lúc nên xóa bỏ các hội Văn học Nghệ thuật — phần 5: Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt?
Bài Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt? của anh Hà Sĩ Phu gợi nhiều vấn đề và cần phải thảo luận nghiêm túc. Chuyện “lý luận”, xin hẹn một dịp khác. Ở đây tôi chỉ xin góp ý kiến về tư liệu.
Anh nói: “Có ý kiến ‘Văn Việt không làm Chính trị’ nên tôi xin nói rõ thêm về quan hệ giữa Văn học và Chính trị”. Ngay trong bài mở đầu cho cuộc thảo luận “Văn chương để làm gì?”, anh Nguyên Ngọc nói rõ: “Với tư cách công dân, lâu nay các thành viên Văn đoàn chưa bao giờ vắng mặt trong các cuộc đấu tranh xã hội cần thiết. Song đồng thời họ biết sứ mệnh to lớn và sâu xa của họ là điều gì đó lâu dài và căn bản hơn nhiều: góp phần cho sự giàu có, trong lành, thanh sạch, cho sự phục hồi nhân cách Việt đã bị bao nhiêu thứ lý thuyết (và cả thực hành) nhiễu loạn tàn phá bao nhiêu năm nay”.
Như thế, với tư cách là tổ chức, Văn Việt không phải là một tổ chức chính trị. Thế thôi. Còn thực tế bài vở đăng trên Văn Việt, xin anh kiểm tra Văn Việt có phải là trường hợp “Trí thức mà xa lánh Chính trị chính là đầu hàng Chính trị, ủng hộ cái Chính trị hiện hành một cách giấu mặt mà thôi” như anh viết không. Nếu Văn Việt “đầu hàng”, thì liệu Ban Tuyên Giáo có ra chỉ thị loại tất cả các nhà văn tham gia Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam ra khỏi sách giáo khoa hay không?
Anh chê trách Văn Việt chủ trương “Thoát Trung là thoát bằng Văn hóa”. Tôi nghĩ anh không đọc kỹ bài vở trên Văn Việt. Chưa bao giờ Văn Việt chủ trương như vậy. Ngay từ bài mở đầu mời gọi các bậc thức giả tham gia thảo luận, Văn Việt đã xác định chủ đề rất rõ là “Thoát Trung về Văn hóa” (http://vanviet.info/thao-luan/moi-tham-gia-thao-luan-chu-de-thoat-trung-ve-van-hoa/). Cuộc thảo luận đã đăng tổng cộng 27 bài (xin xem đường dẫn ở dưới). Về chứ không phải bằng, thưa anh. Lẽ nào Thoát Trung về Văn hóa” là đồng nghĩa với “Thoát Trung là thoát bằng Văn hóa”?
Tôi hiểu anh khi anh viết: “Văn Việt đã làm được nhiều việc tốt, nhưng vì yêu mến và kỳ vọng nên tôi muốn góp ý để Văn Việt đáp ứng tốt hơn điều kỳ vọng ấy”. Và vì thế, tôi viết bài này. Để chúng ta hiểu nhau. Để bạn đọc không hiểu nhầm.
1. http://vanviet.info/thao-luan/gia-tu-nen-van-hoa-quy-lay/
3. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-3/
5. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-3-ngon-tinh-trung-quoc-da-bao-hoa/
8. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-8-sao-lai-di-hoc-ke-thu-tham-khao/
9. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-9-thoat-trung-hay-thoat-mac-lenin/
10. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-10-muon-thoat-trung-phai-trung-thuc/
11. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-10-thoat-trung/
15. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-14-trung-quoc-muon-gi/
16. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-14-thoat-trung-hay-thoat-chinh-ta/
20. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-20-thoat-trung-la-thoat-cai-gi/
21. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-21-xam-lang-van-hoa/
22. http://vanviet.info/thao-luan/tai-sao-hai-trieu-dai-ly-tran-lai-dat-duoc-su-thinh-vuong/
24. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thoat-trung-ve-van-hoa-24-co-nen-dat-van-de-thoat-trung/
27. http://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-thot-trung-ve-van-ho-27-thot-trung-mot-thch-do-lich-su/
Cám ơn tác giả HD.đã làm rõ thêm vấn đề và rất mong đừng sa đà vào việc
tranh cãi ai đúng ai sai,không hợp thời lúc này !
Con ng sống trong xã hội, dù biết hay chưa biết về quan điểm chính trị thì mặc nhiên ai cũng có quan điểm chính trị của mình đối với xã hội đang sống. Do sự việc, hiện tượng xã hội chỉ có 02 trường hợp “YES” hay “NO” thì dòng viết:
-“Văn Việt không phải là một tổ chức chính trị” cũng nói lên rằng, quan điểm chính trị của anh đối với Văn Việt là: “Văn Việt không phải là một tổ chức chính trị”.