9-6-2019
Vấn đề rượu bia sẽ còn lơ mơ say trong Quốc Hội. Nhưng với dân thì rõ. Dân cần một Quốc Hội mới – thực sự là của dân trong nhiệm kỳ tới. Rất khó nhưng không phải không thể. Chí ít thì cũng khá hơn Quốc Hội hiện hành.
I. NGỨA MỘT NƠI GÃI MỘT CHỐN
Như đã viết trong bài LỜI GIẢ CHO BÀI TOÁN RƯỢU BIA, bốn vấn đề quan trong nhất là:
1. Bài toán lớn là bài toán khống chế lượng tiêu thụ rượu bia qua chỉ số bình quân đầu người. Mà biện pháp số 1 là không cho xây mới các nhà máy bia và không cho mở rộng sản lượng các nhà máy bia hiện có. Vì lượng tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người đạt 9lít/người, cao hơn Nhật Bản 7,9lít/người. Với sản lượng hiện nay thôi, nhưng tính năm 2045 với dân số ước tính 130 triệu người, thì vẫn có mức tiêu thụ bình quân 6.6 lít/người cũng còn là mức cao của thế giới.
2. Bài toán số hai là bài toán hạn chế tức thì lượng tiêu thụ rượu bia qua khung giờ bán bia và địa điểm bán bia. Đây là bài toán các nước đã giải. Việt Nam chỉ cần áp dụng.
3. Ba là tăng hình phạt hành chính nặng thêm cho những vi phạm về sản xuất, buôn bán, và uống rượu bia.
4. Thứ Tư là kiểm soát việc tuân thủ các quy định của luật pháp về rượu bia. Nhất là các vi phạm an toàn giao thông do rượu bia gây nên. Vì tham nhũng – đòi hối lộ, đưa hối lộ – lộng hành như hiện nay, thì tất cả các biện pháp chống rượu bia, trong đó có đo độ cồn khi lái xe, vi phạm luật giao thông… có thể bị vô hiệu hóa vì nạn hối lộ và đòi hối lộ.
Cho nên bài toán thứ Tư – thực thi pháp luật là bài toán quan trọng. Ở nước ta đã có bao nhiêu bộ luật mà không nơi nào được tôn trọng nghiêm ngặt – dẫn đến một xã hội pháp luật không được thượng tôn và công lý không được thiết lập.
Cả 4 bài toán trên là bài toán quản lý của Chính phủ. Không cần làm phiền đến Quốc Hội.
II. HÃY XEM QUỐC HỘI BẤM NÚT CÁI GÌ?
Theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, hai phương án đưa ra để Quốc hội cho ý kiến bằng hình thức bấm nút là nhằm hoàn thiện dự thảo luật “Phòng chống tác hại rượu bia” chứ không phải để thông qua dự luật này. Hai phương án lựa chọn bấm nút là:
1. “Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn”.
2. “Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông”.
Trong khi đó thì Điều 8, Luật Giao thông đường bộ (LGTĐB) chỉ cho phép 50 miligram/100 mililit máu hoặc 0,25 miligram/1 lít khí thở đối với người điều khiển xe máy – tương đương 0,05%; và tuyệt đối 0% đối với người điều khiển ô tô.
Như vậy, phương án 2 đã có trọn vẹn trong Điều 8 của LGTĐB. Còn phương án 1 cũng bị Điều 8 LGTĐB bao quát trọn bộ đối với người điều khiển ô tô. Sót lại chỉ 0,05% đối với người điều khiển xe máy – đã là một hạn chế khắt khe rồi (so với 0,08% ở Mỹ, Anh).
Như vậy là QH đã mất mấy ngày cho một điều không mới và không cải thiện được đáng kể cho vấn đề nêu ra.
Hai con số 0,05% và 0% đã đủ nghiêm khắc. Nếu thực thi đúng pháp luật theo 2 con số này thì tai nạn giao thông do rượu bia chắc chắn giảm hẳn.
Tiếc thay, mấu chốt nằm ở chỗ là chỗ công an không kiểm soát được việc bắt buộc người điều khiển phương tiện tuân thủ 2 con số 0,05% và 0% – vì nạn hối lộ và đòi hối lộ.
III. ĐẶT VẤN ĐỀ KHÔNG XỨNG TẦM QUỐC HỘI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CŨNG KHÔNG ĐÚNG TẦM QUỐC HỘI
Như đã phân tích ở trên, các vấn đề đặt ra chưa xứng tầm Quốc Hội. Và giải quyết các vấn đề cũng chưa đúng tầm Quốc Hội.
Không tính mục I ghi ở trên – là đã đặt vấn đề sai, thì Quốc Hội khi thảo luận về Luật “Phòng chống tác hại của rượu bia” đã lộ rõ 3 yếu điểm lớn sau đây.
1. Một là, đặt vấn đề không rõ ràng gây ra sự hiểu nhầm. Đến nỗi bà Chủ tịch Quốc Hội cũng phải giải thích. Đến ĐBQH cũng phải viết lên facebook để thanh minh. Và ngay chính các ĐBQH cũng hiểu không đúng. “No Excuse” – nên để hiểu nhầm, dù lý do gì – cũng là lỗi của Quốc Hội.
2. Hai là, vấn đề đưa ra giải quyết không mang tính cốt lõi và không có giá trị đáng kể nào hơn so với Điều 8 LGTĐB.
3. Ba là, lộ rõ năng lực yếu kém của Quốc Hội. Bởi vì ngay chỉ có 2 phương án bấm nút về rượu bia như đã nêu, mà Quốc Hội lúng túng bàn mấy ngày không xong, thì đối với các vấn đề phức tạp có tính quốc gia hệ trọng làm sao Quốc Hội có đủ năng lực để giải quyết?
