25-6-2019
Trước phiên xử này tôi và rất nhiều người đã dự đoán tòa án sẽ tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung về hành vi của ông Linh và kết quả đã như vậy.
Vì sao? Vì theo thông tin được biết do kết luận giám định chỉ nhận định chung chung về hành vi là có ôm và tay trái có thụt ra, thụt vào phía trước phần bụng; trong lúc đó, theo KLĐT và CT phía CQĐT và VKS chỉ nêu diễn biến chung về vụ việc, kết quả giám định và đưa ra nhận định sơ sài về hành vi có dấu dâm ô để kết luận, truy tố bị can ra tòa.
Chính vì vậy, sau khi thụ lý, căn cứ vào hồ sơ này phía Tòa án nhận thấy CQĐT chưa chứng minh được bị can có hành vi sờ, bóp vào vùng nhạy cảm của cháu bé (đây hành vi chính để kết tội theo hướng dẫn) nên trước đó tòa đã trả hồ sơ 2 lần để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, 2 lần trả phía VKS đều bảo lưu ý kiến (bảo thủ) và vì vậy buộc tòa phải mở phiên xét xử.
Về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tôi nhận thấy phía VKS đã rất thiếu thiện chí khi không tổ chức điều tra lại và đây cũng là tình trạng chung (bất tuân pháp luật) ở một số VKS trên nước ta.
Theo tôi, với hồ sơ buộc tội lỏng lẻo và còn thiếu căn cứ này lẽ ra phía VKS nên tôn trọng, tuân thủ quyết định của tòa giao CQĐT đìêu tra lại bằng thủ tục giám định lại, tổ chức lấy lại lời khai, đối chất giữa các bên, đăc biệt là cũng cố lời khai của cháu bé, đưa ra những câu hỏi xoáy đối bị can, cha mẹ cháu bé để cũng cố lập luận buộc tội.
Tôi cũng biết riêng trường hợp giám định lại có thể LKLGĐ lại sau này cũng không thể nhận định tay trái bị can đã sờ, bóp vào “chổ kia” vì căn cứ vào CAMERA họ chưa thể nhận định như vậy. Như chúng ta biết trong trường hợp này CQGĐ không thể áp dụng kỹ thuật để xoay chiều hình ảnh, họ cũng chỉ phóng đại hình ảnh như chúng ta phóng để nhìn mà thôi, nên không thể trông cậy gì nhiều ở họ. Tuy nhiên, việc để nhiều CQGĐ giám định lại là cần thiết và đó cũng là căn cứ tỏ rõ thiện chí, tránh để tòa án tiếp tục trả hồ sơ.
Tiếp theo, khi đã có kết quả điều tra lại, tôi nhận thấy ĐTV, KSV chỉ nên xem kết luận giám định là một tài liệu, chứng cứ bổ sung chứng minh hành vi phạm tội, không xem nó là chứng cứ chính, không hoàn tòan phụ thuộc vào nó để nhận định.
Như chúng ta đã thấy, đã biết, trường hợp của ông Linh không thể nói là vì thương cháu, quý cháu nên ôm hôn, vì hoàn toàn không phù hợp với tâm lí, hành vi, phong tục, thói quen của một người ôm hôn vì mến thương bình thường trong xã hội, kể cả xã hội phương Đông và xã hội phương Tây. Chính vì vậy, khi xem xong đoạn video hầu như tất cả chúng ta đã nhận định đó là hành vi bỉ ổi, hành vi có dấu phạm tội và niềm tin nội tâm đã hình thành rất rõ.
Vậy vấn đề còn lại là xem xét hành vi để đối chiếu với cấu thành tội phạm. Trường hợp này, muốn kết tội bị can CQĐT, VKS phải áp dụng tất cả các phương pháp: xem xét toàn diện, vận dụng kiến thức về tâm lí học của loại tội phạm này, thói quen về hành vi phạm tội, đối chiếu hành vi, đối chiếu động tác, vị trí thực hiện, không gian, thời gian thực hiện … để có một hệ thống lập luận sắc bén kết tội bị can như vậy mới gọi là điều tra, là truy tố.
Bởi vậy khi tôi thấy báo chí đăng tin về nội dung KLĐT, Cáo Trạng, tôi nhận thấy nội dung rất sơ sài, thiếu luận chung và lập luận chi tiết là một điều rất đáng tiếc. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng có khi phía VKS sẽ để dành nội dung lập luận chính trong phần trình bày lời buộc tội tại toà nhưng đó là điều không nên vì muốn buộc tội bị can thì trước hết cáo trạng phải nêu đầy đủ cơ sở.
