Giáo dục lòng biết ơn sâu sắc

Dương Quốc Chính

28-7-2019

Vụ các cháu nhi đồng tri ân liệt sỹ bằng cách ngồi cạnh mộ thế này không có gì là lạ với hệ thống tuyên truyền của đảng và các đoàn thể nối dài (đoàn, đội…).

Một trong các cách tuyên truyền để bảo vệ chế độ là tuyên truyền về lòng biết ơn. Bò đỏ chính từ các cháu này ra chứ đâu. Trong một số stt khác mình đã viết, sở dĩ đảng ta bền vững, một phần là do chiến tranh quá lâu, thương binh, liệt sỹ quá nhiều, dẫn đến có quá nhiều người có ơn huệ với chế độ. Nhiều người dù có nhận thức được những sai lầm của chế độ, nhưng vì nợ ân nghĩa mà trở nên trung thành, không nỡ “làm phản”.

Thành phần thân nhân thương binh, liệt sỹ cũng thường là thành phần trung thành nhất với chế độ. Mấy năm trước tình cờ có một bạn cờ đỏ chửi mình, nên mình mới tìm hiểu về bạn đó qua wall Facebook. Bạn ấy hình như tên Phương, con liệt sỹ, đã học sau ĐH, đang làm việc tại Nhật. Đọc các stt của bạn ấy, thấy khí thế cách mạng cứ ngùn ngụt như hồi chiến tranh chống Mỹ! Bạn ấy hay viết những dòng tự sự, đại khái là cố gắng chống phản động, sống xứng đáng với người bố liệt sỹ của mình, giọng kiểu bí thư đoàn thời Đặng Thùy Trâm.

Mình để ý anh em bò đỏ, thường hay ở tỉnh lẻ, như các cháu này, thường thuộc hay con cháu lực lượng vũ trang. Vì thành phần này ơn huệ nhiều, môi trường hay bị khép kín, ít được tiếp cận thông tin đa chiều.

Thường lứa tuổi tự diễn biến là giai đoạn sau khi tốt nghiệp cấp 3 hoặc ĐH. Có lẽ là do thoát khỏi việc bị nhồi sọ ở trường học.

Mình có kết hợp với nhà xã hội học dân gian Thu Trang Tran làm đề tài nghiên cứu cấp thế giới, giải phẫu tâm sinh lý loài bò đỏ, nên có chút kinh nghiệm.

Nhớ hồi lớp 9, bọn mình là các HS được giải HS giỏi quốc gia được vinh dự về báo công dâng bác ở lăng. Báo công bằng cách đứng ở cửa lăng, quay mặt vào, đọc lời báo công, không quên nhắc những câu nhờ ơn bác, đảng, chúng cháu mới có kết quả hôm nay. Giờ nghĩ lại cũng thấy buồn cười.

Liên hoan Kiến trúc sư trẻ toàn quốc, năm nào cũng có màn đến dâng hương ở tượng đài bác hay chiến sỹ cách mạng nào đó ở mỗi địa phương đăng cai, tỉnh nào thức nấy. Năm vừa rồi ở Vũng Tàu thì thăm tượng đài chị Sáu, dù chả liên quan gì đến kiến trúc. Đấy là giáo dục, tuyên truyền về lòng biết ơn!

Các học sinh, SV, thậm chí tận KTS mà còn phải làm thế, thì các cháu nhi đồng ngồi ôm mộ liệt sĩ thì có gì là lạ đâu.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Chính những nọc độc lý lịch tiêm vào đầu óc con người sống trong chế độ
    CS.mà nếu CS.sụp đổ chúng ta cũng phải cần nhiều thời gian để tẩy sạch.
    Mong rằng việc đó đừng kéo dài hơn một vài thế hệ,ngõ hầu văn hóa dân
    tộc được sốm phục hồi !

  3. Theo tớ, cái làm băng hoại tư di người Việt nhiều nhất không phải bọn bò đỏ, mà là bọn bò nhuôm nhuôm, hường hường . Đọc tụi này vừa buồn cười vừa buồn bực vì chúng nó vẫn tự hào về cái quá khứ tiệt dời đó, nhưng làm ra vẻ đa chiều, nhưng thật ra ai đụng tới “chiều Đảng” thì có ngay “mất dạy, cực đoan, vô học” hay những thứ tương tự . Có nghĩa mồm nói nhân nghĩa nhưng tư di lý lịch còn hằn rõ trong từng lời nói & hành động . Lần đầu tiên tớ nhận ra là nhà báo Nguyễn Quang Vinh, em nhà văn Nguyễn Quang Lập . Mấy ông nhà báo xã hội chủ nghĩa phát hiện ra 1 số những người con em liệt sĩ vì kinh tế quá khó khăn nên phải gia nhập đội quân tóc dài chuyên đứng đường . Cả nước bức xúc, gào lên “con em liệt sĩ chống Mỹ mà phải đứng đường à”. Nội chiện cả nước bức xúc đã là điều đáng nói; nghĩa là con nhà ai đó đứng đường rằng thì là mà chiện thường ngày ở Việt Nam thời Bác, nhưng con liệt sĩ chống Mỹ đứng đường là điều không thể chấp nhận được . Chủ nghĩa lý lịch vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc! au khi mở chiến dịch quyên góp, lãnh đạo cơ quan nhà báo Nguyễn Quang Vinh mới dẫn phái đoàn nhà báo xuống tận nơi, từng nhà để trao tặng những món quà thể hiện lòng tri ân của cả nước . Hiện vật & hiện kim đủ để cho các con liệt sĩ thoát khỏi cảnh đứng đường . Theo lời kể của Nguyễn Quang Vinh, lãnh đạo tiên bố thắng lợi, và để ăn mừng, kéo cả đoàn nhà báo đực rựa đi ăn chơi thoải mái ở chỗ những nàng Kiều không phải con liệt sĩ .

    Another version is Nguyễn Thùy Dương, về bản chất đều sêm xít, tư di chủ nghĩa lý lịch, … còn rao giảng rằng thì là mà cần hiểu rằng thì là mà họ không có ý định “cướp”. Chừng nào dân Do Thái hòa giải hòa hợp được với những người lính phát xít trẻ trung đã hy sinh người lỗ chỗ đạn trung liên của đồng minh ở Dunkirk, ở bãi biển Normandy ngày d-day … dân Pháp tha thứ cho & vinh danh Klaus Barbie “đao phủ Lyon” (Butcher of Lyon) thì ta có thể hy vọng tất cả người Việt, trong cũng như ngoài nước, sẽ cùng tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho lý tưởng “giải phóng dân tộc” cao quý . Sẽ cùng nhỏ nước mắt cho những con cháu của các anh hùng liệt sĩ cách mạng đang tham gia lực lượng dân oan trên cả nước .

    Otherwise, fook’em, fook’em all.

Comments are closed.