IV. ĐỀ XUẤT
Thôi thì đã trót đưa ra thảo luận tại Quốc Hội thì nên kết thúc. Để giảm tai nạn do rượu bia gây ra, đề xuất với Quốc Hội bấm nút mấy điều sau nếu Quốc Hội thực sự mong muốn.
1. Không cho tăng sản lượng rượu bia. Đồng nghĩa với không được xây dựng nhà máy rượu bia mới và không được mở rộng công suất các nhà máy rượu bia hiện hành. Chỉ được thay đổi chủng loại và chất lượng.
2. Không cho điều khiển phương tiện giao thông khi có độ cồn quá mức cho phép: Với ô tô là 0%; Với xe máy là 0,02% – bằng mức thấp nhất hiện có của khu vực.
3. Yêu cầu Chính phủ ban hành những nghị định về hạn chế khung thời gian bán rượu bia và thiết lập bộ máy giám sát hiệu quả việc thực thi luật pháp liên quan đến rượu bia.
Đối với Chính phủ, về khung thời gian bán rượu bia, xin đề xuất cụ thể như sau.
4. Không bán rượu bia rượu ở các nơi công cộng, các quán ăn, nhà hàng, quán bar.. trước 17 và sau 21 giờ. Nghĩa là ở các nơi hiện nay đang bán rượu bia 24/24 giờ – từ sáng cho tới tối, từ tối cho tới sáng – thì chỉ còn trong khung 17-21 giờ.
5. Không bán rượu bia ở các cửa hàng sau 19 giờ. Trừ duy nhất ở Duty Free tại các nơi quá cảnh.
Các khung giờ hạn chế rượu bia như trên chắc chắn sẽ làm giảm lượng tiêu thụ rượu bia xuống còn 2/3 lượng tiêu thụ hiện thời.
Đó là điều làm các nhà sản xuất rượu bia sẽ không chịu. Họ sẽ bỏ ra hàng núi tiền bạc mua chuộc quan chức và truyền thông để không bao giờ khung hạn chế thời gian đó được thông qua. Và nếu chịu thông qua thì ở mức độ nới lỏng. Và nếu thông qua mức nới lỏng thì làm thất bại quá trình thực thi. Đó là ba mục tiêu không khoan nhượng của các ông lớn sản xuất rượu bia.
Bởi thế, xin lưu ý với Chính phủ, rằng nếu không có bộ máy đủ liêm khiết và sáng suốt, thì các chính sách mới của Chính phủ chẳng những khó đem lại tác động tích cực, mà lại trở thành cơ hội cho một số người thực thi pháp luật trục lợi, làm gia tăng nạn hối lộ và đòi hối lộ.
Điều mà Quốc Hội dễ thông qua hơn – ít chịu sức ép loby bằng tiền của các ông chủ rượu bia – là điều 1 nêu trên: Không cho tăng sản lượng rượu bia.
Vấn đề rượu bia sẽ còn lơ mơ say trong Quốc Hội. Nhưng với dân thì rõ. Dân cần một Quốc Hội mới – thực sự là của dân trong nhiệm kỳ tới. Rất khó nhưng không phải không thể. Chí ít thì cũng khá hơn Quốc Hội hiện hành.
‘ Không cho tăng sản lượng rượu bia. Đồng nghĩa với không được xây dựng nhà máy rượu bia mới và không được mở rộng công suất các nhà máy rượu bia hiện hành. Chỉ được thay đổi chủng loại và chất lượng.’
khi nguoi dân hiểu luật, biết tác hại của rượu bia, và sống có văn hóa ( Thay vì xúm lại nhậu nhẹt, người ta có những thú vui khác như đọc sách, nghe nhạc, câu cá, chơi thể thao, trồng cây, chăm sóc con cái…)sức tiêu thụ ruou bia tự động giảm. Khi cầu giảm thì cung tự động giảm. Nhà nước không cần và không được quyền giới hạn mức sản xuất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhà nước có quyền cấm người dưới 18 tuổi uống rượu , phạt nặng người lái xe có mùi cồn, và phạt nặng tiệm nào bán rượu cho trẻ em.
ở đây người dân mong chờ một dự luật phạt nặng người có sử dụng cồn lái xe. Tai nạn chết người gây ra bởi tài xế say rươu ai cũng thấy cớ sao các đại biểu mắt như mù?.
tệ hạ nhất là có đại biểu lại lạc đề xoay sang tranh luận về chuyện uống rượu có thú vị hay không bằng cách dẩn thơ ông Hồ. Quá Thất vọng về một quốc Hội bất tài, thiếu tâm, kém hiểu biết.
“IV. ĐỀ XUẤT
1. Không cho tăng sản lượng rượu bia. Đồng nghĩa với không được xây dựng nhà máy rượu bia mới và không được mở rộng công suất các nhà máy rượu bia hiện hành. Chỉ được thay đổi chủng loại và chất lượng”
Rất hoan nghênh Nguyễn Ngọc Chu, quả không hổ mình là trí thức xã hội chủ nghĩa thứ thiệt! Điều trên có nghĩa mở cửa pháp lý cho chính quyền có thể bằng luật pháp can thiệp thô bạo về việc sản xuất của 1 cty, cũng có nghĩa của bất cứ cty nào . Nếu điều này được thực hiện, đây sẽ là 1 bước tiến rất vĩ đại và can đảm trở về thời Bác Hồ kính yêu .
But then, wtf you expect từ đám trí thức xã hội chủ nghĩa này ?