3-6-2019
Trước tiên, mình khẳng định là mình là người không thích bia, rượu nói chung (từ mấy năm nay mình uống chắc chưa được một ly bia) và là một người ủng hộ việc cấm tuyệt đối lái xe sau khi đã sử dụng bia, rượu. Thế nhưng, trước thông tin “Quốc hội không đồng ý phương án đã uống rượu thì không lái xe”, mình lại thấy cần hết sức bình tĩnh trước khi chỉ trích Quốc hội Việt Nam. Có vài ý như sau:
1. Cần phải hiểu rằng việc Quốc hội bỏ phiếu là để thay đổi tình hình hiện tại (status quo), theo hướng hợp pháp hoá hoặc bất hợp pháp hoá một cái gì đó. Chẳng hạn, hiện nay ăn thịt lợn là hợp pháp, Quốc hội có thể thông qua luật để cấm việc ăn thịt lợn (gọi là bất hợp pháp hoá), hoặc hiện nay cần sa chưa hợp pháp, Quốc hội có thể bỏ luật cấm sử dụng cần sa (hợp pháp hoá). Như vậy, khi đánh giá một quyết định của Quốc hội, dứt khoát phải trên cơ sở đối chiếu với quy định hiện hành về chủ đề được quyết định.
2. Với thông tin đó, chúng ta xem xét câu chuyện về lái xe khi uống rượu. Quy định hiện hành (tình trạng hiện tại) của việc này là gì? Có phải đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định hợp pháp hoá hoặc bất hợp pháp hoá việc uống rượu lái xe không?
Chắc chắn là không. Ai cũng biết rằng từ lâu, lái xe sau khi uống rượu là một hành động có thể coi là bất hợp pháp nếu nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Ngưỡng cho phép tức là nếu nồng độ cồn từ ngưỡng đó trở xuống thì vẫn có thể lái xe, còn nếu trên thì không thể. Theo quy định hiện nay của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 thì ngưỡng cho phép là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở đối với người điều khiển xe máy (0.05%) và là 0 đối với người điều khiển ô tô (Điều 8.8). Tức là hiện nay, Việt Nam đã rất khắt khe với người điều khiển ô tô đến mức hễ đã uống rượu thì không được cầm vô lăng (đúng như kêu gọi của mọi người). Chỉ có đối với người lái xe máy thì vẫn còn ngưỡng 0.05%.
Tuy nhiên, nếu so sánh ngưỡng này với ngưỡng của các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam thuộc vào hàng khá. Ngưỡng của Malaysia và Singapore đều là 0.08%, của Mỹ là 0.08%, của Anh cũng là 0.08% (cho mọi loại xe), Hàn Quốc là 0.05% (nguồn cuối bài). Việt Nam xếp sau Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, các nước có ngưỡng từ 0.02% đến 0.03%.
Như vậy, có thể kết luận là việc cấm lái xe sau khi uống rượu là không có gì mới. Vấn đề rõ ràng nằm ở chỗ khác.
3. Vậy Quốc hội đang bầu cái gì? Có phải Quốc hội đang bầu để hợp pháp hoá việc uống rượu lái xe không?
Có người còn phẫn nộ đến mức cho rằng Quốc hội đã thông qua luật “tự do uống rượu khi lái xe”. Điều này là hoàn toàn sai sự thật. Hai phương án được đưa ra cho Quốc hội cho ý kiến (chứ chưa thông qua) là (1) cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn, và (2) ấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Có nghĩa là, về cơ bản, Quốc hội một lần nữa khẳng định việc cấm sử dụng phương tiện giao thông sau khi đã uống rượu bia. Vấn đề là ngưỡng nồng độ là như thế nào. Phương án 1 là cấm tuyệt đối việc uống rượu lái xe và trên thực tế sẽ chỉ là kéo ngưỡng cho tài xế xe máy xuống mức 0 như tài xế ô tô. Phương án 2 thì có hai cách hiểu: hoặc giữ nguyên ngưỡng như hiện nay, hoặc để dành lại cho Luật Giao Thông Đường Bộ quy định cụ thể trong lần chỉnh lý tới ngưỡng cho phép (có thể là kéo xuống 0.03% cho xe máy?). Không có phương án nào nói rằng từ nay tài xế được tự do uống rượu lái xe (hợp pháp hoá). Vẫn là bất hợp pháp hoá, nhưng là bất hợp pháp hoá thế nào mà thôi.
4. Thế thì tại sao không tuyệt đối cấm uống rượu lái xe mà lại đặt ra ngưỡng quy định? Đây có lẽ là câu hỏi mà y học sẽ phải trả lời.
Theo tìm hiểu của mình, chính WHO cũng đánh giá một luật tốt là khi ngưỡng cho phép là 0.05% nói chung với ngoại lệ cho tài xế trẻ tuổi hoặc mới tập lái (0.02%). Chính vì thế mà Việt Nam bị đánh giá là không có luật tốt (vì họ mặc định 0.05% cho cả tài xế mới tập lái xe máy). Lý do mà vẫn đặt ngưỡng thì có rất nhiều, và không loại trừ cả tác động của nhóm lợi ích. Nhưng như một giải thích của các nhà làm luật ở Anh thì còn có lý do y học nữa.
