Không dùng hai từ “Đồng chí” với Trung Quốc xâm lược

Nguyễn Ngọc Chu

2-8-2019

Khi mà Trung Quốc đã trơ trẽn công khai tuyên bố Việt Nam xâm phạm chủ quyền Trung Quốc ở Bãi Tư chính của Việt Nam, thì cũng là lúc chính quyền Bắc Kinh ngoài mặt đã vứt bỏ 2 từ đồng chí, để xâm lược lãnh thổ Việt Nam.

1. Khi nói đến Trung Quốc, mặc định là nói đến chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh, chứ không phải là nhân dân Trung Quốc.

2. Ngay cả người Trung Quốc cũng tự tách biệt với chính quyền Bắc Kinh.

Cũng là người Trung Quốc, nhưng nhân dân Đài Loan không muốn chung sống với Trung Quốc Cộng sản. Bởi thế Đài Loan kiên quyết trở thành quốc gia độc lập, không sát nhập với Trung quốc Cộng sản.

Cũng là người Trung Quốc nhưng nhân dân Hồng Kông không muốn chung sống với Trung Quốc Cộng sản. Biểu tình của hàng triệu người Hồng Kông trong hai tháng 6,7 năm 2019 vừa qua thêm một lần khẳng định ý nguyện của người dân Hồng Kông.

Trong Trung Quốc đại lục, người Hán cũng không muốn chung sống với chính quyền Bắc Kinh Cộng sản. Các dân tộc ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Thanh Hải, Quảng Tây – lại càng không muốn chung sống với Bắc Kinh Cộng sản.

3. Chính quyền Bắc Kinh Cộng sản giống như một con hổ bị bệnh hủi. Không ai muốn chung sống với chính quyền Bắc Kinh Cộng sản.

4. Chúng ta trân trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Chúng ta giữ quan hệ láng giềng với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng chính quyền Bắc Kinh không phải là đồng chí của chúng ta.

5. Khi mà Trung Quốc đã trơ trẽn công khai tuyên bố Việt Nam xâm phạm chủ quyền Trung Quốc ở Bãi Tư chính của Việt Nam, thì cũng là lúc chính quyền Bắc Kinh ngoài mặt đã vứt bỏ 2 từ đồng chí, để xâm lược lãnh thổ Việt Nam.

6. Từ nay về sau, trong các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc ở mọi cấp độ, đừng bao giờ dùng 2 từ đồng chí với kẻ thù xâm lược.

7. Nhân dân Trung Quốc còn không đồng chí với chính quyền Bắc Kinh, thì Nhân dân Việt Nam lại càng không muốn nghe hai từ đồng chí với chính quyền Bắc Kinh xâm lược. Xin nhớ cho.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. – Cùng “CS” với nhau, “vận mệnh tương đồng, lý tưởng tương thông” – nếu gọi nhau là “đồng chí” vẫn chưa đủ thân mật, thì chỉ có thể gọi nhau là “đồng chó”!

Comments are closed.