Cụ thể, để kết tội ông Linh thì CQĐT và VKS phải nêu rõ dù trước đó không quen biết cháu nhưng bị can khi thấy cháu bước vào cửa thang máy và khi thang máy đóng lại, liền cúi rạp người xuống xuống ôm cháu, miệng gì hôn vào má trái, tay phải ôm người cháu, tay trái lúc đó đang cầm điện thoại cũng lập tức đưa xuống phần bụng và phần âm hộ của cháu thụt ra, thụt vào, có dấu hiệu đã sờ vào vùng âm hộ của cháu.
Khi bị can sờ vào vùng âm hộ tuy góc quay bị khuất nhưng cùi chỏ tay trái của bị can thụt vào, thụt ra hai lần phù hợp với động tác sờ soạng, phù hợp với vị trí vùng nhạy cảm nhất – âm hộ. Bị can cho rằng lúc đó tay trái đang cầm điện thoại và không sờ là hoàn toàn không phù hợp với động tác của tay trái đã thể hiện trong băng vi deo vì một người ôm hôn bình thường không thể có hành vi như vậy.
Mặt khác, nếu bị can cho rằng chỉ ôm hôn thì tay trái của bị can sẽ ở trạng thái đứng im sau khi ôm. Hành vi có dấu hiệu sờ diễn ra rất nhanh và kết thúc rất nhanh vì thời gian đóng cửa của thang máy không cho phép bị can tiếp tục. Tuy nhiên, căn cứ vào hành vi vội vã buông cháu ra khi cửa thang máy mở cũng đã góp phần thể hiện, chứng minh hành vi bỉ ổi, sai trái của bị can vì nếu ôm hôn bình thường sẽ không cần buông nhanh như vậy.
Mặt khác, khi thang máy mở ra bị can còn tranh thủ ôm cháu bé một lần nữa để thỏa mãn chút dục vọng. Căn cứ vào diễn biến vụ việc, nhận thấy chuỗi hành vi đó là chuỗi hành vi của một tội phạm dâm ô chứ không phải của một người do thương mến mà ôm hôn bình thường.
Tuy kết luận giám định không thể hiện có tế bào nam – ADN của bị can trên người cháu bé, không nhận định rõ bị can có hành vi sờ vào âm hộ cháu bé nhưng nhìn vào hình ảnh CAMERA thể hiện tay trái bị can đã đưa xuống vùng nhạy cảm, thụt vào, thụt ra, phù hợp với vị trí, mục đích, thói quen về hành vi của dạng tội phạm này, nên hoàn toàn có cơ sở nhận định tay trái bị can đã sờ vào vùng âm hộ của cháu bé.
Chính vì vậy, việc bị can khai chỉ ôm hôn cháu và phía gia đình bị hại khai bị can chỉ vì thương nên ôm nựng cháu bé cũng không có cơ sở vì nội tại các lời khai đã thể hiện sự mâu thuẫn với tâm lý tội phạm, với thói quen của tội phạm và diễn biến hành vi.
Bị can khai vậy là chưa đúng sự thật khách quan, không phù hợp với hành vi đã thể hiện và không phù hợp với tâm lý, thói quen của một người bình thường khi tỏ thái độ mến thương đối với người không quen biết; trái lại, những hành vi ấy phù hợp với thói quen, tâm lý, hành vi của loại tội phạm dâm ô. Dù phía gia đình bị hại có bị tác động về tình cảm hoặc vật chất, nên khai như vậy thì cũng chưa có cơ sở để nhận định đó là hành vi ôm hôn bình thường vì thương cháu nên lời khai này không được công nhận.
Nên nhớ rằng tôi không đứng về phía dư luận của quần chúng nhân dân, không bè theo những quan điểm cực đoan để buộc tội bị can, tôi chỉ nhìn bằng mắt, suy bằng lý để nhận định.
Luật sư cố gắng „khách quan“, tuy nhiên những suy diễn như „có dấu hiệu đã sờ vào vùng âm hộ“ bình thường không đủ sức buộc tội bị cáo nếu nạn nhân (hay gia đình ) cố tình không công nhận những điều luật sư nêu trên. Lúc đó dù là tồn tại nghi vấn thì chỉ còn tuyên „trắng án“ do nguyên tắc cơ bản xử án: „Khi không chắc chắn để buộc tội thì Tòa cần tuyên án có lợi cho bị cáo!“