Theo đó, cần phân biệt drink driving (lái xe khi có rượu) và drunk driving (lái xe khi say rượu). Có nhiều lý do để một người vẫn còn nồng độ cồn trong người mặc dù họ hoàn toàn tỉnh táo (ví dụ như stress, cơ địa thải cồn chậm…). Chính vì thế, một số quốc gia cho rằng ngưỡng 0.02% là đủ để phạt những người đã cầm ly rượu lên và uống, sau đó lái xe. Còn đặt ngưỡng 0% có khi sẽ bị phạt nhầm sang những tài xế đã uống rượu từ nhiều ngày trước. Mình không rõ có đúng không nhưng đó cũng có thể là một lý do cho việc không có quá nhiều nước đặt ngưỡng là 0 như đề xuất của Bộ Y Tế.
5. Như vậy, mình tạm kết luận rằng việc không đồng ý quá bán bất kỳ phương án nào hôm nay của Quốc hội có thể là một việc làm có suy xét, trách nhiệm. Việc nghi ngờ hay lên án ĐBQH bị nhóm lợi ích mua chuộc là một cáo buộc rất nghiêm trọng và do đó cần có bằng chứng chứ không thể nói vô trách nhiệm được.
Mình cũng như mọi người lên án hành vi say rượu lái xe, nhưng cũng cần phải hết sức thận trọng. Đại biểu Dương Trung Quốc khi lên tiếng cũng có lý của ông, rằng chúng ta chỉ nên chống tác hại của bia rượu, chứ không nên chống bia rượu như một sản phẩm có từ lâu đời (cái dở của ông Quốc là đi trích thơ Hồ Chí Minh, rất ấu trĩ). Báo chí cũng phải chịu trách nhiệm vì đã giựt những dòng tít gây hiểu lầm và bày tỏ thái độ khi đưa một bản tin (điều chỉ nên xay ra khi họ bình luận). Đây cũng là hệ quả của việc các thảo luận chính sách ở Việt Nam thường rất nông cạn, không đầy đủ.
Thiết nghĩ, vấn đề ở đây lại không phải là vấn đề luật, mà là vấn đề thực thi pháp luật. Và đó là lỗi của công an, không phải lỗi của Quốc hội. Cho đến khi nào mà công an vẫn còn dám nói rằng đặt trạm kiểm tra nồng độ cồn trước quán rượu sợ phản cảm thì khi đó vẫn còn tai nạn do lái xe say rượu gây ra.
Hy vọng mọi người khách quan và bình tĩnh hơn khi đánh giá vụ việc và chỉ trích đúng người, đúng tội.
Link của WHO: https://extranet.who.int/roadsafety/death-on-the-roads/
Quốc hội Việt Nam khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) được Đảng bầu vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, có 496 đại biểu. Trong đó 21 người không phải là đảng viên ĐCSVN (chiếm tỉ lệ 4,25%), còn lại 475 người là đảng viên ĐCSVN. Hiện nay (13.4.2019), chỉ còn có 484 đại biểu, trong đó có 19 người ngoài Đảng (chiếm tỉ lệ 4%) và 465 đảng viên ĐCSVN. Việc bầu cử Đại biểu Quốc hội là do Đảng cử rồi cơ cấu, qui hoạch, hiệp thương; ko phải là bầu cử dân chủ. Quốc hội thực chất là cánh tay nối dài của Đảng, họp Quốc hội thực chất cũng chỉ là thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị hay Thông báo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ng vào Đảng chỉ là bọn cơ hội, kết hợp với nhau thành lợi ích nhóm nên kết quả bỏ phiếu phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của bọn chúng; ko phải tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Có 212 phiếu ko đồng ý là do gia đình, ng thân của chúng chưa gặp phải thảm cảnh vì tai nạn giao thông gây ra nên chúng chưa biết sợ là gì? Vẫn xem tiền là cứu cánh của chúng vì chúng vào Quốc hội là do chạy tiền để dc cơ cấu, dc qui hoạch cán bộ,…; ko phải do năng lực. Khi việc thông qua Luật nếu ko kéo giảm dc tai nạn giao thông sẽ là câu trả lời cho bọn đại biểu cơ hội chỉ lo tư lợi; bất chấp quyền lợi quốc gia, dân tộc.
Điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng bia, rượu ( hay các chất kích thích khac) là hanh vi có thể gây ra sự nguy hiểm cho cộng đồng và chính mình, chính vì thế nên đã có các quy định cấm, kèm theo đó là các biện pháp chế tài đủ để các lực lượng chức năng làm khung pháp lý ra quyết định đình chỉ tức khắc hành vi ấy. Vì vậy không cần QH mất thời gian thảo luat, biểu quyết này nọ một việc mà đã có quy định chế tài từ lâu nay, vì cứ như thể thì sớm muộn gì cũng sẽ có dự luật về Cấm đái bậy mà xem.
Theo nghĩa thông thường (common sense) thì “cái gì không cấm là cho phép”. Không lí luận quanh co, QH VNCS là quốc hội duy nhất trên thế giới cho phép uống rượi lái xe. Không phải ông đại biểu Tàu (Trung Quốc) phát biểu vu vơ, ông ấy biết ông ấy nói cái gì và ai sẽ ủng hộ ông ấy.
Thôi nhé, mấy chú công an vứt mẹ nó cái ống thổi đo độ cồn đi khi thấy xế hộp chạy lạng quạng. Gặp cỡ đại biểu Tàu thì chú mất “dốp” đó.