Người dân có quyền được thông tin (Phần 3)

Lê Hồng Giang

28-7-2019

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Trong post trước tôi viết VN có jurisdiction trên bãi Tư Chính, do đó có quyền chặn và yêu cầu tàu Haiyang Dizhi 8 rời vùng biển này nếu nó không chỉ đi qua vô hại. Tuy nhiên chắc chắn TQ sẽ không chấp nhận điều này vì bản chất TQ không chỉ tranh chấp sovereign rights của VN trên bãi Tư Chính (và cả lô 06.01) mà là phạm vi EEZ của VN dựa trên “đường lưỡi bò” của họ.

Trên thực tế TQ đã tranh chấp EEZ của VN trên Biển Đông từ vài năm nay, vd những vụ đâm/bắt tàu cá, lệnh cấm đánh bắt cá, và cả vụ Repsol 2016. Tại sao lần này VN mới phản đối mạnh mẽ như vậy? Có phải vì Haiyang Dizhi 8 vào thăm dò địa chấn thì tranh chấp trở nên căng thẳng hơn? Hay vì TQ đang lấn tới lô 06.01 trong bồn trũng Nam Côn Sơn là “sân nhà” của VN (đã/đang khai thác dầu khí hơn 20 năm nay)? Hoặc một lý do kinh tế/chính trị/ngoại giao nào khác?

Hiển nhiên tôi không có câu trả lời. Ở đây tôi chỉ muốn nêu một điểm là nếu VN gia tăng phản ứng (chứ không nín nhịn như mấy năm rồi) thì có thể đi theo phương án nào. Rất nhiều người kêu gọi kiện TQ ra một tòa án quốc tế (và họ cho rằng VN sẽ chắc chắn thắng). Tất nhiên tôi cũng hi vọng như vậy nhưng xin chia sẻ lại một bài viết từ năm 2014 về vấn đề này để thấy kiện tụng cũng không hề đơn giản. Ngay cả nếu có “thắng” như Philippines trong vụ kiện ở PCA thì TQ cũng chẳng tuân thủ phán quyết của tòa.

Nhưng như vậy không có nghĩa là không nên “kiện”, trái lại tôi ủng hộ phương án kiện theo hướng yêu cầu ITLOS cho “Advisory Opinions” về phạm vi EEZ của VN như trong bài viết bên dưới. Chí ít có thể tin rằng ITLOS có jurisdiction về vấn đề này và phán quyết của họ công tâm. Nếu ITLOS cho kết luận ranh giới EEZ hiện tại của VN phù hợp với UNCLOS thì các công ty dầu khí quốc tế có thể yên tâm (hơn) khi khai thác/đấu thầu các lô trong EEZ của VN. Ngược lại nếu TQ gọi thầu trong các lô đó khó có công ty nào chấp nhận tham gia.

Điểm cuối cùng là nếu ITLOS khẳng định bãi Tư Chính nằm trong EEZ của VN (hi vọng vậy) thì VN sẽ dễ ăn nói hơn với Repsol (i.e. không phải tôi lừa ông vào khoan ở EEZ của TQ mà tụi côn đồ đó định cướp biển của tôi).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tôi nghĩ đang bàn tiến thì không nên bàn LÙI bằng suy nghĩ như: „Ngay cả nếu có “thắng” như Philippines trong vụ kiện ở PCA thì TQ cũng chẳng tuân thủ phán quyết của tòa.“. Chúng ta biết Trung Quốc tuyên truyền rất nhiều cho dân TQ và Thế giới bằng bản đồ hình lưỡi bò thì với việc Tòa trọng tài bác bỏ sự ngông cuồng đó đã khiến cho nhưng người Trung quốc còn lương tri tỉnh ngộ (ít nhiều) và Quốc tế người nào còn nhầm lẫn hết nhầm lẫn đó sao!!! Nhưng nay TQ xâm nhập vào sân nhà Việt Nam thì Việt Nam nếu là nạn nhân sức yếu thì phải hô to có cướp và phải đòi hỏi Thế giới can thiệp trước hết bằng luật pháp quốc tế và kiện … là 1 trong các biện pháp đã nêu trong Hiến chương LHQ:, Chương VI: GIẢI QUYẾT HOÀ BÌNH CÁC VỤ TRANH CHẤP Điều 33: 1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;…“.
    Và tất nhiên Thế giới đều hiểu Quốc gia nào không chấp nhận 1 Bản án khách quan là họ đã xếp họ đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế (Còn việc 1 quốc gia chỉ tuyên bố chủ quyền thì Thế giới họ không biết hay không quen cách làm đó và nó rất yếu ớt – chưa kể họ thấy VN và TQ vẫn quan hệ bình thường và lại có chính sách 3 không) – quyết định hành động theo luật rừng và đáng tiếc trật tự Thế giới những kẻ như thế lại đang ngồi chễm chệ trong thường trực Hội đồng bảo an LHQ thì chúng sẽ bác bỏ khiếu nại Việt Nam – nếu có. Và lúc đó phải vận dụng những gì Hiến chương LHQ cho phép: ví du: Chương VIII: NHỮNG THỎA THUẬN KHU VỰC Điều 52: „1. Không một quy định nào trong Hiến chương này làm cản trở sự tồn tại của những thỏa thuận hoặc những tổ chức khu vực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng những hành động có tính chất khu vực, miễn là những thỏa thuận hoặc tổ chức ấy và những hoạt động của chúng phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc“. Theo tôi hiểu Việt nam lúc đó muốn bảo vệ chủ quyền thì phải rời bỏ chính sách 3 không và phải tìm Quốc gia mạnh như Mỹ và các cường quốc như Nhật Bản, Ấn Độ … và cả cộng đồng Quốc tế tiến bộ nói chung để hợp tác và tất nhiên cần thiết phải liên minh thì sẽ CHẢ CÓ LÝ GÌ CỨ SỢ MÃI KẺ CÔN ĐỒ KHU VỰC!

Comments are closed.